Phản ứng linh hoạt khi mở cửa nền kinh tế
PGS.TS Tạ Văn Lợi, Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế (Đại học Kinh tế Quốc dân). |
Thủ tướng đã chỉ đạo tinh thần “sống chung với dịch” để phục hồi nền kinh tế, ông đánh giá như thế nào về chỉ đạo này?
Nhìn ra thế giới, các quốc gia như Mỹ, châu Âu… trước đây bùng phát rất mạnh các đợt dịch Covid-19, nhưng hiện họ đã đẩy nhanh tiêm vắc xin, tạo miễn dịch cộng đồng tốt cùng việc chuyển đổi hệ thống y tế, sang quan điểm chữa bệnh cho những người không đủ sức khỏe để phục hồi, chủ yếu giảm tỷ lệ tử vong. Có thể nói, những quốc gia này đã đặt vấn đề kinh tế lên hàng đầu để giải quyết đại dịch, nên họ chọn giải pháp ít tốn kém nhất có thể. Vì thế, các quốc gia này đã dần mở cửa kinh tế trở lại, trong khi Việt Nam trong các đợt dịch trước nổi lên như một hiện tượng trong phòng chống dịch, thì nay lại gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân bởi từ trước đến nay, quan điểm của Việt Nam trong chống dịch là dựa vào phòng bệnh hơn chữa bệnh, dồn hết nguồn lực cho cách ly, khoanh vùng, xét nghiệm, giãn cách xã hội… sau đó mới tiêm vắc xin để tạo miễn dịch cộng động, gây ra hiện tượng đứt gãy chuỗi cung ứng, hàng hóa bị đình trệ sản xuất, thiếu ổn định kinh tế vĩ mô. Những khó khăn này khiến một số nhà đầu tư, đối tác nước ngoài đã chuyển hướng đơn hàng sang các thị trường khác, GDP quý 3/2021 đã giảm sâu kỷ lục tới 6,17% so với cùng kỳ năm trước.
Hơn nữa, trạng thái của đợt bùng phát lần này với 3 đợt bùng phát trước là khác nhau, dẫn đến khó khăn trong việc điều hành công tác phòng chống dịch cũng như phát triển kinh tế. Vì thế, chúng ta cần phải nhanh chóng chuyển đổi phương thức phòng chống dịch và phát triển kinh tế ít tốn kém hơn nhưng hiệu quả hơn. Do đó, tôi rất đồng tình với quan điểm chỉ đạo về sống chung với dịch, phục hồi kinh tế mà Chính phủ đã nêu.
Để đạt được những mục tiêu mở cửa nền kinh tế và sống chung với dịch, theo ông, chúng ta phải có những giải pháp tổng thể như thế nào?
Khi thực hiện theo mục tiêu sống chung với dịch, chúng ta cần xem xét 2 vấn đề. Thứ nhất là Việt Nam chưa sản xuất được vắc xin, nguồn cung vắc xin trên thế giới đều khan hiếm nên chưa đạt được miễn dịch cộng đồng như nhiều quốc gia phát triển khác, nên khi mở cửa đòi hỏi một kế hoạch thống nhất, với các điều kiện cho phép mở cửa dần dần, chỉ những nơi đủ điều kiện mới được phép mở cửa. Các giải pháp này đều phải đồng bộ với chủ trương đạt miễn dịch cộng đồng và linh hoạt phản ứng nếu dịch bệnh quay trở lại.
Vấn đề thứ hai là cần chú trọng chuyển đổi hệ thống y tế, đủ sức phản ứng nhanh cho trường hợp dịch quay trở lại. Hiện tại, nhiều địa phương không cho cơ sở và nhân lực y tế tư nhân nhập cuộc, dẫn đến thiếu nguồn lực, mất cân đối. Nếu tiếp tục xảy ra một đợt bùng phát dịch trên diện rộng tại điểm nóng mới, thì sẽ khó đủ sức dồn lực lượng cho công tác phòng chống. Thậm chí, chúng ta cần có chính sách từ đầu về đào tạo đội ngũ y tế cộng đồng đủ mạnh, cùng các kịch bản phản ứng nhanh và quy trình chuyển đổi trạng thái.
Trong trường hợp dịch bệnh quay trở lại, chúng ta cần rút kinh nghiệm gì để có giải pháp thống nhất cho phòng chống dịch bệnh, thưa ông?
Giải pháp ứng phó tốt nhất là xem xét đúng bản chất dịch bệnh Covid-19 lây từ người sang người, không phải hàng sang hàng, nên để đảm bảo thì các địa phương cần tổ chức ngay vùng đệm là các trung tâm logistics để hạ tải và luân chuyển hàng hóa cho nhu cầu của doanh nghiệp và cư dân địa phương theo đúng quy định, kiểm soát người tham gia trung tâm này an toàn. Đặc biệt tất cả lao động, lái xe đủ điều kiệm an toàn như tiêm đủ 2 mũi vắc xin hoặc xét nghiệm âm tính theo thời điểm được phép hoạt động kinh doanh bình thường.
Giải pháp về dài hạn, để khắc phục tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng như vừa qua, trong khi Việt Nam có nhiều lợi thế về logistics, nên ngoài đường bộ có thể khai thác thế mạnh của đường sông, đường biển. Do đó, theo tôi, các cơ quan quản lý cần có tư duy về logistics ngay trong khâu hoạch định, thực thi chiến lược phòng chống dịch Covid-19 nhằm bảo đảm đầy đủ, đồng bộ và kịp thời các yếu tố vật chất và con người. Chiến lược phòng chống dịch Covid-19 phải đi kèm chiến lược hậu cần - logistics một cách thống nhất.
Đặc biệt, trong điều hành kinh tế hay phòng chống dịch, các chỉ đạo cần sự nhất quán từ Chính phủ, bộ, ngành trung ương đến địa phương, cơ sở. Tránh hiện tượng mỗi địa phương có chính sách khác nhau, tạo thành rào cản cho phát triển kinh tế, lưu thông hàng hóa. Các địa phương nên có chính sách nhanh chóng để huy động nguồn lực tại chỗ, thay thế các chuỗi cung ứng dài bằng chuỗi cung ứng ngắn tại các địa phương có dịch.
Trong bối cảnh hiện nay, các giải pháp về hỗ trợ doanh nghiệp cũng cần được đẩy mạnh và triển khai đồng bộ, hiệu quả. Theo đó, các ngân hàng nên đồng hành cùng doanh nghiệp, không chỉ hỗ trợ về phí, lệ phí mà nên có các gói hỗ trợ về tài chính, giảm lãi suất cho vay…
Về phía doanh nghiệp, các doanh nghiệp cũng cần xây dựng phương pháp quản trị mới, phù hợp nguyên tắc hiện tại, có bộ tiêu chí rõ ràng cho doanh nghiệp đủ điều kiện được phép hoạt động bình thường dù trong bối cảnh dịch bệnh. Các doanh nghiệp nên nghiên cứu và phát triển các loại nguyên vật liệu mới, loại thay thế, nguồn dễ tìm kiếm và kinh doanh tạo lập chuỗi cung ứng mới đảm bảo thích ứng với tình hình dịch bệnh và có phương án lâu dài cho chuỗi cung ứng trong bối cảnh mới.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
20:38 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics