Quy định về ghi nhãn hàng hóa còn sơ hở
![]() |
Lực lượng Hải quan - Biên phòng (Quảng Ninh) phối hợp kiểm tra hàng hóa XNK. (Ảnh: Q.HÙNG)
Tránh nhầm lẫn
Nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định một số trường hợp không bắt buộc phải ghi nhãn hàng hóa như hàng thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Theo ý kiến của Cục Hải quan Bình Dương, đây là những mặt hàng nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp với sức khỏe người tiêu dùng, vì thế cần quy định phải có bao bì nhãn mác thể hiện xuất xứ, hạn sử dụng để kiểm soát được nguồn hàng NK cũng như hạn sử dụng của thực phẩm để bảo vệ người tiêu dùng.
Trong quá trình làm thủ tục cho DN, Cục Hải quan Hải Phòng nhận thấy, trong một số trường hợp yêu cầu ghi nhãn lại chưa phù hợp. Chẳng hạn như quy định hàng hóa phải ghi nhãn đối với các mặt hàng là linh kiện, phụ tùng NK để sản xuất, lắp ráp, thay thế; máy móc, thiết bị đã qua sử dụng NK để phục vụ sản xuất thuộc diện hàng hóa phải ghi nhãn. Những mặt hàng này thường không thể có nhãn của nhà sản xuất, không có bao bì, đóng gói hoặc do yêu cầu bảo quản vận chuyển không thể đảm bảo nguyên trạng nhãn trên sản phẩm. Hoặc các phụ tùng được sản xuất hàng loạt để cung cấp cho nhiều nước khác nhau, việc ghi nhãn chỉ thể hiện được danh điểm để phân biệt, nhận biết hàng hóa và một số tiêu chí chung, không thể có nhãn ghi đầy đủ các tiêu chí theo quy định tại pháp luật Việt Nam. Nếu cơ quan Hải quan xử phạt cũng gây khó khăn cho DN NK. Theo Cục Hải quan Hải Phòng, hàng hóa NK là nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện, vật tư, máy móc, thiết bị NK để trực tiếp đưa vào sản xuất, lắp ráp hoặc thay thế; hàng hóa không có bao bì, đóng gói hoặc do yêu cầu bảo quản vận chuyển không thể đảm bảo nguyên trạng nhãn hàng hóa thì không yêu cầu phải dán nhãn (bao gồm cả nhãn phụ và nhãn gốc) khi làm thủ tục NK.
Việc ghi nhãn hàng hóa cũng cần phải được quy định chặt chẽ, tránh nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Bởi hiện nay, một số DN Việt Nam thuê phía bạn hàng Trung Quốc gia công sau đó in tiếng Việt Nam trên bao bì sản phẩm là: Hàng sản xuất trên dây chuyền công nghệ Ý, Pháp, Đức, Nhật… nên không thể kiểm soát về nội dung. Trong trường hợp như vậy hàng NK có khả năng đánh lừa người tiêu dùng trong nước.
Xử phạt chưa thống nhất
Việc quy định về nhãn hàng hóa và xử phạt vi phạm về nhãn hàng hóa giữa các văn bản chưa được thống nhất, gây khó khăn cho Hải quan địa phương khi quản lý việc ghi nhãn.
Tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định, hàng hóa NK vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân NK phải ghi nhãn phụ theo quy định trước khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc. Theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ và Tổng cục Hải quan, hàng hóa NK vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đầy đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì không vi phạm quy định về nhãn hàng hóa nhưng tổ chức, cá nhân phải bổ sung nhãn phụ bằng tiếng Việt trước khi đưa ra lưu thông.
Tuy nhiên, Nghị định 127/2013/NĐ-CP đang quy định, hành vi NK hàng hóa vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đúng, đủ những nội dung bắt buộc mà theo quy định của pháp luật thì bị xử phạt từ 30 triệu đồng đến 60 triệu đồng và buộc khắc phục các vi phạm về nhãn hàng hóa trước khi hàng hóa được thông quan. Như vậy, quy định về nhãn hàng hóa theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP và xử phạt vi phạm hành chính quy định về dán nhãn hàng hóa theo Nghị định 127/2013/NĐ-CP chưa thống nhất.
Với các địa bàn như khu thương mại, khu công nghiệp khách tham quan được mua hàng NK miễn thuế thì việc kiểm soát quá trình dán nhãn của DN đang gây khó khăn cho cơ quan Hải quan. Theo phản ánh của Cục Hải quan Tây Ninh, việc quản lý hàng hóa có dán nhãn hay không tại Khu thương mại công nghiệp Mộc Bài có những khó khăn. Cụ thể, các DN kinh doanh trong Khu thương mại khi NK hàng hóa từ nước ngoài vào phát sinh trường hợp nhãn gốc trên hàng hóa chưa thể hiện đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định 89/2015/NĐ-CP, cơ quan Hải quan không xử phạt vi phạm hành chính mà căn cứ vào thông tin khai trên tờ khai hải quan và thực tế hàng hóa để quyết định thông quan. Chủ hàng hóa NK phải chịu trách nhiệm bổ sung nhãn phụ trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, hàng hóa được DN bán tại Khu thương mại, khách tham quan mua hàng và mang vào nội địa tiêu dùng, trong quá trình đó chưa chưa có cơ quan nào kiểm soát việc dán nhãn phụ (nếu có) của DN. Chính vì vậy, cơ quan Hải quan đề nghị bổ sung quy định về quản lý việc dán nhãn đối với hàng hóa từ nước ngoài NK vào Khu phi thuế quan (có nhãn gốc trên hàng hóa chưa thể hiện đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP) sau đó bán miễn thuế cho khách tham quan du lịch (lưu thông trên thị trường). Trong đó nêu rõ trách nhiệm của các đơn vị có liên quan từ khi hàng hóa NK khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
Tin liên quan

Khôi phục mở thông tàu khách liên vận quốc tế qua cửa khẩu Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng
15:57 | 13/05/2025 Hải quan

Gần 24.400 lượt xe chở hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Chi Ma
14:43 | 13/05/2025 Hải quan

3 đóng góp nổi bật của Hải quan khu vực III với sự phát triển của Hải Phòng
10:31 | 13/05/2025 Hải quan

Hệ thống eCustomsV5 đã hoạt động ổn định
08:23 | 13/05/2025 Hải quan

Hải quan Vạn Gia tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác hải quan
16:24 | 12/05/2025 Hải quan

Đề xuất bãi bỏ các trường thông tin không cần thiết trên Nền tảng Cửa khẩu số
16:22 | 12/05/2025 Hải quan

Chi cục Hải quan khu vực XVII: Đồng hành, tiếp sức doanh nghiệp bứt phá
13:44 | 12/05/2025 Hải quan

Lãnh đạo Hải quan khu vực III kiểm tra công tác giám sát trên địa bàn
20:54 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan khu vực VI: Một tháng thu thuế XNK được gần 1.371 tỷ đồng
20:17 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan khu vực IV đối thoại với Hiệp hội doanh nghiệp
11:25 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan cửa khẩu Bắc Phong Sinh lắng nghe góp ý của doanh nghiệp
10:40 | 09/05/2025 Hải quan

Tạm dừng hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan đối với 10 công ty
10:26 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan Ninh Bình thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu
10:23 | 09/05/2025 Hải quan
Tin mới

Khôi phục mở thông tàu khách liên vận quốc tế qua cửa khẩu Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng

Xuất khẩu đạt 140 tỷ USD, tăng hơn 16 tỷ USD

Tân Cảng Cát Lái tiếp nhận 4 hệ thống giàn cẩu RTG Hybrid

Gần 24.400 lượt xe chở hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Chi Ma

Phát hiện hơn 67 tấn phân bón giả mạo nhãn hiệu

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng