Phải làm rõ trách nhiệm nếu bỏ lọt sai phạm trong kiểm toán
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn trả lời chất vấn. Ảnh: Quochoi.vn |
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động kiểm toán
Tại phiên chất vấn, đại Hà Đức Minh (đoàn Lào Cai) đã đặt câu hỏi về xử lý trách nhiệm cá nhân hay cơ quan của KTNN liên quan đến những trường hợp bỏ lọt sai phạm.
Tương tự, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (đoàn Quảng Bình) còn nêu, nhiều vụ án tham nhũng cho thấy có sự cấu kết giữa doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước với một số cán bộ, công chức trong các dự án đầu tư công để trục lợi tài sản của nhà nước. Tuy các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước không thuộc các đối tượng kiểm toán của KTNN nhưng những vụ việc này đều liên quan tới sử dụng tài chính công, tài sản công và dự án đầu tư công. Vì vậy, đại biểu đề nghị Tổng KTNN đưa ra giải để phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng.
Trả lời câu hỏi của các đại biểu, Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn thông tin, trong 5 năm qua (từ 2019-2023), cơ quan Kiểm toán đã thực hiện kiểm toán và phát hành 1.345 báo cáo kiểm toán, trong đó có kiến nghị chuyển hồ sơ sang cho cơ quan điều tra 19 vụ án liên quan đến tham nhũng.
Ngoài ra, trong 5 năm qua, cơ quan Kiểm toán cũng đã cung cấp 1.609 hồ sơ, báo cáo, tài liệu cho các cơ quan thanh tra, kiểm tra nhằm giúp cho các cơ quan chức năng đẩy nhanh hiệu quả hơn việc điều tra, truy tố, xét xử đến các đối tượng tham nhũng, tiêu cực.
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7. Ảnh: Quochoi.vn |
Với vấn đề bỏ lọt sai phạm, Tổng KTNN khẳng định, những báo cáo kiểm toán đã phát hành mà không phát hiện sai phạm nhưng đến khi cơ quan chức năng vào làm cùng nội dung, cùng kiểm toán mà phát hiện ra sai phạm thì cần phải làm rõ trách nhiệm.
Về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ nội ngành, Tổng KTNN nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ được Đảng ủy, Ban cán sự đảng, lãnh đạo KTNN rất quan tâm và quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, thường xuyên, liên tục, qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động. Thời gian tới, KTNN tiếp tục tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, lòng tự trọng nghề nghiệp của kiểm toán viên nhà nước; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ, đặc biệt là trong hoạt động kiểm toán.
Tổng KTNN cũng cho hay, KTNN tăng cường thực hiện các cuộc thanh tra thường xuyên, đột xuất, trong đó tập trung thanh tra việc kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; kiểm tra, xác minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong thi hành công vụ; kiểm soát chất lượng kiểm toán, giám sát hoạt động của các đoàn kiểm toán; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong việc giám sát hoạt động của đoàn kiểm toán... Đồng thời, đề cao công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện quy định phòng, chống tham nhũng tiêu cực đối với các đơn vị trực thuộc, các đoàn kiểm toán, đảm bảo không để xảy ra bất cứ hành vi tiêu cực nào trong thực thi công vụ.
Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn nêu rõ, khi phát hiện ra sai phạm, theo quy định của Luật phải làm rõ trách nhiệm của cá nhân và tập thể, từ đó tùy theo mức vi phạm để xử lý theo trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm hành chính.
Thúc tiến độ thực hiện kiến nghị kiểm toán
Ngoài ra, nhiều đại biểu Quốc hội đã chất vấn Tổng KTNN về tình trạng kiến nghị kiểm toán chậm xử lý hoặc chưa thực hiện. Trong đó, đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi (Bến Tre) cho rằng, KTNN đã chuyển 19 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua kiểm toán cho cơ quan điều tra, nghĩa là KTNN chỉ mới phát huy vai trò, hiệu quả, chủ yếu ở khía cạnh phòng ngừa, số vụ việc chuyển cơ quan điều tra còn hạn chế.
Trả lời nội dung này, Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn cho biết, nguyên nhân của tình trạng kiến nghị kiểm toán chậm được thực hiện gồm 4 nhóm nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ đối tượng, đơn vị được kiểm toán, có nguyên nhân từ bên thứ ba hoặc bên kiểm toán và một số nguyên nhân khác.
Theo Nghị quyết 74/2022/QH15 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Quốc hội, những nguyên nhân dẫn đến chậm trễ trong việc thực hiện kiến nghị kiểm toán nói riêng và kỷ cương, kỷ luật tài chính nói chung, ngoài nguyên nhân về vướng mắc cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn định mức thì vướng nhiều ở khâu tổ chức thực hiện. Theo đó ý thức, tinh thần trách nhiệm, trình độ năng lực của người đứng đầu còn yếu, tình trạng đùn đẩy, sợ trách nhiệm, công tác phối hợp giữa các đơn vị còn hạn chế.
Vì thế, Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn cho hay, trong thời gian tới, KTNN sẽ quyết tâm, quyết liệt nâng cao kết luận kiến nghị kiểm toán, kiến nghị thật đúng, thật trúng để các đơn vị thuận lợi trong triển khai thực hiện. Đồng thời tăng cường việc đôn đốc công khai danh sách các tổ chức cá nhân chưa thực hiện các kết luận kiểm toán trên trang web của KTNN. Đồng thời sẽ phối hợp kịp thời hơn, cung cấp các tài liệu đầy đủ hơn và tiếp tục theo dõi, đôn đốc và nâng cao nâng chất lượng các báo cáo kiểm toán để cho những phát hiện rõ hơn, thuận lợi hơn cho các cơ quan chức năng thực hiện.
Phát biểu kết thúc nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực kiểm toán, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, KTNN có vai trò quan trọng trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, góp phần đảm bảo kỷ luật kỷ cương tài chính Nhà nước; giúp Đảng, Nhà nước trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và thực hành tiết kiệm... Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh cho rằng, hoạt động của KTNN thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, nhưng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, bất cập. Kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Còn có kiểm toán viên vi phạm quy chế làm việc, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp. Còn một số trường hợp chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán... Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Tổng KTNN, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, có những giải pháp hiệu quả để khắc phục. Trong đó, các bộ, ngành, địa phương, đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán; kiểm điểm trách nhiệm tổ chức, cá nhân và xử lý nghiêm các trường hợp chậm hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. |
Tin liên quan
Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc lá điện tử từ 2025
21:19 | 30/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng diện tích quảng cáo cho báo in, siết quảng cáo mạng
18:32 | 25/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xem xét đầu tư hơn nữa cho lực lượng phòng, chống ma túy tại biên giới
20:57 | 13/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ tiếp cận tài chính
08:12 | 16/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mỗi đối tượng lao động đều cần những chính sách hỗ trợ phù hợp
14:34 | 15/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
Hải quan Móng Cái tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số năng lực cạnh tranh
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics