Quốc hội thông qua Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi)
Tiếp thu nhiều ý kiến của ĐBQH
Trong Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về dự thảo Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi) do Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày tại Quốc hội cho thấy cơ quan soạn thảo phối hợp tiếp thu ý kiến của các ĐBQH, chỉnh lý và hoàn thiện Dự án Luật NSNN (sửa đổi) trình Quốc hội.
Liên quan đến quy định về thu ngân sách, ĐBQH đề nghị cần phải hạch toán đầy đủ đối với các khoản thu phí, lệ phí, không chỉ ghi thu về ngân sách phần nộp mà toàn bộ phần còn lại cũng phải ghi thu, ghi chi. Về vấn đề này, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự án Luật NSNN (sửa đổi) đã xác định lệ phí là khoản thu NSNN (tương tự như thu từ thuế) phải nộp toàn bộ vào NSNN.
Đối với các khoản phí, nhằm khắc phục tồn tại, bất cập hiện nay là vừa coi phí là giá dịch vụ, vừa là doanh thu của đơn vị sự nghiệp nhưng vẫn ghi thu - ghi chi vào NSNN, dự án Luật Phí, lệ phí đã được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 9, sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 10, khi đó, việc quy định mọi chế độ thu nộp, quản lý, sử dụng các khoản phí sẽ thực hiện theo quy định của Luật Phí, lệ phí. Vì vậy, xin Quốc hội cho giữ quy định tại khoản 1 Điều 5 như dự thảo Luật đã trình Quốc hội và tiếp thu ý kiến của ĐBQH, xin sửa lại điểm g khoản 1 Điều 35, điểm o khoản 1 Điều 37 với quy định như trên.
Một số ĐBQH đề nghị quy định mở rộng hơn nội dung chi từ nguồn dự phòng để giải quyết các trường hợp cấp bách phát sinh, các vụ việc phức tạp cần giải quyết (khoản 2 Điều 10). Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề nghị của ĐBQH là cần thiết và xin tiếp thu, sửa lại quy định dự phòng ngân sách Nhà nước sử dụng để: Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán.
Tương tự với đề xuất của ĐBQH về việc không tính các khoản hỗ trợ có mục tiêu để thực hiện các chính sách, chế độ mới vào mức khống chế không vượt quá 30% tổng chi đầu tư XDCB của NSTW, có ý kiến đề nghị chỉ khống chế mức hỗ trợ hàng năm của NSTW cho NSĐP không vượt quá 30% tổng chi đầu tư XDCB của NSTW đối với nhóm hỗ trợ có mục tiêu thực hiện một số chương trình, dự án lớn, đặc biệt quan trọng có tác động lớn đến phát triển KT-XH của địa phương (không bao gồm các chính sách, chế độ mới; các chương trình mục tiêu quốc gia,…).
Đây là đề xuất xác đáng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu điều chỉnh chính sách theo hướng mức khống chế không bao gồm các khoản hỗ trợ có mục tiêu, hỗ trợ khắc phục thiên tai, dịch bệnh, thảm họa, chi chính sách, chế độ mới. Cụ thể, tổng mức hỗ trợ vốn đầu tư phát triển hàng năm của ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương đối với các trường hợp quy định tại điểm này tối đa không vượt quá 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách trung ương.
Làm rõ bản chất các khoản vay
Góp ý về quy định bội chi và mức dư nợ vay của ngân sách địa phương, một số ĐBQH cho rằng, quy định ngân sách chỉ bố trí trả nợ lãi, còn nợ gốc được bố trí từ các khoản vay mới trong Luật là không phù hợp.
Về vấn đề này, theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Luật NSNN hiện hành quy định chi NSNN bao gồm chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay, bội chi NSNN bao gồm toàn bộ các khoản vay để bù đắp chênh lệch thu, chi NSNN. Như vậy, phần vay được phản ánh 2 lần trong chi ngân sách: Lần thứ nhất sử dụng nguồn vay để chi ngân sách. Lần thứ hai chi trả nợ gốc khi đến hạn. Do đó, mức bội chi NSNN của Việt Nam thường cao hơn so với phương pháp tính bội chi ngân sách theo thông lệ quốc tế.
Để phản ánh đúng bản chất các khoản vay, phù hợp với thông lệ quốc tế, dự thảo Luật NSNN (sửa đổi) đã quy định: Bội chi NSNN bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương và tổng thu ngân sách trung ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.
Dự án Luật quy định cụ thể về chi trả lãi các khoản vay để bù đắp bội chi NSNN. Theo đó, với chi trả nợ gốc khi đến hạn được bố trí từ các khoản vay mới theo quy định của pháp luật để thực hiện. Như vậy số bội chi được xác định bằng phần chênh lệch giữa số vay mới trừ đi chi trả nợ gốc. Trường hợp số vay mới lớn hơn số chi trả nợ gốc tại thời điểm vay, thì phát sinh bội chi NSNN.
Xét về bản chất của các quy định trên, việc sử dụng số vay mới để trả nợ gốc chỉ là phương pháp hạch toán bội chi NSNN theo thông lệ quốc tế, không phải là “đảo nợ”. Còn việc trả nợ gốc có thể được thực hiện bằng cách sử dụng số tăng thu, tiết kiệm chi so với dự toán được sử dụng để giảm bội chi, tăng chi trả nợ (bao gồm cả trả nợ gốc và lãi).
Tuy nhiên, đúng như ý kiến của các vị ĐBQH đã nêu, với cách diễn đạt trên có thể dẫn đến cách hiểu là ngân sách chỉ bố trí trả nợ lãi, còn nợ gốc được bố trí trả từ các khoản vay mới. Vì vậy, tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH, Ban soạn thảo đã bỏ nội dung “Đối với chi trả nợ gốc khi đến hạn được bố trí từ các khoản vay mới theo quy định của pháp luật để thực hiện”.
Đồng thời, sửa đổi, bổ sung lại như sau: “Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương”.
Ngoài ra, bổ sung làm rõ hơn quy định chi trả nợ là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để trả các khoản nợ đến hạn phải trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác phát sinh từ việc vay…Bổ sung thẩm quyền của Quốc hội quyết định tổng mức vay của ngân sách Nhà nước và trả nợ gốc các khoản vay của ngân sách Nhà nước.
Về đề nghị của ĐBQH về việc nâng cao hơn nữa mức dư nợ của chính quyền địa phương, nhất là các tỉnh có mức dư nợ là 20%, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, với quy định 3 mức như Dự thảo mới (60%, 30% và 20%) là nhằm quản lý chặt chẽ vay nợ của địa phương, đảm bảo khả năng trả nợ của địa phương dựa trên số thu ngân sách, đảm bảo an toàn nợ công.
Trường hợp điều chỉnh tăng mức dư nợ vay của NSĐP lên cao hơn như ý kiến ĐBQH đề nghị sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của địa phương và tăng nhanh nợ công. Trường hợp các tỉnh, thành phố muốn được vay nợ với mức cao hơn cần nâng cao số thu ngân sách địa phương để từ đó được áp dụng mức dư nợ cao hơn theo quy định của pháp luật.
Tin liên quan
Người nước ngoài sống trong... nhà ở xã hội
08:30 | 04/12/2024 Người quan sát
Cơ hội để bứt phá xuất khẩu qua thương mại điện tử
15:11 | 03/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ động bảo vệ quyền lợi chính đáng trong kinh doanh
09:04 | 02/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không để cơ quan nhà nước là “vùng trú an toàn” cho cán bộ yếu kém
15:38 | 01/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tinh gọn bộ máy - Thời gian không chờ đợi
08:44 | 01/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc lá điện tử từ 2025
21:19 | 30/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội đồng hành để phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu năm 2025
20:10 | 30/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính thức thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất
20:08 | 30/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Chốt” đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
20:07 | 30/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam phải đi trong nhóm đầu về công nghiệp công nghệ số
20:02 | 30/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lạng Sơn cần đi đầu trong xây dựng Cửa khẩu thông minh
20:00 | 30/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp tục giảm thuế GTGT 2%, dừng ngay miễn thuế nhập khẩu hàng giá trị nhỏ
19:31 | 30/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), chưa xoá bỏ ngay việc bù chéo giá điện
15:02 | 30/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan Thanh Hóa: Thu ngân sách năm 2024 ước đạt hơn 20.000 tỷ đồng
Doanh nghiệp dịch vụ logistics chuyển đổi số để giảm chi phí
“Ươm hy vọng, sáng tương lai” hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn
Tạm giữ 1.200 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Chủ động nguồn hàng đón cơ hội trong xuất khẩu xanh
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia