Phương án cho các đại biểu từ vùng dịch về dự kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV
Đồng chí Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. |
Thưa đồng chí, nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh COVID-19, Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản chỉ đạo áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đối với một số tỉnh, thành phố phía Nam. Vậy phương án tham dự kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV đối với các đoàn đại biểu Quốc hội ở các tỉnh, thành phố này như thế nào?
Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, Văn phòng Quốc hội đã chuẩn bị kỹ các phương án trong phòng, chống dịch COVID-19. Từ kết quả và thành công của đợt bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp vừa qua, chúng ta rút ra nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức. Chính vì thế mà Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã có các biện pháp để phòng, chống COVID-19 hết sức chặt chẽ.
Trước hết, với các đại biểu Quốc hội đều được tiêm vaccine và xét nghiệm COVID-19. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, chúng tôi yêu cầu các đại biểu thực hiện nghiêm, đó là: Không tổ chức giao lưu, không rời khỏi nơi cư trú và nơi họp Quốc hội. Đại biểu nào có việc rời khỏi nơi cư trú phải báo cáo và phải được sự cho phép của trưởng đoàn. Đồng chí trưởng đoàn phải chịu trách nhiệm và đảm bảo về sự an toàn này.
Đối với các tỉnh, thành phố có giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, trong buổi làm việc giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự đảng Chính phủ sáng 17/7 đã thống nhất: Về nguyên tắc, người ở các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 khi về Hà Nội (nếu là công dân bình thường thì phải cách ly) nhưng đối với các đại biểu Quốc hội, khi đã xét nghiệm, có kết quả âm tính, đã tiêm vaccine thì được về dự họp bình thường. Tuy nhiên vẫn phải thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
Văn phòng Quốc hội đã bố trí các đoàn này ở riêng khách sạn. Các đại biểu khi đến Hội trường Nhà Quốc hội để họp cũng đi bằng phương tiện riêng. Khi vào trong Hội trường cũng đi lối riêng. Ngồi trong hội trường cũng có một khu vực riêng.
Hiện Văn phòng Quốc hội cũng có phương án dự phòng, nếu phát hiện những đại biểu có biểu hiện như ho, sốt, khó thở do nhiễm COVID-19 thì sẽ có phòng họp riêng để cách ly nhưng vẫn được tham dự đầy đủ tất cả các nội dung của Kỳ họp và vẫn thực hiện các nhiệm vụ bỏ phiếu như bình thường. Kể cả khi đại biểu giải lao, giải khát giữa giờ cũng có khu vực riêng cho các đại biểu này.
Bên cạnh đó, công tác chuẩn bị cho việc xét nghiệm, kiểm tra y tế sẽ tiến hành thường xuyên. Các đại biểu sau khi xét nghiệm 3 lần ở địa phương, khi về họp Quốc hội vẫn sẽ tiếp tục xét nghiệm 2 lần nữa để đảm bảo thật sự an toàn trong công tác phòng, chống COVID-19. Đó là đối với các địa phương có giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Vậy còn với các đại biểu đến từ các địa phương khác thì phương án sẽ như thế nào để bảo đảm an trong công tác phòng dịch COVID-19, thưa đồng chí?
Như tôi đã nói, các đại biểu khi về dự họp đều được tiêm vaccine và xét nghiệm, thực hiện các quy định phòng, chống dịch COVID-19. Các phương án đều được chuẩn bị kỹ và phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Không tổ chức các hoạt động giao lưu, liên hoan, gặp mặt. Không rời khỏi nơi đại biểu ở, phải theo quy định của Ban tổ chức và thực hiện nguyên tắc 5K.
Trong quá trình họp cũng sẽ thực hiện các lần xét nghiệm. Khi đại biểu đến họp, chúng tôi cũng tổ chức đo thân nhiệt, theo dõi các biểu hiện và đảm bảo khử khuẩn thường xuyên. Nói chung công tác chuẩn bị đã đảm bảo an toàn tốt nhất cho Kỳ họp.
Đồng chí Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cung cấp thông tin cho báo tại cuộc họp báo chuẩn bị cho Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV vào chiều 17/7/2021. |
Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng, đặc biệt là công tác nhân sự. Đồng chí có thể cho biết trong nhiệm kỳ này có gì đổi mới?
Công tác nhân sự thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo quy trình và được làm rất chặt chẽ, dành thời gian thỏa đáng để đại biểu thảo luận tại đoàn về công tác nhân sự. Trên cơ sở đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có báo cáo tiếp thu, giải trình và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan để tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu nêu theo đúng nguyên tắc về tập trung dân chủ.
Theo đó, việc bỏ phiếu kín hay cho ý kiến bằng phiếu kín thì tất cả công việc này đều thực hiện đúng theo quy định.
Đây là Kỳ họp đầu tiên trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa mới và được kỳ vọng sẽ đặt nền móng tạo ra sự thay đổi, bứt phá. Đồng chí có đánh giá gì?
Có thể nói kỳ họp này được triển khai, chuẩn bị rất kỹ cả về nội dung và điều kiện đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19. Để đảm bảo chất lượng kỳ họp, phần nội dung được các cơ quan của Quốc hội phối hợp với Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan thẩm định kỹ lưỡng những nội dung mà đại biểu sẽ xem xét, cho ý kiến.
Kỳ họp này Quốc hội không xây dựng pháp luật nên chủ yếu bàn thảo những vấn đề về kinh tế - xã hội, về đầu tư công hay về tài chính, ngân sách. Trên cơ sở gợi ý như vậy, đại biểu sẽ cho ý kiến tập trung, quyết định những vấn đề hệ trọng của quốc gia. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng chuẩn bị kỹ các báo cáo tiếp thu, giải trình.
Tôi cho rằng, kỳ họp này sẽ có nhiều đổi mới, đó là Văn phòng Quốc hội đã lập một tổ thư ký với các đồng chí có nhiều kinh nghiệm ở các Vụ, đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội. Sau khi tập huấn, phân công và trên cơ sở 19 tổ thảo luận sẽ có 38 đồng chí thư ký nghe các ý kiến của đại biểu, sau đó tổng hợp, báo cáo những nội dung tiếp thu, giải trình mà đại biểu nêu đảm bảo tất cả các ý kiến của đại biểu đều được phản ánh một cách đầy đủ, đảm bảo được tôn trọng.
Trên cơ sở đó, những ý kiến xác đáng được tiếp thu, ý kiến không tiếp thu sẽ phải giải trình một cách cụ thể để đại biểu thấy thuyết phục góp phần nâng cao chất lượng kỳ họp tốt hơn.
Bên cạnh đó, sau khi Ban chấp hành Trung ương họp và cho ý kiến, Đảng đoàn Quốc hội đã rất trách nhiệm tiếp thu những ý kiến sâu sắc. Chính vì thế khi đã được tiếp thu, cơ bản là sự đồng thuận giữa Ban cán sự Đảng Chính phủ với Đảng đoàn Quốc hội. Bởi khi đã tiếp thu những ý kiến góp ý rồi, sau này còn những vấn đề khác từ góc nhìn của đại biểu ở địa phương, cơ sở góp ý thêm thì chúng tôi cũng sẽ tiếp tục tiếp thu, giải trình một cách hợp lý, xác đáng. Như vậy chất lượng sẽ tốt hơn.
Theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ Nhất phải được tổ chức họp chậm nhất là 60 ngày sau ngày bầu cử. Vậy theo đồng chí Kỳ họp này có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong cả nhiệm kỳ?
Có thể nói Kỳ họp thứ Nhất Quốc hội khóa XV diễn ra trong bối cảnh rất đặc biệt, nhất là trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, thực hiện theo Điều 83 của Hiến pháp, chậm nhất 60 ngày sau ngày bầu cử thì Quốc hội phải tổ chức kỳ họp lần thứ nhất. Do đó, chúng ta phải tiến hành kỳ họp và kỳ họp thứ nhất sẽ thực hiện 5 nội dung rất quan trọng.
Thứ nhất đó là Quốc hội sẽ nghe báo cáo về kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, phải thông qua tư cách đại biểu. Đồng thời, Quốc hội sẽ nghe báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri qua tiếp xúc cử tri cũng như qua phản ánh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.
Thứ hai là Quốc hội sẽ quyết định về nhân sự của các cơ quan Nhà nước. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng, góp phần đồng bộ, liên thông và thống nhất với nghị quyết của Đảng.
Thứ ba là Quốc hội sẽ quyết định những vấn đề về kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và những phương hướng, giải pháp cho 6 tháng cuối năm, đặc biệt là các chương trình của cả nhiệm kỳ. Đó là chương trình về phát triển kinh tế - xã hội, về đầu tư công, về tài chính ngân sách sách, đặc biệt là nợ công và những vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính.
Nếu Quốc hội không quyết định việc này thì sẽ rất khó khăn cho Chính phủ trong việc triển khai điều hành cụ thể. Vì đây là thể chế Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, phải thông qua được những chủ trương này, nếu Quốc hội chậm thông qua thì về đầu tư công sẽ rất khó khăn, càng chậm thì càng làm cho việc thúc đẩy phát triển chậm hơn.
Thứ tư là Quốc hội sẽ thông qua 2 chương trình mục tiêu quốc gia.
Thứ năm là Quốc hội sẽ thông qua chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022; sửa đổi, điều chỉnh chương trình pháp luật năm 2021; thông qua chương trình giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2022. Đây là những nội dung hết sức quan trọng, nhất là các chương trình của cả nhiệm kỳ, vấn đề nhân sự…
Đây là kỳ họp nếu thực hiện tốt và chất lượng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Có thể nói, chúng ta đã có kinh nghiệm trong kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Dù khó khăn do ảnh hưởng bởi COVID-19, nhưng với số lượng cử tri đi bầu đông nhất từ trước tới nay (gần 70 triệu người) mà chúng ta đã làm tốt được thì không có lý do gì lại không tổ chức thành công kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV.
Đây vừa là quyết tâm chính trị, nhưng cũng thể hiện với bạn bè quốc tế là dù trong hoàn cảnh khó khăn nào chúng ta vẫn thực hiện rất tốt các nhiệm vụ; nhất là thực hiện mục tiêu kép, vừa phát triển kinh tế, vừa chống dịch bệnh COVID-19 hiệu quả.
Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
Tin liên quan
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
16:20 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
16:14 | 23/11/2024 Tài chính
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
19:49 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
16:25 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics