Phục hồi du lịch sau dịch Covid lần 2: An toàn và chất lượng quyết định thành bại
Thị trường bất động sản tự phục hồi sau dịch | |
Xu hướng du lịch tại chỗ và tour ngắn lên ngôi dịp lễ 2/9 | |
Doanh nghiệp du lịch gồng mình ứng phó với làn sóng Covid-19 lần 2 |
Mù Cang Chải (Yên Bái) cuốn hút du khách thập phương bởi khung cảnh những ruộng lúa bậc thang chín vàng Ảnh: Đ.N |
Tập trung vào chất lượng
Nói về giải pháp phục hồi du lịch thời gian tới, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng, giảm giá kích cầu dường như đã không còn phù hợp vì DN đã kiệt sức dưới tác động lớn của dịch. Chưa kể, trong đợt kích cầu trước, giá đã giảm rất nhiều, không thể thấp hơn.
Về phía DN, dù khó khăn đang chồng chất, nhưng theo ông Bình, cũng nên tìm các giải pháp để đối phó với dịch bệnh, tập trung vào chất lượng dịch vụ ở mức tốt nhất, đưa khách đến những chỗ mới, với nhiều trải nghiệm độc đáo, hấp dẫn. Cùng đó, ông Bình cũng lưu ý các DN phải chuẩn bị các kịch bản đối phó cho sự trở lại bất kỳ lúc nào của dịch bệnh.
Để hỗ trợ các DN "vượt khó" trong đại dịch, ngành Du lịch có thể đề xuất Chính phủ quan tâm bằng cách giảm thuế GTGT, thuế thu nhập, lùi thời gian nộp thuế. Chính quyền địa phương cũng cố gắng hỗ trợ DN du lịch, giảm phí tham quan, vé, lệ phí hoạt động để các DN có động lực tiếp tục hoạt động.
Ngoài ra, theo chuyên gia này, kích cầu lần hai cần song song với việc nghiên cứu, tìm hiểu chuyển đổi số, đưa du lịch thành ngành kinh tế số để vừa phát triển kinh tế vừa phòng chống dịch. “Cần xác định dù dịch bệnh có tái phát cũng không bất ngờ và có kinh nghiệm đối phó ngay lập tức”, ông Bình nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm trên, bà Nguyễn Hoài Thu, Phó Giám đốc văn phòng Hà Nội, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn nêu, DN không quá băn khoăn về giá mà sẽ cố gắng phục vụ khách tốt nhất bằng chất lượng. Bởi du khách là người truyền thông tốt nhất để du lịch Việt hồi phục vào cao điểm cuối năm.
Cụ thể, trong giai đoạn này theo bà Thu, người cung ứng dịch vụ và môi trường cung cấp dịch vụ từ vận chuyển, hàng không, lưu trú, khu vui chơi giải trí… phải tuân thủ các quy định về quy trình an toàn phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, phía khách du lịch có ý thức chủ động phòng chống dịch.
Nhấn mạnh yếu tố an toàn, bà Nguyễn Lê Hương, Phó Tổng giám đốc Vietravel, dịch Covid-19 quay lại lần hai khiến du khách e ngại, vì vậy, sự an toàn luôn được đặt lên hàng đầu.
“Khi Covid-19 bất ngờ xảy ra tại Đà Nẵng, chúng ta chưa có kịch bản cụ thể. Vì vậy, cơ quan Nhà nước cần sớm ban ra quy trình để khách hàng, nhà cung cấp và các hãng hàng không biết phải làm gì sau khi đi du lịch về, chính sách hoãn/hủy ra sao... Điều đó giúp cho tâm lý của khách hàng thoải mái hơn”, bà Nguyễn Lê Hương nêu.
Là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt dịch vừa qua, theo ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, TP sẽ tập trung cho dòng sản phẩm về nội địa như: du lịch thể thao, đính hôn, chương trình liên quan đến sinh thái, hướng về tự nhiên... với đối tượng là nhóm gia đình nhỏ.
Liên kết sức mạnh
Để kích cầu du lịch thành công thời gian tới, ý kiến một số chuyên gia, lãnh đạo Sở Du lịch các tỉnh, TP và DN lữ hành đều chung quan điểm cần liên kết các tỉnh, các địa phương, các dịch vụ để tăng sức mạnh.
Ông Hà Văn Siêu, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng, thời gian tới sẽ có nhiều các hoạt động được triển khai, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị tham gia kích cầu du lịch. Bên cạnh đó, các địa phương, vùng du lịch trọng điểm cần có kế hoạch cụ thể về việc liên kết để kích cầu. “Đặc biệt, an toàn và hấp dẫn sẽ là chủ đề của du lịch Việt Nam trong giai đoạn mới sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát”, ông Siêu nhấn mạnh.
Ý kiến của lãnh đạo du lịch Hải Phòng cho rằng, liên kết không chỉ theo vùng mà còn liên kết nội bộ khối như lữ hành, lưu trú, nhà hàng, vận chuyển mà thời gian qua có sự đứt gãy.
Ngoài ra, vị này góp ý cần thay đổi thói quen đi du lịch của người dân, biến cái bất lợi thành cái có lợi. Chẳng hạn, lâu nay du lịch miền Bắc vẫn theo mùa vụ, mùa đông không có khách, vậy tại sao không thay đổi thói quen đi du lịch, tạo ra sản phẩm tour trải nghiệm mùa Đông phía Bắc, tour du lịch tâm linh có thể đi vào mùa đông hay đi ngắm biển mùa đông...
Ở một khía cạnh khác, ông Nguyễn Công Hoan, Tổng giám đốc Flamingo Redtours cho hay, lần kích cầu thứ hai này cần tập trung vào giá trị gia tăng, chuyên biệt hóa sản phẩm du lịch. Thay vì yêu cầu địa phương kích cầu, cơ quan chức năng cần chọn ra điểm đẹp nhất để kích cầu trước.
Chẳng hạn, với Hà Nội kích cầu vào trọng điểm như nét đẹp mùa thu Hà Nội, kỷ niệm 1010 năm Thăng Long, Tây Bắc ruộng bậc thang mùa lúa chín, miền Tây mùa nước nổi, Tây Nguyên mùa hoa dã quỳ,... tạo thành xu hướng đi du lịch, sau đó mở rộng dần ra rộng ra các điểm đến khác.
Dù đợt kích cầu này, các DN không quá chú trọng giảm giá song về phía Tập đoàn Vingroup, ông Đặng Thanh Thủy, Phó Tổng giám đốc nêu ý kiến, việc đưa ra các chương trình ưu đãi là một biện pháp kích cầu hiệu quả. Theo đó, cùng với các gói combo ưu đãi cho khách du lịch gồm vé máy bay, khách sạn, vé trải nghiệm tại các khu vui chơi giải trí trên toàn hệ thống, giá vào khu vui chơi đặc biệt là các khu vui chơi trọng điểm ở miền Tây, miền Trung, Tây Nguyên cũng giảm mạnh…
Với mục tiêu tăng chất lượng, ông Thủy cho biết nhiều dự án đã được Tập đoàn triển khai như xây dựng các khu vui chơi, giải trí tầm cỡ quốc tế, mở rộng công viên nước, bổ sung thêm trò chơi mạo hiểm, tàu ngầm vô cực, nâng cấp chuỗi chương trình nghệ thuật đẳng cấp Tada show tại Nha Trang, khu phố mua sắm không ngủ tại Nam Hội An...
Đưa ra mục tiêu xa hơn trong phát triển du lịch, đại diện Công ty Lữ hành Fiditour nêu ý kiến, hiện tại DN không chỉ tập trung khai thác đa dạng thị trường nội địa mà còn đang chuẩn bị cho các thị trường khác với hy vọng tình hình dịch bệnh được đẩy lùi sớm trên toàn cầu.
“Các bộ phận kinh doanh và điều hành vẫn kết nối liên tục với đối tác ở nước ngoài để cập nhật thông tin, thị trường, sản phẩm… tại những thị trường kiểm soát tốt dịch bệnh để ngay khi được phép tổ chức lại các tuyến tham quan đưa khách quốc tế vào Việt Nam và đưa khách Việt đi nước ngoài, DN sẽ không mất quá nhiều thời gian kích hoạt lại thị trường trọng điểm, có thể nhanh chóng phục vụ du khách trở lại", đại diện lữ hành Fiditour nói.
Tin liên quan
Lạng Sơn: Kết nối và phát triển thương mại, du lịch Việt – Trung
08:44 | 03/12/2024 Kinh tế
Khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường biển nhộn nhịp trở lại
19:51 | 26/10/2024 Kinh tế
Du lịch y tế
06:34 | 20/10/2024 Người quan sát
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics