Phó Thủ tướng: Cần điều chỉnh quy hoạch và đẩy nhanh tiến độ các nhà máy điện chậm tiến độ
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết việc phát triển hệ thống điện đang gặp rất nhiều khó khăn. |
Phát triển hệ thống điện còn nhiều khó khăn
Theo Phó Thủ tướng, điện năng có vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu và là một nhân tố quyết định thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Những năm vừa qua, trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng ngành điện, trong đó có Bộ Công Thương và các tập đoàn kinh tế Nhà nước mà nòng cốt là Tập đoàn Điện lực Việt Nam cùng các nhà đầu tư đã nỗ lực, cố gắng đầu tư phát triển hệ thống điện và đã đáp ứng yêu cầu cung ứng điện cho phát triển kinh tế-xã hội.
Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống điện đang gặp rất nhiều khó khăn. "Nếu chúng ta không có giải pháp hữu hiệu, quyết liệt để tháo gỡ sẽ có nguy cơ thiếu điện trong những năm tới. Chúng ta thấy cơ cấu nguồn điện đã có sự thay đổi rất nhanh. Quy hoạch Điện 7 với tổng công suất nguồn của các giai đoạn không có thay đổi đáng kể nhưng thay đổi cơ cấu, từ đó dẫn đến chúng ta phải điều chỉnh quy hoạch. Nếu không sẽ rất khó đáp ứng yêu cầu đủ điện cho sản xuất" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Cơ cấu nguồn điện có sự thay đổi lớn (so với Quy hoạch điện 7 điều chỉnh) do: Dừng phát triển điện hạt nhân, các dự án nhiệt điện than gặp nhiều khó khăn do có quan ngại về ô nhiễm môi trường, nguồn thủy điện có nhiều ưu điểm thì cơ bản hết công suất khai thác (khoảng 20.000 MW). Nhiều dự án lớn chậm tiến độ, cụ thể trong số 60 dự án có công suất từ 200 MW trở lên có đến 35 dự án chậm tiến độ từ 1-5 năm, thậm chí có dự án còn chậm kéo dài hơn nữa với công suất khoảng 39.000 MW, từ đó dẫn đến nguy cơ thiếu điện từ năm 2019.
Ngành điện "đau đầu" vì điện than bị chối từ, điện mặt trời giá quá chát | |
Chưa gỡ vướng mắc “sống còn”, Nhiệt điện Thái Bình 2 khó phát điện trong 2020? |
Do đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định điều chỉnh Quy hoạch điện 7 nhằm bổ sung thêm các nguồn điện. Trong đó, đặc biệt là nguồn điện tái tạo và các nguồn điện khác để bù đắp sự thiếu hụt này. Hơn nữa, nguồn điện mặt trời, điện gió có rất nhiều ưu việt như không ô nhiễm môi trường, không tốn nhiên liệu. Bên cạnh đó, giá điện có xu hướng giảm và đầu tư phân tán và là điện sạch nên rất dễ huy động nguồn vốn không chỉ trong nước, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà còn huy động được nguồn vốn nước ngoài.
Chưa đầy 2 năm, ngành điện đã huy động được khoảng 4.500 MW điện mặt trời và gần 400 MW điện gió, từ đó góp phần bù đắp lại phần thiếu hụt điện và đáp ứng yêu cầu cung ứng đủ điện cho phát triển sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Khó huy động vốn đầu tư
Cái khó thứ hai được lãnh đạo Chính phủ nhắc tới là nhu cầu đầu tư phát triển nguồn điện, lưới điện rất lớn. Sơ bộ đánh giá thì từ nay đến năm 2030, chúng ta cần vốn đầu tư khoảng 130 tỷ USD (bình quân khoảng 12 tỷ USD/năm), trong đó khoảng 9 tỷ USD cho đầu tư nguồn điện và 3 tỷ USD đầu tư cho lưới điện.
"Như vậy là rất khó để có thể huy động được nguồn vốn đầu tư này và đây cũng là nguyên nhân chính gây ra sự chậm trễ của rất nhiều dự án điện hiện nay" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Việc đầu tư nguồn điện còn mất cân đối giữa các vùng miền trong cả nước. Ngoài ra, nguồn điện tái tạo nhiều địa phương hiện nay còn rất khó khăn do việc đầu tư đường dây tải điện chậm hơn so với việc đầu tư nguồn điện và thiếu đồng bộ. Theo Phó Thủ tướng, đây cũng là một hạn chế cần phải tìm rõ nguyên nhân.
Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện than và khí ngày càng lớn cũng là một vấn đề. Hiện nay, ta thiếu cả nhiên liệu than, khí cho phát triển ngành điện, dẫn đến phải nhập than, khí thiên nhiên, khí LNG với quy mô lớn (năm 2025 phải nhập khoảng 31 triệu tấn than, năm 2030 khoảng 50 triệu tấn than, chưa nói đến phải nhập một lượng khí LNG lớn cho nhiều trung tâm điện khí).
Ưu đãi thuế cho dự án điện mặt trời trên mái nhà dưới 50kW | |
Chặn dự án điện than công nghệ thấp: Hàng rào kỹ thuật có khả thi? |
Để đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn tới, đặc biệt là giai đoạn 2021 đến năm 2030, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tập trung vào một số giải pháp trọng yếu.
Trước hết là phải tập trung lập Quy hoạch Điện 8 giai đoạn đến 2030, tầm nhìn 2050 theo hướng đổi mới công tác lập quy hoạch; trước đó phải tập trung điều chỉnh Quy hoạch Điện 7.
“Chính phủ sắp ra một Nghị quyết để quy định quy hoạch tích hợp được bổ sung vào quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Hiện nay đang tập trung để ra nghị quyết này" - Phó Thủ tướng cho biết.
Trong nghị quyết này, trên cơ sở tính toán tổng thể công suất nguồn và cơ cấu nguồn điện trong từng giai đoạn sẽ điều chỉnh, bổ sung các nguồn điện mới vào quy hoạch; trong đó tiếp tục khuyến khích đầu tư điện mặt trời, điện gió và bổ sung thêm các dự án điện khí.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cho rằng, phải đẩy nhanh tiến độ các dự án đã xong thủ tục đầu tư để sớm thực hiện đầu tư, như Nhiệt điện Vân Phong 1, cụm Nghi Sơn, Nhơn Trạch,... đẩy nhanh tiến độ các dự án chuỗi điện khí Cá voi xanh và Lô B, sớm xác định quy mô nguồn điện tại các cụm điện khí LNG (Sơn Mỹ, Long Sơn, Cà Ná) trong tổng thể Quy hoạch Điện 8 (dự kiến) gắn với phát triển các kho cảng khí.
Ngoài ra, việc cần làm nữa là hoàn thiện thể chế pháp luật liên quan đến đầu tư phát triển của ngành điện, đặc biệt là các cơ chế, chính sách đặc thù để hỗ trợ, khuyến khích, tháo gỡ khó khăn cho những dự án lớn, đồng thời phải tạo cơ chế, chính sách cho huy động đầu tư các nguồn vốn khác.
Phiên chất vấn về lĩnh vực Công Thương có 45 đại biểu đặt câu hỏi và 9 đại biểu tranh luận; 10 đại biểu đặt câu hỏi nhưng chưa được trả lời, có 15 đại biểu đăng ký nhưng chưa có thời gian đặt câu hỏi, xin gửi câu hỏi tới Bộ trưởng. Theo đánh giá của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, phiên chất vấn diễn ra sôi nổi; các đại biểu đã đặt câu hỏi ngắn gọn, đi thẳng vào nội dung chất vấn. Tuy nhiên, do là lĩnh vực rộng, nhiều vấn đề lớn nên được nhiều đại biểu quan tâm tranh luận để làm rõ vấn đề. Bộ trưởng đã trả lời rõ ràng, lưu loát, nắm chắc vấn đề trong công tác quản lý, điều hành của ngành; đồng thời, thẳng thắn nhận trách nhiệm về những tồn tại, hạn chế của ngành trong thời gian qua. Để có những chuyển biến tích cực, khắc phục tồn tại, hạn chế nêu trên, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu tiếp thu đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội, triển khai hiệu quả các giải pháp trước mắt và lâu dài liên quan đến nhiệm vụ, lĩnh vực đã được chất vấn. |
Tin liên quan
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội sẽ chất vấn 3 nhóm vấn đề về ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông
20:20 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Thủ tướng được quyết định dự án từ 10.000-30.000 tỷ đồng
11:15 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
16:05 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK