Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình) chưa tương xứng với tiềm năng?
Hoạt động XNK qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo, Quảng Bình. |
Khu KTCK quốc tế Cha Lo được Thủ tướng phê duyệt theo Đề án phát triển đến 2030, có tổng diện tích khoảng 54 nghìn ha, bao gồm ranh giới hành chính của 6 xã thuộc huyện Minh Hóa (gồm: Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Thanh, Hóa Phúc, Hồng Hóa và Hóa Tiến), với mục tiêu sẽ trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Tây của tỉnh Quảng Bình, là đầu mối trung chuyển, trung tâm xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của các tỉnh miền Trung với Lào, Thái Lan, Myanmar, đảm bảo an ninh, quốc phòng của quốc gia.
Tỉnh Quảng Bình nằm ở vị trí chiến lược quan trọng trên hành lang phát triển kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ phía Đông thông ra biển của vùng Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan; có sân bay, cửa khẩu đường bộ quốc tế, cảng biển nước sâu, bến thủy nội địa, đường sắt Bắc-Nam, đường Hồ Chí Minh, vành đai ven biển…
Cả nước có 26 khu KTCK đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh miền núi, biên giới, góp phần thay đổi diện mạo một vùng kinh tế cũng như nâng cao đời sống của nhân dân. Tổng kim ngạch xuất khẩu qua các Khu KTCK đạt 13,5 tỷ USD, tăng 2,5 lần so với năm 2010 và tăng gần 8 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn 2006-2010 đạt 25%, giai đoạn 2011-2015 đạt 20%, đến giai đoạn 2016-2020 đạt gần 19%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung của cả nước trong cùng giai đoạn. Số lượt người và phương tiện xuất nhập cảnh qua các Khu KTCK tăng đều qua các năm. Tổng thu ngân sách qua các Khu KTCK hàng năm đạt trên 10.000 tỷ đồng, trong đó tập trung chủ yếu tại các Khu KTCK giáp với Trung Quốc. |
Cùng với xây dựng hành lang kinh tế Quốc lộ 12A, hành lang kinh tế dọc đường Hồ Chí Minh, Khu kinh tế tổng hợp Hòn La, việc phát triển Khu KTCK quốc tế Cha Lo sẽ thu hút lượng hàng hóa rất lớn từ Myanmar, Bắc Thái Lan và Nam Trung Quốc đi và về Bắc Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga… Kết nối các khu vực kinh tế này sẽ tạo thuận lợi hơn về thương mại, lưu chuyển hàng hóa nhanh hơn, giảm chi phí, từ đó sẽ tăng cơ hội làm ăn và hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp.
Trước năm 2016, Khu KTCK Cha Lo trong giai đoạn mới thành lập, cơ sở hạ tầng kỹ thuật-xã hội còn kém, xuất nhập cảnh và hàng hóa giao thương qua cửa khẩu gặp nhiều khó khăn, kim ngạch xuất nhập khẩu còn thấp.
Giai đoạn 2016-2020, cửa khẩu Cha Lo trở thành một trong những cửa khẩu có kim ngạch lớn nhất trên đường biên giới Việt-Lào, bình quân 1,5-1,8 tỷ USD/năm. Riêng năm 2021, kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu đạt gần 2 tỷ USD, phương tiện xuất nhập cảnh hơn 173 nghìn lượt, hơn 200 nghìn lượt người xuất nhập cảnh, thu ngân sách gần 120 tỷ đồng. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Bình ổn định và liên tục tăng trưởng, GDP bình quân 5 qua năm đạt 6,13%; tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2022 cao hơn so với kế hoạch và 6 tháng đầu năm trước, đạt 6,96%.
Tuy nhiên, tại Khu KTCK quốc tế Cha Lo, hệ thống hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông dù đã cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; năng lực của ngành công nghiệp hỗ trợ còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nguồn cung tại chỗ cho các dự án FDI; chi phí logistics còn ở mức cao, ảnh hưởng đáng kể đến năng lực cạnh tranh quốc gia… Ðó là vấn đề mang tính thời sự, gắn với sự phát triển của các tỉnh, thành phố, trong đó có tỉnh Quảng Bình.
Phát triển Khu KTCK Cha Lo góp phần thúc đẩy nhanh, bền vững kinh tế tỉnh Quảng Bình chính là cụ thể hóa, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Vì vậy, cần xác định rõ hướng đi và lộ trình thực hiện nhằm xây dựng thành công Khu KTCK này, tác giả xin nêu một số định hướng cần thiết phát triển Khu KTCK Cha Lo.
Một là, xác lập nội dung kế hoạch, lộ trình cụ thể phát triển KTCK Cha Lo, trên tinh thần phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh trong khu vực và cả nước.
Hiện nay đầu tư phát triển KTCK đang còn có sự dàn trải. Vì vậy, tỉnh Quảng Bình đang chủ động báo cáo Chính phủ ưu tiên đầu tư cho Khu KTCK Cha Lo để phát huy lợi thế về quan hệ kinh tế - thương mại cửa khẩu biên giới khu vực, thu hút các kênh hàng hoá, đầu tư, thương mại, dịch vụ và du lịch từ các quốc gia, khu vực như đã nêu ở trên. Đồng thời, nhanh chóng phát triển toàn diện Khu KTCK Cha Lo sẽ tạo lợi thế cho các ngành, các địa phương trong khu vực chuyển dịch sản xuất, lưu thông hàng hoá, phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, du lịch.
Hai là, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 23/NQ-CP về phát triển kinh tế khu vực biên giới đất liền, khẳng định “Khu vực biên giới là địa bàn trọng yếu, đóng vai trò “phên dậu” quốc gia” nên “việc phát triển kinh tế thương mại, an sinh xã hội trên khu vực này là rất cần thiết”. Cần xác định nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương là dẫn dắt, khơi thông bước đầu, tỉnh xác định đây là Khu KTCK trọng điểm, duy nhất phải sớm ưu tiên đầu tư, cùng với đó là kêu gọi đầu tư, xã hội hóa, công tư kết hợp. Xác định mô hình Khu KTCK theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến, sử dụng năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường…
Ba là, sớm quy hoạch mở rộng diện tích khu vực cửa khẩu Cha Lo, đồng bộ với các cơ quan chức năng trung ương trên địa bàn; đầu tư xây dựng và mở rộng tuyến đường 12A, gắn với hành lang kinh tế dọc đường Hồ Chí Minh; hoàn thiện các cơ sở pháp lý, quy chế phối hợp các lực lượng trên địa bàn đảm bảo vận hành đồng bộ, hiệu quả. Ưu tiên đầu tư kinh phí, nhân lực cho phát triển Khu KTCK Cha Lo, chấp nhận quan điểm có nơi giàu trước, có nơi giàu sau không giàn trải mỗi nơi đầu tư một ít sẽ không có sự bứt phá lên được.
Bốn là, cùng với phát triển khu vực KTCK, cần quan tâm xây dựng lực lượng Hải quan, đứng chân trên địa bàn, những chiến sĩ “gác cửa” biên giới thật sự “trong sạch vững mạnh” để cùng với lực lượng Biên phòng, An ninh, chính quyền địa phương khu vực… vận hành đồng bộ, có hiệu quả, Khu KTCK Cha Lo, tỉnh Quảng Bình đạt mục tiêu nhiệm vụ đặt ra.
Tin liên quan
Ban hành kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025
15:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lạng Sơn ưu tiên thu hút dự án thương mại, đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
10:56 | 15/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics