Quý 3/2021 sẽ có vắc xin dịch tả lợn châu Phi
Xây dựng thành công ít nhất 500 cơ sở chăn nuôi lợn an toàn | |
Nguy cơ tái phát dịch tả lợn châu Phi tại nhiều địa phương rất lớn | |
Hơn 13.248 tỷ đồng hỗ trợ phòng chống dịch tả lợn châu Phi |
Bộ trưởng Bộ NN&PTTN Nguyễn Xuân Cường khẳng định quý 3/2021 sẽ có vắc xin dịch tả lợn châu Phi để sử dụng |
Hôm nay, 9/11, Quốc hội tiến tục hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV. Đại biểu Quốc hội Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) đặt câu hỏi về kết quả nghiên cứu, sản xuất vắc xin dịch tả lợn châu Phi và quá trình xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh hiện nay ra sao để đảm bảo ngành chăn nuôi phát triển bền vững?
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, ngay khi dịch tả lợn châu Phi xảy ra, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các địa phương chỉ đạo sát sao các giải pháp ứng phó, xây dựng các kịch bản phòng chống dịch tả lợn châu Phi cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Một trong những nhóm giải pháp được ưu tiên hàng đầu là nghiên cứu vắc xin phòng chống dịch tả lợn châu Phi.
"Bộ NN&PTNT đã ngay lập tức huy động một lực lượng lớn các nhà khoa học triển khai nhiệm vụ nghiên cứu vắc xin dịch tả lợn châu Phi đến các đơn vị, đồng thời huy động sự hợp tác quốc tế trong nghiên cứu vắc xin. Một hội đồng khoa học gồm 13 chuyên gia đầu ngành được thành lập, một thứ trưởng được giao trực tiếp phụ trách việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Cũng theo “tư lệnh” ngành Nông nghiệp, với những nỗ lực, cố gắng của các đơn vị, nhánh nghiên cứu trong nước đã phân lập thành công ngân hàng virus dịch tả lợn châu Phi; giải trình tự gen của virus, nghiên cứu dịch tễ để có cơ sở xây dựng quy trình chăn nuôi an toàn.
Các đơn vị, doanh nghiệp cũng đã sản xuất được một số chế phẩm sinh học để nâng cao sức đề kháng của đàn lợn; sản xuất thử nghiệm một số lô vắc xin dịch tả lợn châu Phi vô hoạt, nhược độc, qua khảo sát quy mô hẹp thì cho kết quả tốt. Các đơn vị đang hoàn thiện quy trình để sản xuất ở quy mô lớn hơn.
"Bên cạnh sản xuất thử nghiệm vắc xin, các đơn vị cũng đã và đang nghiên cứu chọn tạo giống lợn kháng được dịch tả lợn châu Phi. Đã có thế hệ lợn con có kháng thể với virus, tạo cơ sở để chọn tạo được giống lợn có kháng thể tự nhiên với loại virus này", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết thêm.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chia sẻ, Bộ NN&PTNT cũng tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu vắc xin dịch tả lợn châu Phi.
Cụ thể, ngay khi Mỹ công bố nghiên cứu thành công vắc xin dịch tả lợn châu Phi, Bộ NN&PTNT đã chủ động đề nghị các nhà khoa học Mỹ hỗ trợ và tiếp nhận chủng virus dịch tả lợn châu Phi do phía bạn chuyển giao cùng quy trình công nghệ, quá trình sản xuất, thử nghiệm cho kết quả khả quan.
"Theo báo cáo của các nhà khoa học, nếu điều kiện thuận lợi thì quý 3/2021 sẽ có vắc xin dịch tả lợn châu Phi sử dụng", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Ngoài nghiên cứu vắc xin, Bộ NN&PTNT cũng đẩy mạnh mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp.
Về việc xây dựng cơ sở vùng an toàn dịch bệnh, đến tháng 10/2020, cả nước đã có 2.500 cơ sở an toàn, chuỗi chăn nuôi khép kín, an toàn xuất khẩu… Nhiều doanh nghiệp quy mô lớn đã xây dựng được các vùng chăn nuôi khép kín, an toàn dịch bệnh đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Từ nay đến năm 2025, Việt Nam phấn đấu có 50 vùng an toàn cấp huyện, liên huyện; trên 10.000 cơ sở riêng biệt đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Ngoài câu chuyện về vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi, trong phiên chất vấn sáng nay, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng trả lời vấn đề đại biểu Quốc hội hỏi về chiến lược giống cây trồng phù hợp, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại ĐBSCL.
Cụ thể, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, hiện ĐBSCL đang bị tác động bởi biến đổi khí hậu; yếu tố thượng nguồn và các hoạt động tại địa bàn chưa đảm bảo bền vững.
Để đảm bảo khai thác tiềm năng, lợi thế nông nghiệp, ngoài xoay trục theo hướng khai thác tốt tính thích ứng bằng các sản phẩm, dựa vào quy luật thị trường, thúc đấy thuỷ sản, trái cây, cơ cấu lại ngành hàng lúa gạo còn có giải pháp về giống.
Bộ NN&PTTN đã đề xuất và Chính phủ đã thông qua, về thuỷ sản có 2 giống lớn là cá tra và tôm là 2 ngành hàng chính. Đã có chương trình quốc gia về 2 giống lớn này, đã có chương trình phát triển giống cá tra 3 cấp. Đến năm 2025- 2030, Việt Nam có thể hoàn toàn chủ động được con giống tốt.
Với con tôm đã có chương trình giống với tôm sú và tôm thẻ nhưng cần chủ động hoàn toàn con giống này. Về trái cây đã lựa chọn 10 trái cây điển hình, hướng tới bộ giống 10 trái cây này sẽ là bộ giống tiên tiến đảm phục vụ sản xuất cạnh tranh.
“Về nhánh lúa gạo, chúng ta cần cơ cấu lại theo 2 hướng là tăng cường giống chất lượng cao, thích ứng với thị trường thế giới; tăng cường nhóm giống thích ứng chịu hạn, chịu mặn đưa vào sản xuất”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Tin liên quan
Tăng cường chống buôn lậu, vận chuyển trái phép lợn
09:46 | 18/11/2024 An ninh XNK
Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thương mại vắc xin dịch tả lợn châu Phi
17:01 | 01/06/2022 Sự kiện - Vấn đề
Hải Phòng: Tiêu hủy 7,5 tấn lòng lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi
14:48 | 06/12/2021 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics