Phấn đấu giảm số lượng các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính
Bộ Tài chính phấn đấu giảm từ 3% - 5% số lượng các ĐVSNCL so với năm 2021. |
Nâng cao mức độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
Tại Báo cáo số 78/BC-BTC về đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) thuộc Bộ Tài chính, Bộ Tài chính cho biết, đến ngày 31/12/2021, Bộ có 30 ĐVSNCL gồm: 10 ĐVSNCL trực thuộc Bộ (4 ĐVSNCL phục vụ quản lý nhà nước quy định tại Nghị định số 87/2017/NĐ-CP, 6 ĐVSNCL khác), 12 ĐVSNCL thuộc Tổng cục, 4 ĐVSNCL thuộc Cục thuộc Bộ, 4 ĐVSNCL thuộc Cục thuộc Tổng cục.
Thực hiện Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017, Bộ Tài chính đã thực hiện sắp xếp, quy hoạch mạng lưới các ĐVSNCL nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tăng cường tự chủ tài chính đối với các ĐVSNCL, đảm bảo chi thường xuyên, góp phần tự chủ hoạt động, sắp xếp lại bộ máy, cán bộ. Nhờ đó, số lượng các ĐVSNCL thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính đã giảm từ 36 đơn vị (năm 2015) xuống còn 26 đơn vị (chưa tính 4 ban quản lý dự án chuyên ngành) so với hiện nay (tương đương giảm 28% số lượng ĐVSN) do đã tổ chức lại, giải thể.
Cụ thể, đã sáp nhập, giải thể để giảm 2 ĐVSN thuộc Bộ; giải thể 7 ĐVSN thuộc Cục; giải thể 1 ĐVSN thuộc Tổng cục; giải thể 1 ĐVSN thuộc Cục thuộc Tổng cục; thành lập 1 ĐVSN thuộc Cục thuộc Tổng cục.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2015 - 2021, Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu, quán triệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của ĐVSNCL thuộc Bộ.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã kịp thời ban hành theo thẩm quyền các văn bản liên quan đến thực hiện tự chủ tài chính đối với các ĐVSNCL trực thuộc, góp phần tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy, khuyến khích và hỗ trợ các đơn vị đổi mới tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, nâng cao mức độ tự chủ, giảm dần tỷ trọng chi ngân sách nhà nước cho các ĐVSNCL để cơ cấu lại ngân sách nhà nước, cải cách tiền lương.
Như vậy, trong giai đoạn 2015-2021, Bộ Tài chính không có ĐVSNCL chuyển thành công ty cổ phần hoặc chuyển về các bộ, ngành địa phương khác quản lý.
Phấn đấu giảm từ 3% - 5% số lượng các ĐVSNCL
Phát huy kết quả đạt được, cũng như để tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, sắp xếp, kiện toàn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL, Bộ Tài chính đã đề ra mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 2022-2025 và giai đoạn 2026-2030.
Cụ thể, giai đoạn 2022-2025, Bộ Tài chính đề ra mục tiêu cơ bản hoàn thành sắp xếp, kiện toàn hệ thống các ĐVSNCL thuộc Bộ Tài chính, phấn đấu giảm từ 3% - 5% số lượng các ĐVSNCL so với năm 2021; giảm từ 5%-10% các ĐVSNCL do NSNN đảm bảo chi thường xuyên so với năm 2021; giảm tối thiểu 10% số người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các ĐVSNCL so với năm 2021; giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho ĐVSNCL so với giai đoạn 2015-2021.
Giai đoạn 2026 - 2030, cơ bản giữ ổn định hệ thống các ĐVSNCL thuộc Bộ Tài chính; tập trung đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của ĐVSNCL.
Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, Bộ Tài chính sẽ xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch mạng lưới các ĐVSNCL và danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực tài chính; ban hành theo thẩm quyền định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính.
Cùng với đó, tiếp tục rà soát, kiện toàn hệ thống các ĐVSNCL thuộc Bộ Tài chính phù hợp với quy hoạch theo ngành, lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu quản lý đặc thù của Bộ Tài chính; hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong từng đơn vị theo hướng tinh gọn, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến.
Bộ Tài chính cũng sẽ xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm tại các ĐVSNCL thuộc Bộ Tài chính; trên cơ sở đó, đổi mới cơ chế xác định và giao số lượng người làm việc tại các ĐVSNCL do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên.
Phân loại viên chức, sắp xếp, bố trí lại cơ cấu viên chức theo hướng vị trí chuyên môn, nghiệp vụ chiếm tỷ lệ ít nhất 65% trong tổng số các vị trí tại đơn vị; đổi mới cơ chế, phương thức tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ viên chức; thực hiện chính sách thu hút những người có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi vào làm việc trong ĐVSNCL.
Bộ Tài chính cũng đề ra nhiệm vụ hoàn thiện cơ chế tài chính theo hướng phân định rõ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao với hoạt động kinh doanh dịch vụ của các ĐVSNCL; chuyển từ hỗ trợ cho đơn vị sự nghiệp theo cơ chế lấy chi trừ thu sang cơ chế Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công căn cứ vào chất lượng đầu ra hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; phân loại các ĐVSNCL theo mức độ tự chủ về tài chính để phân cấp và tăng tính chủ động cho các ĐVSNCL.
Đặc biệt, Bộ Tài chính sẽ tăng cường trách nhiệm, giao đủ thẩm quyền cho Hội đồng trường (Hội đồng quản lý) để thực hiện vai trò quản lý của Bộ tại các ĐVSNCL một cách hiệu quả, thực chất; đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực quản trị của các ĐVSNCL, bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công. Nghiên cứu áp dụng mô hình quản trị doanh nghiệp đối với các ĐVSN bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.
Song song với đó là tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, thực hiện nhiệm vụ được giao kém chất lượng và hiệu quả thấp.
Tin liên quan
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025
21:32 | 07/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng gửi thư chúc mừng năm mới 2025
10:46 | 01/01/2025 Tài chính
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Phấn đấu hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác thuế năm 2025
09:15 | 02/01/2025 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics