Ổn định tỷ giá- Thành công của điều hành chính sách tiền tệ
Theo Tổng cục Thống kê, nếu như tỷ giá tăng cao trong những năm 2008- 2010 thì năm 2011 - 2012 lại giảm xuống rất thấp. Sự ổn định tỷ giá được kéo dài đến hết quý I-2013 cho đến đầu quý II-2013, thị trường đã có những biến động. Tuy nhiên, biến động này vẫn nằm trong mục tiêu mà NHNN đã đề ra ngay từ đầu năm 2013, đó là ổn định tỷ giá trong biên độ tăng không quá 2-3% trong năm 2013.
Theo ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối (NHNN), hơn 2 năm qua, NHNN đã đồng thời đạt được hai mục tiêu quan trọng là ổn định tỷ giá và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước. Lòng tin vào đồng nội tệ của Việt Nam được nâng cao, tâm lý găm giữ ngoại tệ được đẩy lùi một bước. Nếu như trước đây tỷ giá thường xuyên biến động, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước thì bắt đầu từ năm 2012 đến nay, thị tường ngoại hối và tỷ giá về cơ bản ổn định, yếu tố đầu cơ được hạn chế, thị trường tự do gần như không còn hoạt động công khai. Đồng thời, dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng mạnh, đến thời điểm hiện tại tăng gấp hơn hai lần so với mức cuối năm 2011.
Ông Nguyễn Quang Huy cũng khẳng định, thành công trong việc giữ ổn định tỷ giá của NHNN trong thời gian qua có sự đóng góp quan trọng của việc điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chặt chẽ, linh hoạt, kiên trì theo đuổi mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý. Bên cạnh đó, NHNN đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm chuyển dần quan hệ huy động – cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua - bán ngoại tệ, như thu hẹp dần đối tượng được phép vay ngoại tệ, giảm giới hạn trạng thái của các tổ chức tín dụng, tăng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ.
Ông Trương Văn Phước, Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia nhìn nhận, việc tỷ giá ổn định không tự nhiên mà có, tự thân NHNN đã nhìn thấy sớm và đã gỡ "kíp nổ tỷ giá", đó là gỡ bỏ vàng ra khỏi hệ thống tổ chức tín dụng. Những biện pháp hành chính có vẻ hơi khắc nghiệt nhưng làm sức hấp dẫn tiền đô la Mỹ thấp hơn tiền đồng Việt Nam (VND).
Bên cạnh đó, sự ổn định của tỷ giá và hoạt động thị trường ngoại tệ đi vào khuôn khổ là một trong những nhân tố góp phần làm giảm thiểu tình trạng đô la hóa tại Việt Nam. NHNN đã chỉ đạo các NHNN chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường các biện pháp quản lý ngoại tệ và kinh doanh vàng, phát hiện và xử lý vi phạm, yêu cầu các TCTD chấp hành nghiêm chỉnh các qui định về quản lý ngoại tệ và hoạt động kinh doanh vàng, đặc biệt là qui định về tỉ giá và giao dịch ngoại hối. Nhờ đó, xu hướng chuyển dịch tiền gửi ngoại tệ sang VND ngày càng tăng, góp phần đẩy lùi tình trạng đô la hóa nền kinh tế.
PGS.TS Tô Kim Ngọc, Phó giám đốc Học viện Ngân hàng cũng khẳng định, vấn đề giảm tình trạng đô la hóa được thể hiện rõ trong quy mô tài sản có ngoại tệ và tài sản nợ ngoại tệ trong hệ thống tổ chức tín dụng đã tăng chậm lại kể từ cuối năm 2011 so với giai đoạn từ năm 2006 cho tới nửa đầu năm 2011. Tình trạng đô la hóa tiền mặt cũng được kiểm soát nhờ những hoạt động kiểm tra gắt gao của Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan chức năng khác trong việc hạn chế, phát hiện và xử lý các trường hợp mua bán ngoại tệ trái quy định của pháp luật.
Từ quý IV-2011, để kiểm soát kỳ vọng, góp phần ổn định tỷ giá, NHNN thường xuyên chủ động đưa ra các cam kết về việc tiếp tục duy trì ổn định tỷ giá trong từng thời kỳ. Trong hai năm qua, NHNN đã thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, góp phần ổn định giá trị VND. Các mức lãi suất điều hành và lãi suất huy động VND được điều chỉnh giảm, phù hợp với diễn biến lạm phát và điều hành tỉ giá, đảm bảo mức chênh lệch cao hơn so với lãi suất ngoại tệ nhằm khuyến khích xu hướng nắm giữ VND.
Trong những tháng cuối năm 2013, NHNN khẳng định sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến trên thị trường tiền tệ và áp dụng những biện pháp cần thiết để ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định tình hình kinh tế vĩ mô và tăng niềm tin vào VND. Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tỷ giá và chính sách tỷ giá luôn là vấn đề nóng bỏng vì nó ảnh hưởng mang tính chất trường tồn tới các biến số kinh tế vĩ mô. Trong tương lai gần, chính sách tỷ giá của Việt Nam khó có thể chuyển sang được cơ chế thả nổi. Chỉ khi nào áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi, Chính phủ mới có thể tập trung và chính sách tiền tệ với công cụ chủ yếu là lãi suất, do vậy chính sách tỷ giá vẫn là một trong số công cụ quan trọng của NHNN Việt Nam./.
Đỗ Huyền
Tin liên quan
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics