Nông nghiệp Việt lao đao vì dịch corona
Không xuất được sang Trung Quốc, những ngày qua thậm chí có nơi giá dưa hấu chỉ còn 1.000 đồng/kg. Ảnh: Nguyễn Thanh. |
Xuất nông sản giảm "chóng mặt"
Sau khoảng thời gian thấp thỏm đợi chờ mở cửa trở lại các chợ biên giới Việt-Trung vào ngày 9/2 như kế hoạch ban đầu, mới đây Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Tây (Trung Quốc) cho biết chính quyền tỉnh Quảng Tây đã quyết định kéo dài thời gian đóng cửa các chợ biên giới và tiếp tục tạm dừng hoạt động trao đổi hàng hóa cư dân biên giới, trước mắt là tới cuối tháng 2/2020. Về phía chính quyền tỉnh Vân Nam, hiện chưa có thông tin chính thức nhưng trước những diễn biến phức tạp của dịch nCoV gây ra, nhiều khả năng chính quyền tỉnh Vân Nam cũng sẽ đưa ra quyết định tương tự.
Theo Bộ Công Thương, nhiều năm qua, XK theo hình thức trao đổi cư dân tại các chợ biên giới vẫn là phương thức XK chủ yếu đối với một số chủng loại nông sản của Việt Nam, trong đó có thanh long và dưa hấu. Vì vậy, quyết định kéo dài thời gian đóng cửa các chợ biên giới và tiếp tục tạm dừng hoạt động trao đổi hàng hóa cư dân biên giới của chính quyền 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam dự kiến sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc XK các loại nông sản này.
Đánh giá về mức độ tác động của dịch nCoV tới XK nông sản thời gian tới, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng: "Nếu như dịch bệnh diễn ra trong vòng 1-3 tháng, nông sản XK qua biên giới chịu tác động giảm 400-600 triệu USD. Nếu dịch kéo dài trên 3 tháng thì sẽ bị tác động khoảng 800 triệu USD”.
Nhìn trên bình diện rộng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định, dịch nCoV tác động đến kinh tế nông nghiệp trên 3 khía cạnh. "Thứ nhất là ảnh hưởng đến thương mại nông sản. Trung Quốc là thị trường chiếm tới 24% trong tổng số nông sản Việt XK đi thế giới. Ngay trong tháng 1, giá trị XK nông sản sang Trung Quốc đã giảm tới 14%. Chúng tôi đánh giá thời gian tới, ảnh hưởng thương mại rất rõ nét và rất lớn", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Vị "tư lệnh" ngành nông nghiệp cũng cho rằng, ảnh hưởng thứ hai đến từ góc độ đầu tư vì doanh nhân của hai bên đang trao đổi làm ăn, trong thời gian dịch bệnh áp dụng các biện pháp ngăn chặn ảnh hưởng đến giao dịch thương mại, đầu tư. Ngoài ra, một số mặt hàng nông sản của Việt Nam phía Trung Quốc đã chấp nhận, đến giai đoạn đánh giá rủi ro cuối cùng để cấp phép cho XK chính ngạch thì thời gian này do hạn chế đi lại, các đoàn công tác phía Trung Quốc không thể sang Việt Nam và ngược lại nên không thể tiếp tục đàm phán, thỏa thuận.
Không thể lạc quan
Xung quanh câu chuyện tác động của dịch nCoV tới ngành nông nghiệp, ông Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) nhận định: Vấn đề lo lắng nhất của nông sản Việt Nam và người nông dân vẫn là thị trường. Hiện tại, thị trường gần nhất và lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc bị tác động trực diện từ nCoV. Điều này khiến cầu của thị trường sẽ trở về với những sản phẩm cơ bản như lương thực thực phẩm, và bỏ qua những sản phẩm khác như hoa quả... Như vậy, tác động về trái cây, rau đã nhãn tiền có thể thấy. Ông Sơn phân tích: Nhu cầu giảm thêm một lần nữa từ những ảnh hưởng do việc buôn bán cũng hạn chế như chuỗi siêu thị, hệ thống bán lẻ ngưng trệ. Trong khi đó, giao thương bị gián đoạn do dịch bệnh, “ngăn sông cấm chợ” khiến chi phí giao dịch cao, mặt hàng tươi sống của Việt Nam sẽ không bảo quản được...
"Chưa tính đến dịch bệnh này, ngay đầu năm 2020, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã dự báo năm 2020 sẽ là năm khó khăn của ngành nông nghiệp. Ví dụ như, Dịch tả lợn châu Phi khiến cho người chăn nuôi lao đao trong năm 2019 thì đến năm 2020 vẫn còn rất nhiều tác động khác như khó khăn kỹ thuật, tái đàn, vốn… Ngoài ra, năm nay nông nghiệp đương đầu với hạn hán sông Mekông, lâu lắm không diễn ra tình trạng này. Dịch nCoV nổi lên đã che mất những tác động này nhưng về cơ bản vẫn là những khó khăn chúng ta phải vượt qua. Như vậy, khó khăn chồng khó khăn và khó có thể nói lạc quan về nông nghiệp trong năm nay", ông Đặng Kim Sơn nhấn mạnh.
Về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành nông nghiệp giữa "bão" dịch nCoV thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, trước mắt là phải tổng rà soát lại khối lượng nông sản, các nhóm mặt hàng để XK sang Trung Quốc, cụ thể theo từng tháng từ nay cho đến những tháng cuối năm, căn cứ diễn biến tình hình từng giai đoạn có phương án ứng phó; tổ chức tăng cường công tác thương mại ở trong nước; tập trung chế biến, đề nghị các DNchế biến phải liên kết chặt chẽ với những vùng nguyên liệu, giảm bớt XK tươi, XK thô...
Dịch nCoV chưa biết đến khi nào mới dừng lại. Ngay trong tháng 2, Bộ NN&PTNT sẽ xúc tiến thương mại tại một số thị trường, điển hình như sẽ cử đoàn công tác sang Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất; đoàn công tác tiếp tục sang thị trường Mỹ, thị trường Nhật Bản, thị trường Brazil và các thị trường khác... "Đi xúc tiến không phải vì lúc này có dịch mới đi mà đi vì chiến lược dài hơi hơn, nhân dịp này thì càng thúc đẩy hơn. Đối diện khó khăn do dịch nCoV tiếp tục là một trong những bài học và là cơ hội cấp thiết để chúng ta tiếp tục tập trung tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng vùng hàng hóa, chế biến sâu hơn, liên kết chặt chẽ tạo ra chuỗi giá trị dài, mở ra nhiều thị trường để tránh bỏ trứng vào một giỏ", vị "tư lệnh" ngành nông nghiệp nhấn mạnh.
Theo Bộ NN&PTNT, trong tháng 1, giá trị XK các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 3 tỷ USD, bằng 84,3% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, giá trị XK nhóm hàng nông sản chính ước đạt 1,3 tỷ USD, bằng 77,5% so với cùng kỳ năm 2019. Một số mặt hàng có giá trị XK tăng so với cùng kỳ năm 2019 là gạo, đạt 203 triệu USD (tăng 5,4%); rau đạt 50 triệu USD (tăng 17,2%). XK thủy sản ước đạt 644 triệu USD, bằng 87,5%. Tương tự, XK lâm sản chính tháng 1 ước đạt 883 triệu USD, bằng 84,4%. Về mặt NK, tính đến hết tháng 1, giá trị NK nông, lâm, thủy sản ước đạt 2,7 tỷ USD, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, thặng dư thương mại trong tháng đầu tiên của năm 2020 ước đạt 266,9 triệu USD, chỉ bằng 32,8% so với cùng kỳ năm trước. |
Tin liên quan
TPHCM: Người mua thuốc chữa sốt, ho, đau họng phải khai báo y tế
17:53 | 17/05/2021 Sự kiện - Vấn đề
Bệnh nhi hô hấp tăng cao vì thời tiết
16:17 | 28/10/2020 Sự kiện - Vấn đề
Các nước tăng cường sản xuất máy thở điều trị cho bệnh nhân COVID-19
11:39 | 01/04/2020 Nhìn ra thế giới
Linh hoạt, chủ động khi tỷ giá còn nhiều biến động trong năm 2025
07:59 | 25/12/2024 Kinh tế
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
10:20 | 24/12/2024 Kinh tế
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
09:10 | 24/12/2024 Kinh tế
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Báo quốc tế vinh danh ông Johnathan Hạnh Nguyễn là “Nhân vật của năm 2024”
NAPAS ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay
Kho bạc Nhà nước đổi mới trong công tác thanh tra, kiểm tra
Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
Các ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics