Phải khơi thông nguồn lực còn tắc nghẽn
Khơi thông nguồn lực, phát huy nội lực để khôi phục các động lực tăng trưởng Tìm nguồn lực để báo chí phát huy hết vai trò trong truyền thông chính sách Bảo đảm các nguồn lực lưu thông thông suốt |
Ông đánh giá như thế nào về những điểm sáng của nền kinh tế nước ta thời gian qua?
Ông Phan Đức Hiếu |
Đặt trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới thì kinh tế nước ta những tháng qua có nhiều điểm tích cực, tạo cơ hội cho tăng trưởng. Theo tôi, điểm tích cực đầu tiên là ngoại giao kinh tế đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó phải kể đến những con số khả quan về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), với sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng đầu tư và giải ngân các dự án trong thời gian từ năm 2019 đến nay. Điều này cho thấy, ngoại giao kinh tế, quan hệ kinh tế đối ngoại đã giúp Việt Nam trở thành điểm sáng trong khu vực và toàn cầu về thu hút nguồn vốn nước ngoài.
Một điểm rất đáng ghi nhận nữa là sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn. Cùng với đó là những nỗ lực cố gắng của các bộ, ngành, địa phương để cùng đóng góp vào các hoạt động tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt là Chính phủ đã rất quyết liệt triển khai nhiều giải pháp về cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Chẳng hạn, cuối tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg về tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp cải cách và nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng thành lập hàng loạt tổ công tác để giám sát việc thực hiện nhiều chỉ đạo, tháo gỡ nhiều vướng mắc, hạn chế. Chính phủ và các bộ, ngành cũng rất quyết đoán trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho tăng trưởng, như việc chuyển chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang linh hoạt, nới lỏng phù hợp là một quyết định rất cân não; hay việc ban hành nhiều chính sách tài khóa để để giúp doanh nghiệp giảm chi phí kinh doanh…
Theo ông, những khó khăn hiện nay có gì cần chú ý?
Chúng ta đều thấy nền kinh tế hiện nay vẫn rất bất định, nhất là từ những cuộc xung đột chính trị tại nhiều quốc gia. Vì thế, các cơ quan quản lý phải nhận diện được những vấn đề tác động tới chất lượng tăng trưởng, trong đó phải nhận diện được khó khăn của doanh nghiệp. Trước đây, doanh nghiệp gặp rào cản về thể chế, sự phức tạp của thủ tục hành chính, nhưng hiện tại khó khăn còn là về thị trường, về sự cạnh tranh gay gắt trên “sân nhà” và thương trường quốc tế.
Lãnh đạo Chính phủ và nhiều bộ, ngành đang nói nhiều về mở rộng thị trường, đa dạng hóa thị trường để khắc phục tình trạng thiếu đơn hàng. Nhưng đây không phải giải pháp mỗi Việt Nam nhận định được mà các quốc gia khác, các doanh nghiệp trên thế giới cũng hiểu. Vì thế, cạnh tranh vẫn rất khốc liệt, khiến những khó khăn của doanh nghiệp hiện nay rất khác với trước kia.
Giải pháp cho những khó khăn cần sự đổi mới và chú trọng như thế nào, thưa ông?
Vấn đề đã được nói nhiều thời gian qua là phải khai thông những nguồn lực hiện có nhưng đang tắc nghẽn, loay hoay chưa tìm được lối ra. Vì thế, Chính phủ hoặc Quốc hội phải có những nghị quyết đặc thù để tháo gỡ kịp thời và dứt điểm. Chẳng hạn, Nghị quyết 33/2023/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản là kịp thời, nhưng theo tôi, Nghị quyết này vẫn chưa đủ thậm chí là chưa đủ tầm cho tất cả dự án kinh doanh hiện nay. Với các vướng mắc thuộc thẩm quyền của Quốc hội, cần có nghị quyết của Quốc hội để giải quyết, không chỉ là các nghị quyết về cơ chế chung hay nghị quyết thí điểm.
Một nguồn lực khác có thể khai thông ngay là từ khối doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp tư nhân đang gặp khó khăn thì tại sao không nhanh chóng phát huy vai trò của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Vấn đề này có hai việc quan trọng cần thực hiện và tập trung nhiều hơn đó là đẩy nhanh cổ phần hóa, thoái vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động. Bởi thực tế là nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa thể phát huy hết hiệu quả do vướng mắc về thể chế và chính sách. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh giải quyết những dự án mà doanh nghiệp nhà nước còn đang thực hiện dang dở, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước triển khai các dự án sản xuất kinh doanh mới. Chính phủ nên ưu tiên cho khu vực này bằng cách rà soát, sửa đổi khung thể chế đối với doanh nghiệp nhà nước.
Mặt khác cũng về thể chế thì bên cạnh việc cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, các cơ quan quản lý nên thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát kinh doanh một cách phù hợp. Trong bối cảnh hiện tại, hoạt động này là cần thiết, nhưng để phát hiện sớm những sai sót và hỗ trợ người dân, hỗ trợ doanh nghiệp và hỗ trợ cả cán bộ cơ quan nhà nước thực thi đúng, không nên đặt mục tiêu trọng tâm về xử lý và xử phạt. Chẳng hạn với các dự án đang “đắp chiếu”, thì phải thanh kiểm tra để tìm ra nguyên nhân bị dừng lại, để đưa ra giải pháp phục hồi và phát huy hiệu quả cho dự án.
Bên cạnh đó, vấn đề cần quan tâm là phải thêm chính sách hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí kinh doanh; tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn cung một số mặt hàng thiết yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh như điện, xăng dầu, lương thực… Đặc biệt, nguồn cung điện là rất cần thiết và chúng ta có thể phải trả giá rất đắt nếu không đảm bảo vấn đề này.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics