Phát hành trái phiếu quốc tế, thời điểm chưa chín muồi
Đã 4 tháng trôi qua kể từ khi Quốc hội cho phép phát hành TPQT, nhưng Bộ Tài chính vẫn chưa có động thái gì, thưa ông?
Khối lượng TPQT trị giá 3 tỷ USD chỉ được phát hành trong 2 tháng cuối năm 2015 và năm 2016, nhưng không phải cứ được Quốc hội cho phép là phát hành, mà phải dựa trên cơ sở so sánh, phân tích nhiều yếu tố bảo đảm lợi ích quốc gia. Có lẽ, Bộ Tài chính đang theo dõi diễn biến thị trường và thấy thời điểm phát hành chưa thích hợp, nên chưa phát hành.
Nếu phát hành TPQT, Việt Nam phải trả cả lãi lẫn phí vào khoảng 5%/năm, trong khi lãi suất tiền gửi USD trong nước là 0%. Về mặt kinh tế, theo ông, có nên phát hành TPQT?
Năm 2014, lãi suất tiền gửi USD rất thấp, chỉ trên dưới 1%/năm, nhưng Bộ Tài chính vẫn quyết định phát hành 1 tỷ USD TPQT với kỳ hạn 10 năm, lãi suất 4,8%/năm (chưa kể phí trả cho tổ chức bảo lãnh phát hành). Đợt phát hành TPQT này rất thành công bởi lãi suất phải trả thấp hơn dự kiến là 5,125%/năm, thấp hơn rất nhiều so với đợt phát hành TPQT năm 2005 và 2010 (6,875%/năm và 6,755/năm). Nhờ đó, chúng ta đã giảm được lãi suất, kéo dài thời gian vay vốn của 2 đợt huy động trước đây thông qua cơ cấu lại nợ.
Từ những thành công này, tôi cho rằng, khi điều kiện chín muồi, Bộ Tài chính cần phải phát hành TPQT.
Nhưng vấn đề là lãi suất ngoại tệ ở trong nước chỉ có 0%, thấp hơn rất nhiều lần so với phát hành TPQT?
Khi Ngân hàng Nhà nước quyết định không trả lãi cho cá nhân gửi USD vào ngân hàng, chắc chắn người dân có tiền sẽ để vào két sắt. Vì vậy, cần có giải pháp huy động nguồn vốn khổng lồ này trong dân chúng để đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Theo tôi, cách tốt nhất là phát hành trái phiếu ngoại tệ ở thị trường trong nước, đồng thời vẫn phát hành TPQT nếu nền kinh tế cần vốn hoặc cần phải cơ cấu lại nợ.
Phát hành trái phiếu ngoại tệ ở trong nước bằng cách nào vì không thể bán lẻ trái phiếu cho từng người dân và không cẩn thận thì sẽ ảnh hưởng bất lợi đến thành quả chống đô-la hóa, thưa ông?
Việc phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước sẽ tận dụng được nguồn vốn ngoại tệ khổng lồ đang nằm trong két sắt của người dân. Nguồn vốn này chắc chắn rẻ hơn so với phát hành trái phiếu bằng nội tệ và TPQT, vì lãi suất ngoại tệ hiện tại là 0% trong khi lãi suất tiền gửi ngân hàng hiện là 6-7%/năm và không phải trả chi phí cho khâu trung gian như phát hành TPQT.
Để chống đô-la hóa, Nhà nước cam kết, khi đáo hạn, sẽ trả vốn bằng ngoại tệ còn lãi hoặc cả gốc cũng được trả bằng ngoại tệ nhưng quy đổi ra VND theo tỷ giá tại thời điểm đó.
Không thể bán lẻ từng tờ trái phiếu ngoại tệ cho người dân được, vì thế phải phát hành qua định chế trung gian, đặc biệt là các quỹ tín thác.
Nhưng để phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước thành công, chắc chắn cũng cần điều kiện?
Thứ nhất, phải thành lập các quỹ tín thác để người dân có ngoại tệ đầu tư vào quỹ này. Quỹ tín thác với đội ngũ chuyên gia tài chính có kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, am hiểu thị trường sẽ thay mặt nhà đầu tư mua trái phiếu ngoại tệ cũng như đầu tư vào các sản phẩm tài chính phái sinh khác và trả cổ tức cho nhà đầu tư.
Thứ hai, phải xây dựng được tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu ngoại tệ. Dù lãi suất hấp dẫn, nhưng tính thanh khoản không có thì phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước cũng sẽ thất bại. Nếu trái chủ “ôm” trái phiếu có kỳ hạn ít nhất là 3 năm, thông thường là 5 năm trở lên, nhưng khi cần tiền lại không giải phóng được lượng trái phiếu đã mua, thì cũng rất ít nhà đầu tư tham gia.
Để tăng tính thanh khoản cho trái phiếu ngoại tệ trong điều kiện thị trường tài chính chưa kịp xây dựng cho sản phẩm này, thì nên cho phép trái chủ được cầm cố, thế chấp trái phiếu vay vốn ngân hàng; được chuyển nhượng quyền sở hữu trái phiếu theo giao dịch dân sự. Đây chỉ là vấn đề kỹ thuật, hoàn toàn có thể thực hiện được ngay.
Tin liên quan
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics