Facebook Twitter youtube Tiktok

Ông Trần Quang Chiểu, UV thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH: Dùng CPI làm căn cứ để điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh là đúng luật

(HQ Online) - Ông Trần Quang Chiểu (ảnh), Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã khẳng định điều này trong cuộc trao đổi với Báo Hải quan xung quanh đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh để tính thuế Thu nhập cá nhân của Bộ Tài chính.
ong tran quang chieu uy vien thuong truc uy ban tai chinh ngan sach cua quoc hoi dung cpi lam can cu de dieu chinh muc giam tru gia canh la dung l Vì sao Bộ Tài chính chỉ đề xuất nâng giảm trừ gia cảnh mà không xin sửa Luật?
ong tran quang chieu uy vien thuong truc uy ban tai chinh ngan sach cua quoc hoi dung cpi lam can cu de dieu chinh muc giam tru gia canh la dung l Nâng mức giảm trừ gia cảnh sẽ giảm bớt khó khăn cho người nộp thuế
ong tran quang chieu uy vien thuong truc uy ban tai chinh ngan sach cua quoc hoi dung cpi lam can cu de dieu chinh muc giam tru gia canh la dung l Mức điều chỉnh giảm trừ gia cảnh phù hợp với biến động giá cả
ong tran quang chieu uy vien thuong truc uy ban tai chinh ngan sach cua quoc hoi dung cpi lam can cu de dieu chinh muc giam tru gia canh la dung l Điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân
ong tran quang chieu uy vien thuong truc uy ban tai chinh ngan sach cua quoc hoi dung cpi lam can cu de dieu chinh muc giam tru gia canh la dung l

Ông đánh giá như thế nào về đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh thuế Thu nhập cá nhân của Bộ Tài chính, thưa ông?

Tôi hoàn toàn ủng hộ với đề xuất này của Bộ Tài chính. Đây là điều cần thiết phải làm bởi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng lên 23% so với năm 2013. Mức giảm trừ gia cảnh này sẽ vẫn đảm bảo cao hơn GDP bình quân đầu người, tiền lương tối thiểu vùng, mức thu nhập và chi tiêu trung bình xã hội cho năm hiện tại cũng như một số năm về sau.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh nên dựa vào nhiều yếu tố khác nữa thay vì chỉ dùng yếu tố CPI để đảm bảo chính xác, công bằng. Ý kiến của ông như thế nào?

Đề xuất điều chỉnh căn cứ theo CPI của Bộ Tài chính là hoàn toàn hợp lí với pháp luật hiện hành. Bởi lẽ việc sửa đổi mức giảm trừ gia cảnh lần này căn cứ theo đúng quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật số 26/2012/QH13. Luật đã quy định nên việc Bộ Tài chính dùng chỉ số giá tiêu dùng CPI làm căn cứ để điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh là chiếu theo đúng Luật.

Với các chỉ tiêu khác như: GDP bình quân đầu người, tiền lương tối thiểu vùng, mức thu nhập và chi tiêu trung bình xã hội,... Bộ Tài chính nên nghiên cứu, tham khảo khi sửa quy định về giảm trừ gia cảnh tại Luật thuế Thu nhập cá nhân sau này.

Vậy việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh khi chỉ số CPI đã tăng lên mức 23% của Bộ Tài chính có được cho là chậm trễ không, thưa ông?

Luật quy định chỉ khi biến động CPI trên 20% trở lên mới phải điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh chứ không quy định cụ thể là đúng 20% đã điều chỉnh.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng CPI từ thời điểm Luật số 26 có hiệu lực thi hành (1/7/2013) đến hết tháng 6 năm 2019 tăng 18,17%; đến hết tháng 9/2019 tăng 19,65%; đến hết tháng 12/2019 tăng 23,2%).

Nhìn vào diễn biến biến động chỉ số CPI như vậy thì việc chờ đến hết năm 2019 Bộ Tài chính mới tính toán mức điều chỉnh là hợp lý. Không thể bất chấp thời điểm cứ biến động giá đến 20% là bắt tay vào sửa ngay mà vẫn phải chờ cho đến hết năm và hết kì tính thuế. Như thế sẽ vừa đảm bảo tính ổn định cho chính sách cũng như tiết kiệm chi phí cho người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế.

Ngay sau khi đề xuất của Bộ Tài chính được đưa ra, bên cạnh những ý kiến ủng hộ vẫn còn có ý kiến cho rằng mức giảm trừ 11 triệu đồng/ tháng là khá thấp? Ý kiến của ông vế vấn đề này như thế nào?

Thực tế, với mỗi một vấn đề liên quan đến việc nộp thuế luôn có những ý kiến trái chiều. Mỗi một đề xuất chắc chắn sẽ vấp phải những ý kiến phản đối. Với đề xuất này của Bộ Tài chính, tôi cho rằng những người phản đối là những người có thu nhập khá trở lên. Chính vì vậy dù có nâng lên 15 triệu đồng hay 18 triệu đồng thì chắc chắn những đối tượng có thu nhập đó trở lên vẫn sẽ “kêu”. Đây là điều khó tránh khỏi.

Với quy định nâng mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế lên 11 triệu đồng/tháng như đề xuất của Bộ Tài chính thì những người lao động, công chức bình thường sẽ không chịu tác động nhiều.

Thuế Thu nhập cá nhân có thể hiểu là tính thuế trên thu nhập. Ở nhiều nước trên thế giới, cứ có thu nhập thì người dân sẽ phải nộp thuế. Một đồng cũng phải nộp thuế. Tất nhiên sẽ tính trường hợp nào được miễn và bao nhiêu phần trăm được miễn.

Còn tại Việt Nam, bản chất của thuế Thu nhập cá nhân nội hàm của nó đang là “đánh” vào người có thu nhập cao, tức là chỉ những người có mức thu nhập trung bình khá trở lên mới phải chịu thuế. Những người có thu nhập thấp và trung bình thực tế không hề chịu ảnh hưởng của Luật thuế Thu nhập cá nhân.

ong tran quang chieu uy vien thuong truc uy ban tai chinh ngan sach cua quoc hoi dung cpi lam can cu de dieu chinh muc giam tru gia canh la dung l
Chỉ số giá tiêu dùng tính đến hết tháng 12/2019 tăng 23,2% Ảnh: S.T.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, với đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh nêu trên thì số thu về từ thuế Thu nhập cá nhân giảm khoảng 10.300 tỷ đồng/năm (tương đương giảm khoảng 13% số thu ngân sách từ thuế Thu nhập cá nhân năm 2019). Ông có lo ngại cho cơ cấu thu ngân sách của nhà nước trong năm 2020 không?

Tôi cho rằng không nên đặt nặng vấn đề này bởi con số mà Bộ Tài chính đưa ra là dựa vào các đối tượng nộp thuế hiện tại với số thu nhập của họ ở thời điện hiện tại và theo mức đóng quy định tại Luật hiện hành. Nhưng thực tế, lương của người lao động đang tăng lên từng năm. Cùng với đó cũng không ít người có thu nhập cao hơn do sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy chưa cần lo lắng đến việc hụt thu cho ngân sách trong tương lai.

Xin cảm ơn ông!

Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh:

Tôi hoàn toàn ủng hộ với đề xuất của Bộ Tài chính về nâng mức giảm trừ gia cảnh cho thuế Thu nhập cá nhân. Một sắc thuế cần có tính ổn định nên cách thức điều chỉnh theo tính định kì của Bộ Tài chính là điều hợp lý. Dù CPI thay đổi hàng năm nhưng cũng không nên vì thế mà cơ quan quản lý phải điều chỉnh theo từng năm bởi như thế sẽ gây khó khăn cho người dân cũng như cơ quan thuế trong việc tính toán thuế.

Việc điều chỉnh theo định kì khoảng 5 năm /lần là điều hợp lí để cho thuế không bị lạc hậu. Và mỗi lần điều chỉnh nên điều chỉnh mức cao hơn để tránh thiệt thòi cho người nộp thuế.

Chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh:

Tôi hoan nghênh với đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh thuế Thu nhập cá nhân. Tôi nghĩ rằng điều này phù hợp với nhu cầu cải thiện đời sống của người dân cũng như tính đến yếu tố tăng của chỉ số giá tiêu dùng CPI trong thời gian qua. Đây là bước đi cần thiết chứng tỏ Bộ Tài chính chú ý đến phản ứng của người dân và có chú ý đến mức thu nhập của người dân bây giờ.

Tôi hy vọng đề nghị này của Bộ Tài chính sẽ được các chuyên gia, nhất là các chuyên gia lao động tính toán góp ý xem mức giảm trừ này đã thoả đáng hay chưa và có thể tăng hay giảm mức nào sao cho phù hợp với thực tế, tránh tình trạng chưa ban hành đã lạc hậu.

Chủ tịch HĐTV Công ty Luật BASICO, Trọng tài viên VIAC, Luật sư Trương Thanh Đức:

Xét từ góc độ này, việc giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng là thấp vì có khi vẫn thiếu trước hụt sau mà đã phải nộp thuế thu nhập. Nhưng nếu xét từ góc độ khác thì con số miễn trừ 9 triệu đồng hiện hành cũng đã là quá cao vì đa số người lao động có thu nhập thấp hơn nhiều mức đó. Người có thu nhập vượt mấy lần mức tiền lương tối thiểu cũng chỉ phải đóng thuế ở mức vài phần trăm, với số tiền khá ít thì có gì là quá đáng? Tất cả là do ngành Thuế chưa lý giải thuyết phục được cơ sở, căn cứ và triết lý thu loại thuế này.

Nói rộng ra, cần có quan điểm cải cách, thay đổi cơ bản Luật thuế Thu nhập cá nhân cho hợp lý, công bằng hơn trong thời kỳ công nghệ phát triển như hiện nay và các doanh nghiệp chuẩn bị chuyển hết sang xuất hoá đơn điện tử. Cần cải cách thuế suất, bậc thuế và giảm trừ cái gì để cho ra số tiền phải nộp thuế, quan trọng hơn là chỉ tính mức khởi điểm phải nộp thuế và giảm trừ gia cảnh. Làm được tổng thể thì sẽ không còn quá quan trọng trong việc nâng mức giảm trừ gia cảnh mà có thể giữ ổn định hàng chục năm.

Chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính, PGS.TS Ngô Trí Long:

Theo tôi, cách tính mức giảm trừ gia cảnh chỉ căn cứ vào biến động CPI là chưa đủ mà còn phải tính theo xu hướng phát triển nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng phải tăng lên. Từ 1/7/2013 đến nay là gần 7 năm rồi, đời sống của người dân cũng nâng lên rất nhiều, nhu cầu về vật chất và tinh thần cao hơn nhiều. Cho nên, chỉ số giá tiêu dùng chỉ là một căn cứ, Bộ Tài chính cần phải tính toán trên nhiều phương diện nữa.

Hơn nữa, mức giảm trừ gia cảnh không nên đồng đều, cào bằng. Nói ví dụ, bạn có 1 triệu đồng ở miền núi chi tiêu sẽ được nhiều hơn so với 1 triệu đồng ở thành phố. Hay bạn thuê nhà trọ hay mua một căn hộ ở trên miền núi giá sẽ thấp hơn nhiều so với ở thành phố. Có thể tham khảo chính sách như Singapore, họ chia thành từng khu vực để áp dụng mức giảm trừ khác nhau. Ở các thành phố lớn, mức tiêu dùng sinh hoạt cao hơn thì mức giảm trừ cũng cần phải cao hơn và ngược lại.

Nhóm PV (ghi)

Thùy Linh (thực hiện)

Tin liên quan

Vượt chỉ tiêu đề ra, GDP năm 2024 đạt 7,09%

Vượt chỉ tiêu đề ra, GDP năm 2024 đạt 7,09%

(HQ Online) - Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 4/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước, duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước. Tính chung năm 2024, GDP ước tính tăng 7,09% so với năm trước, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của các năm 2018, 2019 và 2022 trong giai đoạn 2011-2024.
Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%

Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%

(HQ Online) - Theo Bộ Tài chính, công tác quản lý, điều hành giá năm 2024 đã bám sát theo đúng kịch bản điều hành đề ra, giá cả thị trường trong nước cơ bản ổn định.
Chủ động dự báo, xây dựng kịch bản cho mục tiêu điều hành giá năm 2025

Chủ động dự báo, xây dựng kịch bản cho mục tiêu điều hành giá năm 2025

(HQ Online) - Trong năm 2024, công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát đã đảm bảo theo mục tiêu. Mặt bằng giá cả được kiểm soát để không có biến động đột biến về giá, nhất là đối với một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021

Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021

(HQ Online) - Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đánh giá về kinh tế 2020 và nhận định về tăng trưởng kinh tế 2021.
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA

Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA

(HQ Online) - Năm 2020, việc thực thi các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã mang lại nhiều kết quả rất tích cực, dù nền kinh tế trong nước đứng trước nhiều thách thức. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, bà Nguyễn Thị Thu Trang (ảnh), Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, các cơ quan nhà nước vẫn còn nhiều việc để triển khai thực thi hiệu quả FTA, còn các doanh nghiệp cũng phải tự nỗ lực để cải thiện năng lực cạnh tranh một cách chắc chắn để không thua trên “sân nhà”.
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?

Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?

(HQ Online) - Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 trình Đại hội XIII của Đảng đã đưa ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, PGS.TS. Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, trường Đại học Kinh tế quốc dân, kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, kết quả như trên sẽ đạt được nếu Việt Nam có những đột phá chiến lược, vượt trội hơn nhiều quốc gia khác.
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp

Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp

(HQ Online) - TPHCM dự kiến triển khai gói tín dụng 4.000 tỷ đồng với lãi suất 0% hỗ trợ cho doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực đang bị tác động bởi dịch Covid-19. Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA) xung quanh gói hỗ trợ này.
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất

Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất

(HQ Online) - Nhận định về năm 2021, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng, sức mua thị trường năm 2021 vẫn sẽ dậm chân tại chỗ, không có sự tăng trưởng đột phá nếu tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may dễ dàng khai thác lợi ích của các hiệp định đã có và thúc đẩy chuỗi sản xuất trong khu vực.
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu  sang Trung Quốc

Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc

(HQ Online) - Ngày 8/12, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký Nghị định thư về XK thạch đen của Việt Nam sang Trung Quốc tại cuộc họp trực tuyến giữa hai bên. Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đánh giá, với việc mở cửa được thị trường Trung Quốc, XK "cây trăm tỷ" của Việt Nam sẽ tốt hơn, mang lại thu nhập cao hơn cho người dân.
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm

Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm

(HQ Online) - Liên quan đến Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 11/1/2021, đang được người dân trong cả nước quan tâm, tìm hiểu. Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an vừa có buổi trao đổi với báo chí về vấn đề này.
Ngân hàng cung cấp thông tin  cho cơ quan Thuế:  Hiểu đúng, hiểu đủ  để tránh hoang mang

Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang

(HQ Online) - Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý Thuế đưa ra yêu cầu các ngân hàng thương mại phải cung cấp thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế theo đề nghị của cơ quan Thuế. Điều này dấy lên những lo ngại về việc bảo mật thông tin khách hàng. Tuy nhiên, khi trao đổi với Phóng viên Báo Hải quan, theo chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu (ảnh), pháp luật đã có quy định rất rõ ràng, những ai vi phạm đều sẽ bị xử lý.
Nên công khai những người sử dụng bằng giả

Nên công khai những người sử dụng bằng giả

(HQ Online) - Xung quanh việc cấp và sử dụng bằng giả xảy ra tại trường Đại học Đông Đô, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng.
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021

Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021

(HQ Online) - Trước nguy cơ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, đặc biệt là dịp cao điểm trước, trong và sau tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 tăng cao, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Hùng Anh đã trả lời phỏng vấn Báo Hải quan về các biện pháp của lực lượng Hải quan sẽ triển khai trong thời gian tới.
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn

(HQ Online) - Trước thềm hội nghị đối thoại của Bộ Tài chính với DN về chính sách và thủ tục hành chính thuế, hải quan năm 2020, diễn ra ngày 24/11 tại Hà Nội và 27/11 tại TP Hồ Chí Minh, Báo Hải quan có cuộc trao đổi với ông Kim Long Biên, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Hải quan các nội dung liên quan hội nghị này.
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan  đã tăng lên nhiều lần

Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần

(HQ Online) - Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, trong bối cảnh kinh tế đang chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, mối quan hệ đối tác giữa Hải quan với doanh nghiệp ngày càng được cải thiện, giúp doanh nghiệp thuận lợi trong thương mại, gia tăng uy tín của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá

Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá

(HQ Online) - Các quy định về quản lý thuế doanh nghiệp có giao dịch liên kết tại Việt Nam đã đảm bảo đủ cơ sở pháp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế, không có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Đó là khẳng định của ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế khi nói về những nội dung của Nghị định 132/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 5/11/2020.
Xem thêm
cong-ty-cp-cang-cai-mep-gemadept-terminal-link
peugeot-viet-nam
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản

SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản

Từ nay đến hết 31/12/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai chuỗi chương trình ưu đãi hấp dẫn với hàng nghìn phần quà cho khách hàng mới, tổng giá trị lên tới 13 tỷ đồng.
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

Chỉ riêng thị trường Trung Quốc chiếm tới 38% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Vượt qua điện thoại và linh kiện, những năm gần đây, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện liên tục đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu.
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025

Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025

Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình tín dụng “Hưởng vay ưu đãi – Khởi sắc tương lai” nhằm đồng hành cùng Khách hàng cá nhân trong hành trình chinh phục các mục tiêu phát triển, mở rộng kinh doanh trong năm 2025.
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?

Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2024 sang thị trường EU đã rời vị trí top đầu xống vị trí thứ 4. Các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ có thêm nhiều cơ hội XK cá tra sang EU trong năm nay.
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

Tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.
Phiên bản di động