Phác thảo bức tranh ngân sách nhà nước năm 2022
Nền kinh tế kỳ vọng sẽ phục hồi vào năm 2022 là cơ sở để tăng thu ngân sách. Ảnh: ST |
Thu nội địa tăng 6-8%, thu XNK tăng 4-6%
Đối với thu ngân sách, theo Bộ Tài chính, việc xây dựng dự toán thu năm 2022 bám sát tình hình kinh tế - xã hội, tài chính thế giới và trong nước trong bối cảnh tiếp tục đối mặt nhiều rủi ro, khó khăn, đặc biệt là các thách thức, tác động của dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai và các xu hướng mới về dịch chuyển đầu tư, thương mại... Cùng với đó, cần tính toán cụ thể các yếu tố tăng, giảm và dịch chuyển nguồn thu do thay đổi chính sách pháp luật về thu, gia hạn thời gian nộp thuế, giảm phí, lệ phí và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế để thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường công tác quản lý, chống thất thu, chống chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế, quản lý chặt chẽ giá tính thuế...
Bộ Tài chính cũng đưa ra mục tiêu cụ thể, đó là phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2022 (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại DN, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước) bình quân cả nước tăng khoảng 6-8% so với ước thực hiện năm 2021. Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2022 tăng bình quân khoảng 4-6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2021.
Đối với xây dựng dự toán thu nội địa năm 2022, các địa phương phải tổng hợp đầy đủ các nguồn thu thuộc phạm vi thu NSNN phát sinh trên địa bàn (bao gồm cả số thu ngân sách ở xã, phường, thị trấn, các khoản thu thuế nhà thầu nước ngoài, nhà thầu trong nước khi thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn, các khoản thuế từ các dự án mới được đưa vào sản xuất kinh doanh, các dự án hết thời gian ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp); đồng thời loại trừ các khoản theo quy định không thuộc nguồn thu cân đối NSNN trên cơ sở đánh giá đầy đủ thực tế thực hiện năm 2021, những đặc thù của năm 2022 và số kiểm tra dự toán thu năm 2022 được cơ quan có thẩm quyền thông báo.
Trong xây dựng dự toán thu NSNN năm 2022, Bộ Tài chính cũng tạm tính phân cấp một số khoản thu giữa NSTƯ và NSĐP (tỷ lệ cụ thể Chính phủ sẽ trình Quốc hội quyết định sau) như: số thu thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu: tính 37,2% số thu là khoản thu phân chia giữa NSTƯ và NSĐP; 62,8% số thu điều tiết 100% về NSTW; số thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, khoáng sản: trường hợp giấy phép khai thác do cơ quan trung ương cấp, thực hiện phân chia 70% số thu cho NSTƯ, 30% cho NSĐP; trường hợp giấy phép khai thác do UBND cấp tỉnh cấp, thực hiện để lại 100% cho NSĐP.
Đối với xây dựng dự toán thu ngân sách từ hoạt động XNK, theo Bộ Tài chính, dự toán thu ngân sách căn cứ vào dự báo tăng trưởng kim ngạch XNK hàng hóa, dịch vụ có thuế trong bối cảnh hội nhập... và phải xét đến các yếu tố tác động như: dự kiến biến động giá trong nước và giá thị trường quốc tế của những mặt hàng có số thu NSNN lớn; tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng tiền của các đối tác thương mại chiến lược; tác động giảm thu từ việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo các FTA đã ký kết và thực thi cam kết trong năm 2022; quy mô, tiến độ thực hiện của các dự án đầu tư trọng điểm có NK nguyên vật liệu, trang thiết bị; kế hoạch sản xuất của các nhà máy lọc dầu trong nước.
Ưu tiên thanh toán nợ xây dựng cơ bản trong chi đầu tư phát triển
Đánh giá về mục tiêu trong xây dựng dự toán thu ngân sách 2022, chuyên gia Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Vietnam cho rằng, mức tăng thu tuy cao nhưng khả thi. “Nguồn thu ngân sách phụ thuộc vào dự báo tốc độ tăng GDP của năm 2022. Năm 2022, dự báo dịch Covid-19 được kiểm soát khi vắc xin được tiêm chủng rộng rãi, đạt được miễn dịch cộng đồng chậm nhất vào quý 2, nền kinh tế phục hồi trở lại, cùng với đó là khả năng phục hồi của các DN, đặc biệt là các DN tư nhân, DN FDI là nguồn chính của thu nội địa. Cùng với đó, thị trường toàn cầu được phục hồi cũng giúp cho nền kinh tế Việt Nam phục hồi dưới 2 góc độ: XNK tăng và thu từ XNK tăng; các DN trong nước cũng được hưởng lợi do gia công cho các DN ngoại”, chuyên gia Lê Duy Bình nói.
Đối với dự toán chi NSNN, năm 2022 sẽ ưu tiên và tập trung nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, chi an sinh xã hội, chi đầu tư phát triển và đảm bảo an ninh, quốc phòng, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong đó, dự toán chi đầu tư phát triển (ĐTPT) sẽ ưu tiên bố trí dự toán năm 2022 để thanh toán nợ xây dựng cơ bản, thu hồi vốn ứng trước NSNN; các dự án đã hoàn thành nhưng chưa bố trí đủ vốn; các dự án chuyển tiếp, hoàn thành trong năm 2022; vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; bố trí vốn đầu tư nguồn NSNN thực hiện các dự án, công trình phát triển hạ tầng trọng điểm có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo hình thức đối tác công tư (PPP); cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách. Mức bố trí vốn cho từng nhiệm vụ phải phù hợp với tiến độ thực hiện và giải ngân trong năm 2022. Tổng mức hỗ trợ vốn ĐTPT hằng năm của NSTƯ cho NSĐP để thực hiện một số chương trình, dự án lớn, đặc biệt quan trọng có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương tối đa không vượt quá 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSTƯ.
Đối với dự toán chi thường xuyên, Bộ Tài chính yêu cầu cơ quan trung ương và các địa phương xây dựng dự toán chi thường xuyên chi tiết theo từng lĩnh vực chi, đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ chính trị quan trọng, thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ Nhà nước đã ban hành, nhất là các chính sách chi cho con người, chi an sinh xã hội, các chính sách cho người dân trong bối cảnh còn nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh. Trong đó, dự toán chi thường xuyên năm 2022 nguồn NSNN của cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể sẽ phải thực hiện tiết kiệm tối thiểu 10% chi thường xuyên (ngoài chi lương, các khoản đóng góp theo lương theo quy định, các khoản chi cho con người) so với dự toán năm 2021 trên cơ sở hạn chế tối đa mua sắm xe ô tô công và trang thiết bị đắt tiền, thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công theo quy định, tiết giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách như: đoàn ra, đoàn vào, khánh tiết, hội thảo, hội nghị..., tăng chi từ nguồn thu sự nghiệp công; dành nguồn tăng chi đầu tư phát triển, cải cách tiền lương, thực hiện chuẩn nghèo, chi trợ cấp xã hội.
Tin liên quan
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp thu thuế thương mại điện tử
20:21 | 15/11/2024 Tài chính
Cách nào ngăn đà bán ròng của khối ngoại?
10:45 | 15/11/2024 Tài chính
Thông qua dự toán ngân sách năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công
23:15 | 13/11/2024 Tài chính
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
15:19 | 13/11/2024 Tài chính
Nhiều thách thức trong cơ cấu lại tài chính công
08:00 | 13/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử khai, nộp thuế thay giúp giảm đầu mối kê khai, giảm chi phí tuân thủ
07:02 | 13/11/2024 Thuế - Kho bạc
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics