Nông sản xuất sang Trung Quốc -chính ngạch để vững bền
Trung Quốc đã, đang và sẽ còn là thị trường quan trọng hàng đầu trong XK nông, lâm, thủy sản của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thanh Ảnh: ST |
Cơ hội nhiều, thách thức không nhỏ
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong lĩnh vực nông nghiệp hiện Việt Nam và Trung Quốc đã ký 13 văn kiện nhằm thúc đẩy thương mại nông sản. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phân tích, Việt Nam XK sang Trung Quốc các sản phẩm như: Thực phẩm, cây công nghiệp, rau quả nhiệt đới, thủy sản. Ngược lại, Trung Quốc XK sang Việt Nam các mặt hàng là vật tư và thiết bị nông nghiệp, các sản phẩm ôn đới, hàng nông sản chế biến.
Thống kê, giai đoạn 2010 - 2019, kim ngạch thương mại nông, lâm, thủy sản giữa Việt Nam-Trung Quốc tăng trưởng bình quân 15%/năm, đạt 15,7 tỷ USD năm 2019. Trong 10 tháng năm 2020, kim ngạch thương mại nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Trung Quốc vẫn đạt 11,2 tỷ USD; trong đó, XK từ Việt Nam sang Trung Quốc đạt 8,3 tỷ USD, NK đạt 2,9 tỷ USD. |
Người đứng đầu ngành nông nghiệp chia sẻ, từ đầu năm đến nay, do tác động của dịch Covid-19, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại nông sản bị gián đoạn. Tuy nhiên, hai bên đã nỗ lực cố gắng phấn đấu thông qua họp trực truyến để tháo gỡ khó khăn. Ví dụ, ngay ngày 8/12 mới đây, Bộ NN&PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã tổ chức họp trực tuyến, ký Nghị định thư về XK chính ngạch cây thạch đen sang Trung Quốc.
Hiện nay, Trung Quốc đã mở cửa thị trường XK cho 10 nhóm sản phẩm của Việt Nam (xoài, vải, nhãn, chôm chôm, dưa hấu, thanh long, mít, măng cụt, chuối, thạch đen). Hai bên đang nỗ lực đàm phán để thúc đẩy các mặt hàng nông sản của Việt Nam được XK chính ngạch sang thị trường Trung Quốc theo thứ tự ưu tiên những sản phẩm hai bên đang cần để trao đổi. Cụ thể, trước mắt sẽ có sầu riêng, khoai lang đang xúc tiến để được XK chính ngạch sang Trung Quốc. Mọi hồ sơ đã xong, chỉ còn một bước kiểm tra thực địa, tuy nhiên, do tác động của dịch Covid-19 nên hai bên sẽ lựa chọn hình thức phù hợp.
“Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, phía Việt Nam đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc xem xét áp dụng linh hoạt hình thức kiểm tra trực tuyến hoặc qua video như cách làm với mặt hàng tổ yến. Sau đó, Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc ưu tiên cấp phép thêm cho sản phẩm bưởi và chanh leo phía Việt Nam đã hoàn thiện hồ sơ”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Cơ hội thúc đẩy XK nông sản sang Trung Quốc không hề nhỏ song hiện tại đây không còn là thị trường “dễ tính”. Trên thực tế, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp, một số quốc gia (trong đó có Trung Quốc) đang tăng cường kiểm soát thực phẩm NK, bao gồm cả việc lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc cũng đang đề nghị bổ sung nội dung chứng nhận áp dụng hiệu quả biện pháp phòng chống Covid-19 cũng như kiểm tra trực tuyến điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và các biện pháp phòng chống Covid-19 của một số DN chế biến thủy sản Việt Nam XK vào Trung Quốc. Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc cũng đã cảnh báo một số lô hàng tôm đông lạnh của Việt Nam nhiễm bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu và một số chỉ tiêu an toàn thực phẩm.
Lập đường dây nóng gỡ vướng
Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang nỗ lực thúc đẩy XK chính ngạch nhiều hơn các mặt hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc. Trên thực tế, việc kiểm tra, giám sát để phía Trung Quốc có thể ký Nghị định thư cho phép một số nông sản được XK chính ngạch sang thị trường này đang bị gián đoạn do dịch Covid-19.
Ở góc độ này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: “Qua bàn bạc, trao đổi, Bộ NN&PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc nhất trí một số sản phẩm có thể giám sát trực tuyến. Tuy nhiên, có những sản phẩm bắt buộc phải giám sát thực địa, nhất là sản phẩm của ngành trồng trọt. Hai bên đang rất tích cực tìm giải pháp phù hợp để đảm bảo an toàn, sớm thúc đẩy thương mại nông sản. Trong thường thực chỉ đạo, hai bên thống nhất lập đường dây nóng, cùng nhau đưa ra giải pháp khắc phục những tồn tại trong thương mại nông sản giữa hai bên một cách triệt để và nhanh nhất. Chúng tôi cũng thống nhất, định kỳ cả hai bên cùng ngồi lại, kiểm lại những gì đã cam kết, kịp thời tháo gỡ khó khăn với mong muốn thương mại nông sản được thúc đẩy mạnh mẽ”.
Từ góc độ ngành hàng, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam đánh giá, Trung Quốc là thị trường chính của trái cây Việt Nam nên cần có sự đầu tư để đáp ứng yêu cầu, tránh những thiệt hại không đáng có. Để đẩy mạnh XK vào thị trường này, DN, người nông dân Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng tiêu chuẩn mà đối tác đặt ra.
Nhìn rộng ra câu chuyện XK nông sản, thị trường Trung Quốc nói riêng và các thị trường XK khác nói chung hiện đều khá coi trọng vấn đề truy xuất nguồn gốc. Ở khía cạnh này, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) nhấn mạnh: “Phải nói rằng hầu hết các nước đều có quy định về truy xuất nguồn gốc. Ngay khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được ký kết, một trong những quy định bắt buộc là các sản phẩm trồng trọt, đặc biệt rau và quả khi XK sang EU phải có mã số vùng trồng. Hiện nay, với thị trường Trung Quốc và các thị trường "khó tính" đã mở cửa thị trường, Cục đã cấp được gần 2.000 mã số vùng trồng và khoảng 1.800 cơ sở đóng gói. Cục đang hướng dẫn, tập huấn cho các địa phương để đảm bảo việc cấp mã số vùng trồng phải đúng theo quy định, đảm bảo chất lượng và đáp ứng yêu cầu XK, ngăn chặn một cách có hiệu quả việc mạo danh, sử dụng không đúng các mã số vùng trồng đã xảy ra trong thời gian qua”.
Vị “tư lệnh” ngành nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường cũng nhận định, hiện nay không chỉ Trung Quốc mà tất cả các thị trường đều có những đòi hỏi, những tiêu chuẩn, quy chuẩn khác nhau về an toàn thực phẩm. Muốn XK được nông sản thì phải đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn ấy, đây không phải sự khắt khe mà là đòi hỏi tất yếu. Muốn đạt được điều này cần phải tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất theo chuỗi, giám sát từ khâu đầu vào đến chế biến, tiêu thụ; hình thành liên kết giữa DN, hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ sản xuất hình thành vùng sản xuất lớn, có kiểm soát, có truy xuất, có tiêu chuẩn quy chuẩn quốc tế.
Tin liên quan
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics