Phát triển nông nghiệp hữu cơ sẽ giúp Việt Nam trở thành “căn bếp của thế giới”
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không đáp ứng đủ nhu cầu | |
Thênh thang cơ hội xuất khẩu nông sản hữu cơ |
Chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn nông nghiệp nhiệt đới. |
Thưa ông, tính đến thời điểm hiện tại Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ đã đi vào thực thi được 3 năm. Ông đánh giá như thế nào về những đổi thay của hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam kể từ sau khi có Nghị định này?
Ngành nông nghiệp Việt Nam đã trải qua hơn 40 năm phát triển đổi mới. Ngoài thành tích của ngành đem lại uy tín cho nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới, nông nghiệp Việt Nam cũng để lại khá nhiều nguy cơ tiềm ẩn và hậu quả không nhỏ đến môi trường đất, nước và hệ sinh thái. Chính vì vậy, việc ban hành và thực thi Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ là rất đúng lúc, mang tính cấp thiết cao với mong muốn nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững và nhanh chóng sớm trở thành một trong những cường quốc về xuất khẩu nông sản.
Sau 3 năm thực hiện, Nghị định đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực. Nếu như năm 2016, lượng phân bón hữu cơ của chúng ta chỉ chiếm khoảng 5% với 0,8 triệu tấn thì đến nay đã tăng lên 20% vào năm 2022 tương đương khoảng 3 triệu tấn và đang không ngừng tăng mạnh. Bên cạnh đó, hiện tỷ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học cũng đã nâng lên chiếm khoảng 21%. Đây là những bước tiến rất nhanh chóng nhằm tạo nền tảng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nhất là sản xuất lúa trong giai đoạn tới.
Cùng với việc đẩy mạnh sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật chế phẩm sinh học và phân bón hữu cơ, vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật triển khai xã hội hóa, mở rộng việc nhân nuôi các thiên địch như ong ký sinh, bọ đuôi kìm và các sinh vật có ích để tiêu diệt sâu hại trên các loại cây trồng quan trọng, nhất là trong sản xuất lúa.
Một số tỉnh phía Nam đã và đang triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên các sản phẩm gạo, điều, dứa, xoài, nhãn, vú sữa… để cung cấp cho các nhà nhập khẩu sản phẩm hữu cơ phục vụ thị trường châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Ngoài ra, còn có các dự án nuôi thuỷ sản hữu cơ tại Cà Mau, An Giang và các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đang dần hình thành và mang lại kết quả khả quan, bước đầu thay đổi tập quán canh tác của nông dân. Theo đó, ngoài tiêu thụ trong nước, sản phẩm hữu cơ Việt Nam đã được xuất khẩu đến thị trường các nước như Nhật Bản, Anh, Hàn Quốc, Singapore và Nga…
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm hữu cơ hiện vẫn còn khá khiêm tốn, ông đánh giá ra sao về điều này?
Dù có nhiều bước tiến tích cực nhưng nhìn chung diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ. Hiện chúng ta chưa có quy hoạch về sản xuất hữu cơ, chưa có các cơ chế chính sách riêng hỗ trợ cho sản xuất hữu cơ mà lồng ghép thực hiện trong các chương trình, dự án khác như chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản. Tại Việt Nam cũng chưa có nhiều tổ chức kiểm tra chứng nhận sản xuất hữu cơ, phần lớn việc chứng nhận hữu cơ phải thuê các tổ chức nước ngoài nên chi phí cao, khó thực hiện, nhất là với các doanh nghiệp nhỏ hoặc các hộ dân.
Do đó, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang đứng trước thách thức về thu nhập của người sản xuất, sự phức tạp về quá trình sản xuất và giám sát. Hiện tại, đa số nông dân chưa muốn chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ do sức hấp dẫn về thu nhập chưa được chứng minh, thị trường tiêu thụ không được cam kết. Hơn nữa, quy trình sản xuất còn khắt khe, cần thời gian dài để cải tạo đất, tạo nguồn nước tưới đáp ứng yêu cầu về chất lượng nên chi phí sản xuất cao.
Một vấn đề nữa là hiện nay chưa có bộ quy chuẩn và tiêu chuẩn cụ thể cho từng loại sản phẩm. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1104:2015 hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thị thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2015 chưa thật sự đi vào cuộc sống thì đã phải chuẩn bị để thay thế bằng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041:2017 đang được dự thảo với các quy định chi tiết hơn.
Để giải quyết những nút thắt này cần có những giải pháp như thế nào, thưa ông?
Hiện nay thế giới đã ví von Việt Nam sẽ trở thành “căn bếp của thế giới” trong tương lai không xa. Điều đó cho thấy tiềm năng rất lớn của nông sản hữu cơ Việt Nam tại thị trường thế giới và nó hoàn toàn có thể trở thành hiện thực nếu những nút thắt kể trên sớm được tháo gỡ.
Có thể nói, sản xuất nông nghiệp hữu cơ không còn là vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề chính sách. Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan đến nông nghiệp hữu cơ cần sớm ban hành các chính sách cụ thể, khả thi để hỗ trợ nông nghiệp hữu cơ phát triển. Cụ thể, cần quy hoạch và bảo vệ khu vực đất đai, nguồn nước chưa hoặc ít bị ô nhiễm và còn phù hợp cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng hàng hóa. Đồng thời cần có chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; phải minh bạch và hài hòa các quyền lợi cho những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia trong chuỗi.
Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất, chế biến, chứng nhận chất lượng, thanh tra, giám sát liên quan đến nông nghiệp hữu cơ cũng cần được hoàn thiện để làm cơ sở cho các DN, Hợp tác xã và nông dân triển khai áp dụng một cách thuận lợi.
Đặc biệt, các phụ phẩm của sản xuất nông nghiệp như vỏ trấu, vỏ cà phê, các phụ phẩm sau chế biến dừa, bã mía, bã khoai mì... cũng cần được khai thác và chế biến thành những loại phân bón hữu cơ để trả lại cho đất những yếu tố dinh dưỡng mà cây trồng lấy lên từ đất. Nếu làm được điều này, chúng ta sẽ đạt được nhiều mục đích như phát triển nông nghiệp tuần hoàn, gia tăng giá trị của nông sản cũng như đáp ứng các tiêu chí về môi trường và xã hội mà các thị trường nhập khẩu đang hướng tới.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Ngành nông nghiệp“vực dậy” sau bão lũ
09:53 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics