Quốc hội thông qua Nghị quyết giải quyết tranh chấp đầu tư theo EVIPA
Nghị quyết cho thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư không làm tăng rủi ro thua kiện của Việt Nam | |
Bất động sản Việt Nam chớp lấy cơ hội vàng trước Hiệp định EVFTA và EVIPA |
Các đại biểu Quốc hội nhấn nút biểu quyết |
Theo đó, Nghị quyết quyết nghị, về phạm vi điều chỉnh tại Điều 1, Nghị quyết quy định việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết chung thẩm về nghĩa vụ tài chính do cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư ban hành (sau đây gọi là Phán quyết) theo quy định tại Mục B Chương 3 của Hiệp định EVIPA được ký ngày 30/6/2019 tại Hà Nội, Việt Nam (sau đây gọi là Hiệp định).
Về công nhận và cho thi hành Phán quyết tại Điều 2, Phán quyết được ban hành trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực hoặc trong một thời gian dài hơn theo quyết định của Ủy ban thành lập theo Điều 4.1 của Hiệp định đối với bị đơn là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được coi như phán quyết của trọng tài nước ngoài.
Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài phù hợp với Công ước về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, làm tại New York, ngày 10/6/1958 để xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận Phán quyết đối với bị đơn là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người phải thi hành Phán quyết có tài sản ra quyết định công nhận, cho thi hành Phán quyết trên lãnh thổ Việt Nam khi người được thi hành Phán quyết có đơn yêu cầu.
Kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, Phán quyết được ban hành đối với bị đơn là Liên minh châu Âu hoặc nước thành viên Liên minh châu Âu được công nhận như bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam.
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người phải thi hành Phán quyết có tài sản ra quyết định công nhận, cho thi hành Phán quyết trên lãnh thổ Việt Nam khi người được thi hành Phán quyết có đơn yêu cầu.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày Hiệp định có hiệu lực.
Trước đó, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về công nhận và cho thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiệp định EVIPA, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị quyết (Điều 1), Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo: Theo quy định tại Điều 3.57 của Hiệp định, Việt Nam chỉ phải thi hành các “nghĩa vụ về tài chính” theo các phán quyết chung thẩm của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư.
Nội dung nghĩa vụ tài chính phải thi hành gồm những nghĩa vụ phải quy định tại Điều 3.53 của Hiệp định, gồm: Thiệt hại về tiền và lãi suất áp dụng; chuyển giao tài sản và được bồi thường thiệt hại bằng tiền, lãi suất áp dụng thay cho việc chuyển giao tài sản.
Điều 3.52 của Hiệp định cũng quy định Cơ quan giải quyết tranh chấp không được phán quyết bãi bỏ các biện pháp có liên quan. Như vậy, phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết đã xác định rõ chỉ có các nghĩa vụ tài chính mà không bao gồm các nghĩa vụ khác.
Quy định trên thể hiện chính xác lời văn của Hiệp định nhằm bảo đảm tính khái quát, phù hợp với thông lệ quốc tế trong việc dẫn chiếu các điều khoản của Hiệp định. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ phạm vi điều chỉnh như dự thảo Nghị quyết.
Về công nhận và cho thi hành phán quyết (Điều 2), Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, trong thời gian Việt Nam được hưởng ngoại lệ thì phán quyết đối với bị đơn Việt Nam được coi là phán quyết của trọng tài nước ngoài.
Theo đó, Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam được áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự để xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận phán quyết đó. Nội dung này phù hợp với Công ước New York năm 1958 về Công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài mà nước ta là thành viên.
Sau khi hết thời hạn nói trên, theo quy định tại khoản 2 Điều 3.57 thì phán quyết chung thẩm đối với bị đơn là Việt Nam đương nhiên được công nhận là bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam và sẽ được cho thi hành khi có yêu cầu; “không bị kháng cáo, xem xét lại, hủy bỏ hoặc tuyên vô hiệu hoặc bất kỳ sửa đổi nào khác” (điểm b, khoản 1 Điều 3.57).
Vì vậy, việc không cho phép kháng cáo hay kháng nghị các trường hợp trên là nhằm bảo đảm thực thi đúng quy định của Hiệp định EVIPA. Tuy nhiên, do vấn đề này đã được quy định rõ trong Hiệp định EVIPA và để tránh gây hiểu nhầm, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho bỏ khoản 4 Điều 2 của dự thảo Nghị quyết do Chính phủ trình.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng báo cáo rõ, để thi hành Điều 3.57 của Hiệp định, cần xác định về nguyên tắc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong việc áp dụng pháp luật để cho thi hành phán quyết chung thẩm của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo Hiệp định EVIPA tại Việt Nam.
Tuy nhiên, việc quy định thẩm quyền của Tòa án thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Hơn nữa, thực tiễn xem xét công nhận bản án quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài trong thời gian qua cho thấy, việc giao cho Tòa án cấp tỉnh nơi người phải thi hành án có tài sản là phù hợp và không có vướng mắc gì. Vì vậy, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ quy định như dự thảo Nghị quyết.
Tin liên quan
Hiệp định EVIPA giúp thiết lập các chuỗi giá trị mới hậu Covid-19
16:37 | 18/06/2020 Nhịp độ phát triển
Nghị quyết cho thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư không làm tăng rủi ro thua kiện của Việt Nam
19:28 | 13/06/2020 Kinh tế
Rau quả Việt Nam tự tin vào thị trường EU
08:49 | 14/06/2020 Kinh tế
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
09:28 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
14:00 | 22/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Vedan Việt Nam trao tặng hơn 1.000 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Hải quan Hải Phòng bố trí đủ lực lượng đảm bảo thông quan thông suốt dịp Tết Ất Tỵ
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics