Quy hoạch cửa khẩu: Những vấn đề đặt ra cho Lạng Sơn
Dự án Khu trung chuyển hàng hóa thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn được xây dựng tại xã Phú Xá, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: TL |
Bước tiến lớn trong lộ trình
Đến với Lạng Sơn, nhiều doanh nghiệp (DN) chưa quên nỗi sợ hàng hóa “đến hẹn lại... ùn” diễn ra tại khu vực cửa khẩu mỗi khi vào mùa vụ. Nhưng 2 năm trở lại đây, việc tỉnh Lạng Sơn tập trung phát triển và đầu tư có trọng điểm cơ sở hạ tầng, giao thông, bến bãi, dịch vụ logistics đã giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa trên địa bàn được diễn ra thông suốt.
Đặc biệt, tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn được đưa vào sử dụng đã tạo ra không gian phát triển mới, đưa tỉnh Lạng Sơn đạt bước tiến lớn trong việc tăng cường khả năng kết nối với các tỉnh trong vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Được ví như “điểm nút” của giao lưu kinh tế giữa nhiều địa phương trong nước với Trung Quốc qua 2 cửa khẩu quốc tế (Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Ga đường sắt liên vận quốc tế Đồng Đăng), 1 cửa khẩu song phương (Cửa khẩu song phương Chi Ma) và nhiều cửa khẩu/lối mở kết nối khác, tỉnh Lạng Sơn đang khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ qua biên giới gắn với kinh tế cửa khẩu.
Ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng cửa khẩu Tỉnh Lạng Sơn luôn xác định phát triển kinh tế cửa khẩu là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đây là định hướng đến năm 2030 và mục tiêu đến năm 2050. Trong đó, phấn đấu đến năm 2030 nâng cao năng lực thông quan tại các cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Tân Thanh lên khoảng 4 - 5 lần so với thời điểm hiện tại; giải quyết tình trạng ùn ứ hàng hóa tại khu vực cửa khẩu, giảm chi phí vận chuyển, thông quan hàng hóa XNK… Đến năm 2050, phát triển các KKT cửa khẩu theo hướng không chỉ là một khu vực kinh tế cung cấp đa dạng dịch vụ về thương mại và hậu cần mà còn phát triển các đô thị với kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, hiện đại, có môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, không bị giới hạn ở các hoạt động sản xuất và XK. Các cửa khẩu phát triển theo hướng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam. Việc lựa chọn này xuất phát từ thực tiễn, gắn với điều kiện cụ thể, tỉnh Lạng Sơn đã đề ra các mục tiêu thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước kết hợp với nguồn lực từ ngân sách đầu tư hạ tầng, phát triển các ngành, lĩnh vực theo thứ tự ưu tiên của tỉnh. Trong đó, tỉnh Lạng Sơn chú trọng phát triển kinh tế cửa khẩu nhằm phát huy lợi thế; phát triển công nghiệp và hiện nay đang đẩy mạnh thành lập các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, hướng tới tăng thu cho ngân sách cũng như thúc đẩy các ngành, nghề khác phát triển. |
“Cú hích” cho sự chuyển mình đó của tỉnh Lạng Sơn phải kể đến Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 19/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050 đề ra định hướng phát triển kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế (KKT) cửa khẩu tiếp tục giữ vững vị thế là một trong những tỉnh có cửa khẩu đường bộ quan trọng cả nước.
Đặc biệt, tỉnh Lạng Sơn thực hiện triển khai Đề án Cửa khẩu thông minh thông qua việc mở rộng các dịch vụ cung cấp cho hoạt động XNK nói chung và chế xuất, thương mại nông sản nói riêng đang tạo đà để các thành phần kinh tế phát triển các loại hình dịch vụ qua biên giới gắn với kinh tế cửa khẩu. Điểm nhấn cho mục tiêu này là hình thành và phát triển các kho bãi có sức chứa lớn, đa dạng về công năng và quy trình lưu thông hàng hóa XNK tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Ga đường sắt quốc tế liên vận Đồng Đăng và các cửa khẩu Tân Thanh, Chi Ma, Bình Nghi.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chia sẻ, tỉnh Lạng Sơn đang tập trung phát triển cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị trở thành cửa khẩu kiểu mẫu ứng dụng công nghệ cao, Cửa khẩu thông minh, là cửa khẩu điển hình cho vận tải đường bộ Việt Nam. Đưa Ga đường sắt quốc tế liên vận Đồng Đăng hướng tới cung cấp chính các dịch vụ logistics và các dịch vụ hỗ trợ thông minh, hiện đại tương xứng với sự phát triển của dịch vụ đường sắt các nước trong khu vực ASEAN. Nâng cấp cửa khẩu Chi Ma thành cửa khẩu quốc tế và phát triển kho bãi, dịch vụ logistics cho thương mại điện tử; nâng cấp cửa khẩu Bình Nghi thành cửa khẩu quốc gia. Đặc biệt, đưa khu vực cửa khẩu Tân Thanh trở thành trung tâm chế xuất nông sản và tiêu thụ hàng nông sản cho Việt Nam, các nước ASEAN thông qua sàn giao dịch nông sản. Tập trung phát triển KKT cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn thành KKT tổng hợp, kết hợp phát triển du lịch và các ngành kinh tế khác.
Hiện thực hóa các mục tiêu theo lộ trình, ngày 14/6/2024, tỉnh Lạng Sơn đã chính thức khởi công KCN VSIP Lạng Sơn theo Quyết định số 501/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Kế hoạch đến quý 3/2025, giai đoạn 1 của dự án sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động.
Cần phát huy tiềm năng sẵn có
Theo ông Nguyễn Anh Tài, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn, hiện trên địa bàn quản lý đối với 20 địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa XNK tại 4 cửa khẩu; 3 kho ngoại quan hoạt động tại cửa khẩu Cốc Nam và cửa khẩu Chi Ma; 2 kho hàng bưu chính, chuyển phát nhanh và 2 cửa hàng miễn thuế tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị; 2 địa điểm kiểm tra hàng hóa tại chân công trình thuộc Công ty TNHH Bảo Long và Nhà máy xi măng Đồng Bành; tại cửa khẩu Chi Ma có 8 địa điểm, cửa khẩu Tân Thanh có 7 địa điểm, cửa khẩu Cốc Nam có 4 địa điểm, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị có 2 địa điểm.
Cục Hải quan Lạng Sơn đánh giá, cơ sở hạ tầng, giao thông, bến bãi, dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được đầu tư xây dựng cơ bản đáp ứng kết nối, góp phần thúc đẩy hoạt động XNK. Đặc biệt, qua rà soát, kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, các DN kinh doanh kho bãi, cửa hàng miễn thuế trên địa bàn đều đáp ứng theo quy định tại Nghị định 68/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2020/NĐ-CP.
Tuy nhiên, khi yêu cầu của hoạt động XNK, lưu lượng phương tiện vận tải, hàng hóa XNK gia tăng, một số kho bãi thực hiện mở rộng về quy mô diện tích. Trong đó, các DN mở rộng quy mô diện tích đã vượt so với cấp phép, hay DN kho bãi chưa bố trí khu vực lưu giữ riêng hàng XNK, quá cảnh, hàng tồn đọng theo quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP... Đáng chú ý, 5 địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan tại Pò Nhung và Bình Nghi trong 6 tháng liên tiếp không có hoạt động đưa hàng hóa ra, vào địa điểm thuộc trường hợp phải tạm dừng hoạt động.
Thực tế tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, hiện tại mỗi ngày Hải quan Hữu Nghị thực hiện quản lý, giám sát từ 800-900 phương tiện vận chuyển hàng hóa XNK có tính chất phức tạp như: linh kiện điện tử, hàng bách hóa tiêu dùng, hàng may mặc, máy móc thiết bị, hàng thương mại điện tử... Trong khi đó, nguồn nhân lực; công cụ ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện, trang thiết bị kiểm tra còn thiếu và không đồng bộ; dữ liệu giữa các bên không được chia sẻ...
Tương tự tại cửa khẩu Chi Ma, Tân Thanh, ga Đồng Đăng, Cốc Nam, nhân lực, trang thiết bị do cơ quan Hải quan quản lý còn mỏng, thiếu... dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện quản lý, giám sát phương tiện XNC, hàng hóa XNK và ngăn ngừa tội phạm.
Do đó, với đặc thù cửa khẩu trên địa bàn Lạng Sơn có lưu lượng hàng hóa lớn, đặc biệt là lưu lượng hàng nông sản chiếm đến 90% và số lượng phương tiện vận tải hàng hóa qua lại cửa khẩu ngày càng tăng, yêu cầu thời gian thông quan nhanh, theo Cục Hải quan Lạng Sơn, thời gian tới, việc ưu tiên bổ sung nguồn nhân lực, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng đồng bộ là hết sức cần thiết nhằm phát huy tiềm năng sẵn có, đáp ứng mục tiêu quy hoạch cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn đạt hiệu quả.
Ông Nguyễn Hồng Cương, Tổng giám đốc Công ty CP hữu nghị Xuân Cương: Hạ tầng cửa khẩu là nền tảng kết nối thương mại hiện đại Hiện nay doanh nghiệp đang quản lý kho bãi, hạ tầng cơ sở là 25,6 ha nhưng mới chỉ khai thác khoảng 17 ha. Tuy nhiên, với 17 ha này muốn thay đổi hiện trạng là rất khó vì theo thiết kế ban đầu của bến bãi chỉ dành cho phương tiện lưu thông và đỗ với công suất 1.000 phương tiện nhưng hiện có ngày cao điểm lên 2.300 phương tiện, nghĩa là tăng hơn 100%. Vì thế doanh nghiệp cho rằng, để nâng cao năng lực cho hoạt động thông quan hàng hóa, hạ tầng cơ sở rất cần được các cấp, các ngành quan tâm. Nếu có được sự chấp thuận, doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư, huy động vốn để phát triển hạ tầng, kho bến, bãi đáp ứng với xu thế cũng như tốc độ phát triển lưu thông hàng hóa qua khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Đồng thời cũng sẽ đẩy mạnh tái cấu trúc DN, hệ thống quản lý, quản trị, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, phối hợp với cơ quan Hải quan trong việc quản lý hàng hóa, phương tiện chứ không chỉ riêng khai thác. Công ty CP hữu nghị Xuân Cương cho rằng, thời gian tới, việc hỗ trợ các DN bến bãi không chỉ dừng lại ở việc cải thiện cơ sở hạ tầng mà còn cần sự đồng hành của chính quyền trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian thông quan và chi phí logistics. Khi các DN bến bãi hoạt động hiệu quả, chuỗi cung ứng tại cửa khẩu sẽ được vận hành trơn tru, tạo điều kiện để thu hút thêm các đối tác kinh doanh lớn. Điều này không chỉ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương mà còn góp phần thúc đẩy Lạng Sơn trở thành trung tâm kết nối giao thương quốc tế hàng đầu trong khu vực. Nụ Bùi-Ngọc Linh (ghi) |
Quy hoạch cửa khẩu cần ưu tiên nhân lực, thiết bị, cơ sở hạ tầng Liên quan đến quy hoạch khu vực cửa khẩu gắn với mục tiêu chuyển đổi số của ngành Hải quan, ông Nguyễn Anh Tài (ảnh), Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn đã có cuộc trao đổi với Tạp chí Hải quan về vấn đề này. Xin ông cho biết hiện trạng về cơ sở hạ tầng kho, bãi, địa điểm kiểm tra, giám sát hàng hóa tập trung... ở các khu vực cửa khẩu trên địa bàn đơn vị quản lý? - Theo quy định tại Nghị định 01/2015/NĐ-CP ngày 2/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan và Nghị định 12/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 01/2015/NĐ-CP, trách nhiệm trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, địa bàn do Cục Hải quan Lạng Sơn quản lý có phạm vì rất rộng, địa hình phức tạp, trải dài qua 5 huyện biên giới gồm: Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình và Đình Lập. Do ảnh hưởng dịch Covid-19, một số cửa khẩu phụ phía Trung Quốc đến nay vẫn đóng cửa, do đó, hiện nay có 5 địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa XNK đã tạm dừng hoạt động từ 26/6/2024 theo quyết định của Tổng cục Hải quan nên thực tế hiện nay chỉ còn 15 kho bãi, địa điểm đang hoạt động theo quy định. Các kho bãi, địa điểm trên địa bàn đã được các DN đầu tư, sử dụng. Về cơ bản các DN kinh doanh kho, bãi địa điểm đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý cửa khẩu, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, XNC. Theo ông, cơ sở hạ tầng hiện nay ở các khu vực cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã đáp ứng được điều kiện về công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và nhu cầu tạo thuận lợi cho hoạt động XNK chưa? - Về hiện trạng cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu hiện nay cơ bản đã được đầu tư xây dựng, hệ thống giao thông được kết nối đến các đường quốc lộ, kết nối hạ tầng cho các lực lượng chức năng làm việc đảm bảo phục vụ công tác quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động XNK. Ngoài ra, tại khu vực cửa khẩu đã đáp ứng yêu cầu để lắp đặt hệ thống trang thiết bị (máy soi container, cân điện tử, hệ thống camera giám sát...) phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát hải quan. Tuy nhiên, tại một số cửa khẩu vẫn còn hiện tượng ùn ứ cục bộ do kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển lưu lượng hàng hóa XNK mỗi ngày một gia tăng. Trang thiết bị kỹ thuật, máy móc phục vụ hoạt động của các lực lượng chức năng còn thiếu chưa tương ứng với tiềm năng phát triển, chưa đối đẳng với phía biên giới Trung Quốc. Có thời điểm, xe chở hàng XK chủ yếu đi qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đã dẫn đến tình trạng ùn tắc, trong khi tại các cửa khẩu khác lại không có hàng hóa để XK. Điều này cho thấy, cơ sở hạ tầng hiện nay ở một số khu vực cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chưa đáp ứng điều kiện về công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Cục Hải quan Lạng Sơn có kiến nghị, đề xuất gì để phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng, kho, bãi ở khu vực cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới để vừa đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại vừa đáp ứng nhu cầu của hoạt động XNK qua địa bàn ngày càng tăng nhanh không, thưa ông? - Để đảm bảo thực hiện thành công Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2030 và mục tiêu xây dựng Hải quan số, tiến tới Hải quan thông minh, Cục Hải quan Lạng Sơn có 3 kiến nghị, đề xuất. Thứ nhất, trên cơ sở báo cáo rà soát của hải quan địa phương, Cục Hải quan Lạng Sơn đề xuất Tổng cục Hải quan xây dựng đề án rà soát, đánh giá tổng thể hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền làm cơ sở xây dựng chính sách, quy trình nghiệp vụ phục vụ công tác quản lý hải quan. Thứ hai, quan tâm đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, kinh phí để hải quan địa phương có nguồn lực triển khai thực hiện. Thứ ba, nghiên cứu, ghi nhận các đặc thù thực tế mang mang tính phổ biến tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị khi xây dựng các chính sách, quy trình thủ tục để áp dụng cho loại hình đường bộ. Xin cảm ơn ông! Ngọc Linh - Nụ Bùi (thực hiện) |
Tin liên quan
Lạng Sơn: Thu giữ trên 2 tấn lòng bò không rõ nguồn gốc xuất xứ
23:33 | 25/12/2024 An ninh XNK
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
09:10 | 24/12/2024 Kinh tế
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
14:26 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cá tra đặt mục tiêu 2 tỷ USD năm 2025
16:40 | 05/01/2025 Kinh tế
Kỳ vọng tích cực cho xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
08:42 | 02/01/2025 Kinh tế
Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
16:46 | 31/12/2024 Kinh tế
Nâng vị thế xuất khẩu nhờ chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả
15:13 | 31/12/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
11:50 | 31/12/2024 Kinh tế
NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
10:21 | 31/12/2024 Kinh tế
Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
09:28 | 31/12/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra tự vệ thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim từ Việt Nam
20:22 | 30/12/2024 Kinh tế
Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu
16:49 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD
08:17 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đồng đầu tư concert "Anh trai vượt ngàn chông gai", Techcombank tiên phong với cách làm mới mẻ
Tạm giữ hơn 13 tấn thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Hải quan TPHCM quyết tâm thực hiện nhiệm vụ năm 2025 đạt kết quả cao nhất
Lô 500 xe Wuling Bingo đầu tiên đã được TMT Motors giao đến khách hàng
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics