Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Khẩn trương hoàn thiện pháp lý thị trường bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu tại Hội trường. Ảnh: Quochoi.vn |
Lĩnh vực kinh tế, tài chính vẫn còn một số tồn tại, hạn chế
Cho biết các nội dung cụ thể mà đại biểu quan tâm đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính trả lời tương đối đầy đủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh thêm một số vấn đề về tình hình kinh tế - xã hội. Theo đó, thời gian qua tình hình kinh tế - xã hội đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực; kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm.
Quý 1/2022 GDP tăng 5,03%, 5 tháng đầu năm thu ngân sách tăng 18,7%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 15,6%, số DN thành lập mới tăng 12,9%... Cùng với đó, tổ chức S&P đã nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+ triển vọng ổn định.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh trong lĩnh vực kinh tế, tài chính vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như các đại biểu đã nêu trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, thời gian tới, Chính phủ tập trung chỉ đạo, điều hành linh hoạt, chủ động, phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và tiền tệ để giữ vững kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn; hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; hoàn thiện tổ chức, bộ máy cơ quan nhà nước; nâng cao trình độ của cán bộ thực thi nhiệm vụ; phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội.
Khẩn trương đề xuất các giải pháp để bình ổn giá xăng dầu
Báo cáo với Quốc hội về vấn đề kiểm soát lạm phát, Phó Thủ tướng cho biết, Lạm phát 5 tháng đầu năm cơ bản được kiểm soát và thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới, bình quân 5 tháng đầu năm 2022 CPI tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân là do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, yêu cầu Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan theo dõi sát diễn biến tình hình giá cả và các giải pháp điều hành giá cũng như các biện pháp bảo đảm cung cầu phù hợp, nhất là các mặt hàng thiết yếu.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Cùng với đó, quản lý, điều hành giá cả các mặt hàng quan trọng, thiết yếu, giá dịch vụ công nhà nước quản lý giá; tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về giá; chủ động kịch bản điều hành giá xăng dầu phù hợp…
Phó Thủ tướng cho biết, thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp nêu trên để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và đời sống của người dân.
Riêng đối với sách giáo khoa, Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ GD&ĐT phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan để quản lý giá sách giáo khoa theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi học sinh được tiếp cận sách giáo khoa với giá cả hợp lý.
Đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương khẩn trương đề xuất các giải pháp để bình ổn giá xăng dầu, nhất là rà soát, điều chỉnh các khoản chi phí định mức trong giá xăng dầu, nghiên cứu điều chỉnh thuế suất thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường áp dụng đối với xăng dầu để kiểm soát mặt hàng này.
Tập trung đẩy mạnh công tác sắp xếp cổ phần hóa, thoái vốn DNNN
Về đổi mới, cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, việc cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn DNNN hời gian qua còn chậm, giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt 30% kế hoạch, từ năm 2021 đến nay chỉ cổ phần hóa 5 doanh nghiệp, thoái vốn 38 doanh nghiệp.
Theo Phó Thủ tướng, các nguyên nhân làm chậm về đổi mới cổ phần hóa, thoái vốn DN đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính giải trình cụ thể.
Phó Thủ tướng cho biết, để đẩy nhanh tiến độ đổi mới cơ cấu, thoái vốn cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2021-2025, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 1 nghị định, 3 quyết định, 1 nghị quyết về cơ cấu cổ phần hóa, thoái vốn DNNN. Các chính sách này đã cơ bản đầy đủ, đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 478 ngày 27/5/2022 yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan phải tập trung đẩy mạnh công tác sắp xếp cổ phần hóa, thoái vốn DNNN.
Về kế hoạch sắp xếp lại DNNN giai đoạn 2021-2025 mà Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, Bộ KH&ĐT đã tổng hợp xong phương án của các bộ, ngành và 63 địa phương và dự thảo kế hoạch trình Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã họp và cho ý kiến chỉ đạo để hoàn thiện. Hiện nay, Bộ KH&ĐT đang tiếp thu, hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 6/2022.
Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh việc cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn DNNN bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, bảo vệ lợi ích tối đa của Nhà nước.
Theo dõi sát diễn biến thị trường
Về thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán (TTCK), trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), Phó Thủ tướng cho rằng, thời gian qua, thị trường bất động sản, TTCK và TPDN đã phát triển tăng trưởng, đa dạng hóa sản phẩm, song đã xuất hiện một số hành vi tiềm ẩn rủi ro, vi phạm quy định của pháp luật.
Do đó, từ tháng 12/2021 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã có 8 công điện và văn bản chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ TTCK, TPDN và nhiều văn bản chỉ đạo trong lĩnh vực bất động sản.
Trong thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Theo đó, khẩn trương nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến thị trường bất động sản, TTCK, TPDN.
Đồng thời, thường xuyên theo dõi sát tình hình diễn biến thị trường; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm; khuyến khích các tổ chức, cá nhân hoạt động theo quy định của pháp luật; phát triển thị trường lành mạnh, an toàn, hiệu quả, bền vững, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, tổ chức, cá nhân tham gia thị trường.
Bên cạnh đó, chủ động công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, ổn định tâm lý nhà đầu tư, ngăn chặn kịp thời các thông tin thất thiệt, ảnh hưởng đến thị trường.
Tin liên quan
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì sức hấp dẫn
19:13 | 31/12/2024 Chứng khoán
10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2024
10:20 | 31/12/2024 Chứng khoán
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Dùng AI để phát hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán
15:14 | 13/12/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu Chính phủ: Thực hiện tốt chức năng huy động cho đầu tư phát triển
19:54 | 05/12/2024 Chứng khoán
Việt Nam- Trung Quốc hợp tác, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán
15:24 | 26/11/2024 Chứng khoán
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng
09:34 | 22/10/2024 Chứng khoán
Vốn ngoại đang đảo chiều?
15:43 | 11/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
Tin mới
Vedan Việt Nam trao tặng hơn 1.000 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Hải quan Hải Phòng bố trí đủ lực lượng đảm bảo thông quan thông suốt dịp Tết Ất Tỵ
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics