Nông sản phải chuyển đổi mạnh mẽ hơn
Vậy là một số địa phương đã xuất hiện những hoạt động giải cứu nông sản. Không phải bây giờ, chuyện giải cứu nông sản đã từng lặp đi lặp lại nhiều lần, nhất là mặt hàng dưa hấu, thanh long. Song, sau mỗi cú sốc ấy, các lời kêu gọi giải cứu lại được phát động rầm rộ. Từ vỉa hè đến siêu thị, các tổ chức, cá nhân lại chung tay gánh vác, chia sẻ khó khăn với người nông dân.
Một trong những lý do quan trọng khiến XK nông sản Việt thường xuyên gặp khó khăn là do dựa dẫm quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Đáng nói hơn, phần lớn nông sản Việt sang Trung Quốc đi theo đường “trao đổi cư dân biên giới”, chứ ít theo đường chính ngạch. Vì vậy, mỗi lần Trung Quốc thay đổi chính sách là một lần nông sản lâm cảnh khó khăn.
Cũng phải nói thêm rằng, từ lâu nay, chính quyền các cấp đã không ít lần kêu gọi chuyển hướng theo đường XK chính ngạch, hạn chế XK tiểu ngạch, nhưng sự xoay chuyển khá chậm chạp. Một trong những nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự ngại thay đổi của cả DN và người nông dân. Ngoài ra, câu chuyện chi phí gia tăng cũng là yếu tố khiến cho quá trình này chưa đạt kết quả như mong đợi.
Tất nhiên, không phải nói chuyển XK chính ngạch là chuyển được ngay. Với thực tế cụ thể, dưa hấu bọc lót bằng rơm rạ thì khó có “cửa” sang Trung Quốc theo con đường này. Trung Quốc không còn là thị trường “dễ tính”, sản phẩm XK phải đáp ứng được các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, bao bì, an toàn thực phẩm…
Tuy nhiên, trong lúc khó khăn như hiện tại, hướng đi thúc đẩy XK chính ngạch càng cần phải quyết liệt hơn. Nếu khâu trồng trọt, sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn XK thì không chỉ có thể mở rộng cơ hội thẳng tiến vào thị trường Trung Quốc mà quan trọng hơn, khi thị trường Trung Quốc “hắt hơi”, nông sản Việt cũng có thể nhanh chóng huyển hướng đến các thị trường khác. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi đến nay Việt Nam đã ký kết, thực thi hàng loạt Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.
Muốn làm được điều này, tất nhiên DN và Nhà nước phải sát cánh cùng người nông dân, để họ thay đổi tập quán trồng trọt suốt bao đời nay. Thay vì trồng trọt tự phát, không theo tín hiệu thị trường, không theo tiêu chuẩn chất lượng thì nông sản cũng như nhiều loại hàng hóa khác, sản xuất ra cần phải biết ngay từ đầu là sản xuất bán cho ai, với giá nào, bán ở đâu và ở thời điểm nào là hiệu quả nhất…
Tin liên quan
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trường học hạnh phúc
13:02 | 20/11/2024 Người quan sát
Tắc nghẽn và “boring”
10:00 | 20/11/2024 Người quan sát
Lộ thông tin trên Zalo
10:39 | 16/11/2024 Người quan sát
Cấm thuốc lá điện tử
08:12 | 14/11/2024 Người quan sát
Thu phí phương tiện vào nội đô (?)
07:41 | 12/11/2024 Người quan sát
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Lao động rời phố, về quê
07:51 | 29/10/2024 Người quan sát
Quản lý sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
07:39 | 25/10/2024 Người quan sát
Đấu giá và đầu cơ
07:56 | 23/10/2024 Người quan sát
Du lịch y tế
06:34 | 20/10/2024 Người quan sát
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics