Quy hoạch điện 8: Giải quyết khó khăn các dự án điện gió, điện mặt trời
Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc EVN giải đáp câu hỏi cho các nhà đầu tư. Ảnh: T.H |
Vướng mắc điện tái tạo sẽ được giải quyết
TS Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Năng lượng và Phát triển xanh cho biết, một trong những nội dung quan trọng của Quy hoạch điện 8 Chính phủ vừa phê duyệt ngày 15/5/2023 đó là sẽ giải cứu các dự án điện gió, điện mặt trời đang đầu tư tại Việt Nam.
Theo ông Hà Đăng Sơn, thách thức lớn nhất để thực hiện quy hoạch này là làm sao vừa đảm bảo các cam kết của Việt Nam với quốc tế về giảm phát thải điện, giảm khí nhà kính... trong khi vẫn phải đảm bảo an sinh xã hội, an ninh năng lượng, đặc biệt là điều chỉnh chi phí liên quan cung ứng điện năng sao cho phù hợp tình hình quốc tế và khả năng chi trả của người dân.
Liên quan đến nguồn điện năng lượng tái tạo, ông Hà Đăng Sơn đánh giá các dự án điện gió, điện mặt trời được xây dựng, triển khai trong thời gian qua có công suất rất lớn nhưng thực tế thống kê điện năng phát thực sự của các nguồn này tính ổn định không cao, phụ thuộc nhiều yếu tố. Chẳng hạn, điện mặt trời có thời gian phát điện từ 6 giờ sáng - 18 giờ, đỉnh điểm nằm trong giai đoạn 9 giờ - 13 giờ, không phù hợp với đặc thù tiêu thụ điện của các hộ tiêu thụ thông thường.
Trong khi đó, điện gió phụ thuộc vào đặc thù từng khu vực mà dự án được xây dựng. Hiện nay, năng lực phát điện của nguồn này giai đoạn tháng 4, tháng 5 chỉ đạt khoảng 10 - 20% công suất. Qua đó cho thấy, sản lượng cung ứng thực tế của các nguồn điện gió, điện mặt trời rất hạn chế và rất khó để dựa vào, đáp ứng nhu cầu tăng cao mùa nắng nóng.
Từ những phân tích trên, TS Hà Đăng Sơn nhận định, Quy hoạch điện 8 sẽ là căn cứ quan trọng để triển khai các dự án nguồn điện đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng của kinh tế và xã hội, giải bài toán cơ cấu về nguồn điện, kết hợp điện năng lượng tái tạo với nguồn truyền thống như điện than, điện khí... Đồng thời, là căn cứ pháp lý để triển khai loạt dự án đầu tư mở rộng dự án truyền tải điện.
Đặc biệt, đây sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giải quyết các khó khăn về giá, chính sách nhằm giải quyết công suất các dự án điện mặt trời, điện gió đang gặp khó và phát triển điện mặt trời mái nhà. Mục tiêu là đến 2030, 50% mái nhà công sở, hộ gia đình trên cả nước sẽ được phủ kín bằng các tấm pin mặt trời, đáp ứng nhu cầu điện tự dùng.
Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc EVN cho biết, cách đây 3 ngày, Thủ tướng đã có công điện yêu cầu các đơn vị liên quan đảm bảo nước và điện cho sản xuất, sinh hoạt cũng như giao cho EVN thực hiện. Ngay sau đó, EVN đã có những giải pháp triển khai ngay. Đó là phải đảm bảo đủ thiết bị dự phòng, nguyên vật liệu sản xuất điện; các địa phương, hồ thủy điện trong và ngoài EVN phải phối hợp chặt chẽ để duy trì sản xuất điện nhưng đồng thời đảm bảo được nước cho hạ du cho sản xuất nông nghiệp...
Vì sao tăng giá điện?
Liên quan đến việc tăng giá điện của EVN, ông Nguyễn Tiến Thoả, Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam cho biết, trước khi điều chỉnh, giá điện đã được điều chỉnh từ năm 2019. Từ năm 2019 đến nay, thị trường biến động rất nhanh và các chi phí đều tăng lên nên ngành điện phải tiếp tục điều chỉnh giá.
Cụ thể, nếu tính từ năm 2019 đến 2022, lạm phát luỹ tiến đã tăng khoảng 10%. Nguyên liệu đầu vào để sản xuất điện tăng lên khoảng 20,3%. Năm 2022, giá thế giới nhập khẩu về pha trộn với than trong nước để sản xuất điện tăng gấp 6 lần so với năm 2020. Nếu so với năm 2021 là tăng 2,6 lần. Giá than tăng nên EVN phải mua nhiệt điện than tăng khoảng 25% và mua nhiệt điện tăng khoảng 11,3%, chưa kể trượt giá, lương tối thiểu cũng tăng. Giá thành điện của EVN đã kiểm toán năm 2022 tăng so với 2021 là 9,27%. Do đó, nếu không có bù đắp chi phí cho đơn vị sản xuất thì dòng tiền của EVN bị "ngắt". Khi đó EVN sẽ không có điều kiện để sản xuất kinh doanh, cung ứng điện cho nền kinh tế.
Theo phân tích của ông Nguyễn Tiến Thỏa, việc điều chỉnh giá điện chỉ tăng thêm bình quân là 56 đồng/1 kWh. Khi đó việc giá điện tăng sẽ tác động đến các ngành nghề khác khoảng 0,18%. Trong đó ngành sản xuất cần nhiều điện như thép, làm tăng giá thành lên 0,18%; xi măng tăng lên 0,45%, còn dệt may là 0,4%. Còn đối với người tiêu dùng cũng tăng ít. Bởi hiện nay điện sinh hoạt trên 25 triệu hộ. Bình quân 1 gia đình tiêu thụ 200 kWh /hộ/tháng. Như vậy, bình quân mỗi hộ gia đình trả thêm 12.000 đồng. Còn người sử dụng ít, khoảng 5 kWh/tháng thì chỉ tăng lên khoảng 2.500 đồng/tháng. Còn dùng nhiều thì trả thêm 35.000 đồng/tháng. Như vậy có thể thấy mức độ tác động từ việc tăng giá điện là không lớn. Đây cũng là tiền đề để kiểm soát lạm phát trong năm nay.
Ngoài giá điện, Nhà báo Lâm Hiếu Dũng, Phó Tổng biên tập Báo Thanh niên cho rằng, vấn đề người dân quan tâm nhất hiện nay chính là nguồn cung điện. Các thông tin gần đây của EVN cho thấy, nguy cơ thiếu điện cả miền Bắc và miền Nam là rất lớn. Thực tế tại TPHCM và một số tỉnh, thành phía Nam đã có hiện tượng bị cắt điện, dù mới chỉ ngắn thôi và không biết vì sự cố hay vì thiếu điện. Thế nhưng, trong bối cảnh thời tiết cực đoan thế này, nguy cơ bị cắt điện khiến người dân vô cùng lo lắng. "Quy hoạch điện 8 vừa mới ký, đàm phán giá điện với các dự án năng lượng tái tạo - nguồn cung có thể bổ sung vào sản lượng điện thiếu hụt hiện nay"- nhà báo Lâm Hiếu Dũng nhấn mạnh.
Tin liên quan
Thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), chưa xoá bỏ ngay việc bù chéo giá điện
15:02 | 30/11/2024 Kinh tế
Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.100 đồng/kWh từ ngày 11/10
19:11 | 11/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
EVN lỗ hơn 21.800 tỷ đồng từ sản xuất điện năm 2023
14:20 | 10/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics