Phấn đấu đạt nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn
Nguồn thu từ tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2021-2025 đạt 248.000 tỷ đồng. Ảnh: ST |
Trễ hẹn mục tiêu cổ phần hóa
Theo số liệu về tình hình cổ phần hóa (CPH), thoái vốn, cơ cấu lại DNNN năm 2021 và 3 tháng đầu năm 2022 của Bộ Tài chính, trong năm 2021 đã ghi nhận 4 DN CPH với tổng giá trị DN là 333 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước là 196 tỷ đồng.
Về thoái vốn, trong năm 2021 đã thoái vốn tại 18 DN với giá trị 1.665 tỷ đồng, thu về 4.402 tỷ đồng, trong đó thoái vốn nhà nước tại 4 DN với giá trị 52,8 tỷ đồng, thu về 85,1 tỷ đồng, đồng thời các tập đoàn, tổng công ty thoái vốn tại 14 DN với giá trị 1.612 tỷ đồng, thu về 4.317 tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính, trong tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2022, các đơn vị tiếp tục triển khai công tác CPH và thoái vốn theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Đánh giá tình hình thực hiện CPH, thoái vốn cả năm 2021, Bộ Tài chính cho biết, trong năm vừa qua, tiến độ triển khai CPH, thoái vốn chậm, không đạt yêu cầu kế hoạch đề ra. Nguồn thu từ CPH, thoái vốn nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN là 1.404 tỷ đồng, nguồn thu từ CPH, thoái vốn năm 2021 không đáp ứng yêu cầu thu 40.000 tỷ đồng từ bán vốn nhà nước năm 2021 theo Quyết định số 1950/QĐ-TTg ngày 28/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2021. Trong quý 1/2022, nguồn thu từ CPH, thoái vốn nhà nước nộp về Quỹ đạt 229 tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính, việc không hoàn thành kế hoạch CPH, thoái vốn là do các vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Các tồn tại, bất cập làm chậm quá trình CPH thời gian qua bên cạnh nguyên nhân khách quan là DN CPH, thoái vốn có quy mô lớn, sở hữu nhiều đất đai, công tác bán vốn nhà nước phụ thuộc vào thị trường do tình hình của dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến thị trường tài chính, chứng khoán, công tác xác định giá trị DN…, nguyên nhân chủ quan là trong nhận thức và tổ chức thực hiện của một số cơ quan đại diện chủ sở hữu và người đứng đầu DN còn chưa cao, chưa quyết liệt trong tổ chức triển khai, thực hiện CPH, thoái vốn nên còn tư tưởng đối phó dẫn đến kết quả thực hiện CPH, thoái vốn đối với các DNNN không cần nắm giữ vốn thấp. Công tác chuẩn bị CPH, thoái vốn chưa tốt. Nhiều DN chưa hoàn thiện đầy đủ thủ tục pháp lý sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trước khi CPH, thoái vốn; còn nhiều vướng mắc, tồn tại về tài chính chưa được xử lý dứt điểm. Ngoài ra, việc phối hợp giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu với các UBND tỉnh, thành phố, bộ, ngành liên quan trong việc thực hiện lập, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định về sắp xếp lại, xử lý tài sản công còn chưa tốt, tiến độ phê duyệt còn chậm.
Chủ động triển khai thực hiện ngay trong quý 1/2022
Về tình hình CPH, thoái vốn năm 2022, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) cho biết, trong 3 tháng đầu năm, dịch Covid-19 ảnh hưởng đến quá trình CPH, thoái vốn. Sau khi Chính phủ chuyển hướng sang không chủ trương “zero Covid” các DN bắt đầu tiến hành sắp xếp lại. “Quan trọng là hiện nay danh mục CPH, thoái vốn chưa được ban hành. Hiện nay cơ chế đã có sẵn, ngay sau khi có danh mục CPH, thoái vốn DN sẽ có thể tiến hành CPH, thoái vốn ngay”, ông Đặng Quyết Tiến nói.
Cùng với đó, ông Tiến kỳ vọng, sau khi Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thủ tướng Chính phủ với DNNN về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm huy động nguồn lực của DNNN trong phát triển kinh tế - xã hội” được tổ chức, công tác CPH, thoái vốn sẽ được thúc đẩy. Chính phủ vừa ban hành Quyết định 360/QĐ-CP phê duyệt Đề án tái cơ cấu DNNN trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty. Sau khi có quyết định này, các tổng công ty, tập đoàn mới tiến hành phê duyệt kế hoạch tái cơ cấu, cùng với danh mục CPH, thoái vốn được ban hành sẽ tạo thành bộ hướng dẫn chuẩn để DN thực hiện và cũng là cơ sở để các đơn vị chủ quản giám sát, đôn đốc.
Theo ông Đặng Quyết Tiến, năm 2022 cũng như giai đoạn 2021-2025, chủ trương là sẽ tập trung CPH các DN làm ăn thua lỗ, yếu kém. Trong năm 2022, nguồn thu từ CPH, thoái vốn sẽ chủ yếu đến từ thoái vốn. Việc thoái vốn sẽ lựa chọn DN để thoái theo lộ trình, không thoái vốn bằng mọi giá.
Về giải pháp khắc phục, đổi mới, đẩy nhanh tiến độ CPH, thoái vốn trong thời gian tới, Bộ Tài chính cho biết sẽ nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc xây dựng kế hoạch, lộ trình công tác CPH, thoái vốn. Theo báo cáo của Bộ KHĐT, dự kiến trong giai đoạn 2021 - 2025 sẽ cổ phần hóa 22 DN (bao gồm nhiều DN lớn như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Tổng công ty Viễn thông Mobifone…); đồng thời dự kiến sẽ thực hiện thoái vốn tại 126 DN (12 DN thuộc bộ, ngành; 114 DN thuộc UBND địa phương); chuyển 15 DN sang SCIC để thoái vốn. Cùng với đó, cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện rà soát, xây dựng, lập kế hoạch triển khai công tác CPH, thoái vốn các DN nêu trên, có giải pháp giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, DN chủ động triển khai thực hiện ngay trong quý 1/2022; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện; phấn đấu đạt ít nhất nguồn thu từ tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2021-2025 đạt 248.000 tỷ đồng theo Nghị quyết của Quốc hội giao.
Liên quan số thu từ CPH, thoái vốn, Bộ Tài chính cho biết, dự kiến nguồn thu từ quá trình CPH, thoái vốn DNNN giai đoạn 2021 – 2025 theo báo cáo của Bộ KH&ĐT như sau: nguồn thu đạt được khi thực hiện CPH 22 DN nếu tính theo mệnh giá, số tiền thu về khoảng 68.000 tỷ đồng; tính theo thị giá khi IPO dự kiến thu về khoảng 150.000 tỷ đồng. Đối với thoái vốn, dự kiến nguồn thu đạt được khi thoái vốn nhà nước tại 126 DN theo giá trị sổ sách dự kiến khoảng 34.000 tỷ đồng; theo thị giá khoảng 59.000 tỷ đồng. Triển khai thực hiện CPH, thoái vốn nhà nước theo kế hoạch của Bộ KH&ĐT thì nguồn thu từ CPH, thoái vốn nhà nước trong giai đoạn 2022-2025 dự kiến thu về khoảng 210.000 tỷ đồng theo giá thị trường (trong đó nguồn thu từ các DN Trung ương khoảng 162.000 tỷ đồng, nguồn thu từ các DN địa phương khoảng 48.000 tỷ đồng), chưa bao gồm nguồn thu từ CPH, thoái vốn nhà nước tại các DN thuộc SCIC, do đó cơ bản sẽ đảm bảo nguồn thu 248.000 tỷ đồng theo yêu cầu của Quốc hội.
Trong 4 DN đã CPH năm 2021 có 3 DN thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam CPH trong năm 2020 và 1 DN CPH trong năm 2021 là Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển chè Nghệ An (DN này không thuộc danh mục DN CPH được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt). |
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng
09:34 | 22/10/2024 Chứng khoán
Vốn ngoại đang đảo chiều?
15:43 | 11/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán
17:09 | 08/10/2024 Chứng khoán
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Chứng khoán
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK