Nội lực kinh tế nhìn từ dịch Covid-19
Chế biến, XK gỗ là ngành hàng điển hình tìm thấy cơ hội giữa "bão" dịch Covid-19. Ảnh: N.Thanh. |
Cơ hội “thế chân” hàng Trung Quốc
Trong Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với phát triển kinh tế - xã hội của Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây, giữa vô vàn thông tin bất lợi, những khó khăn, thách thức đặt ra cho các ngành hàng sản xuất, XK của Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cung cấp các góc nhìn khá lạc quan.
Điển hình là câu chuyện XK da giày. Theo Bộ này, XK da giày của Việt Nam đối với thị trường Trung Quốc chủ yếu được thực hiện chính ngạch theo hệ thống vận chuyển bằng container qua đường biển (XNK qua biên mậu không đáng kể). Trong đó, khoảng 80% DN XK da giày của Việt Nam là các DN FDI. Hoạt động XK của các DN FDI được thực hiện theo các đơn hàng gia công theo kế hoạch của công ty mẹ. Nguyên phụ liệu sản xuất chủ yếu là NK từ Quảng Châu (Trung Quốc). Do vậy, trong ngắn hạn các DN XK đã có kế hoạch sản xuất, XK và cung ứng nguyên phụ liệu đầy đủ từ trước phục vụ sản xuất nên tác động của dịch tới sản xuất, XNK da giày của Việt Nam với thị trường Trung Quốc không nhiều.
Đáng chú ý, trong dài hạn, vì Trung Quốc là một trong những quốc gia XK da giày lớn nhất thế giới nên trường hợp diễn biến xấu, dịch kéo dài sẽ khiến hoạt động sản xuất, XK hàng da giày của Trung Quốc suy giảm. “Đây là cơ hội để hàng da giày Việt Nam tận dụng cơ hội XK thay thế, tham gia sâu hơn vào các thị trường khác trên thế giới. Các đơn hàng XK trên thế giới nhiều khả năng có thể sẽ chuyển từ Trung Quốc sang các quốc gia khác ngoài vùng dịch bệnh, trong đó có Việt Nam”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.
Tương tự da giày là câu chuyện của ngành chế biến, XK gỗ Việt Nam. Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (Hawa) cho hay: Các DN sản xuất trong ngành gỗ và nội thất hiện đã đảm bảo được trên 70% gỗ nguyên liệu trong nước, phần còn lại chủ yếu NK từ châu Phi, Mỹ, Canada, New Zealand. Hiện tại, một số nhà sản xuất trong nước có đơn hàng nhập gỗ ván từ Trung Quốc nhưng vẫn còn nhiều sự lựa chọn khác đến từ nguồn cung trong nước và từ Thái Lan, Malaysia…
“Đặc biệt, nếu Việt Nam kiểm soát dịch bệnh tốt, vẫn có những dấu hiệu tích cực cho các DN gỗ Việt Nam. Các nhà mua hàng lớn luôn có phương án dự phòng, khi có sự cố họ sẽ tìm nguồn cung sẵn sàng thay thế cho nguồn hàng được sản xuất từ Trung Quốc. Các nhà mua hàng đang có phương án đa dạng nguồn cung tránh rủi ro phụ thuộc vào một thị trường. Đông Nam Á là lựa chọn tốt vào lúc này và Việt Nam là một trong những thị trường cung hàng được quan tâm. Hy vọng năm 2020 Việt Nam sẽ là điểm đến cho các nhà mua đồ gỗ và nội thất thế giới”, ông Hạnh nhấn mạnh.
Tăng thu hút FDI
Ngoài góc độ hàng Việt có thể tận dụng cơ hội để “thế chân” hàng Trung Quốc tại các thị trường quốc tế, điểm sáng giữa thời dịch Covid-19 còn là tăng cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích: Hiện nay, Việt Nam tham gia hàng loạt Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đang tạo nên những nền tảng và bệ đỡ quan trọng để cộng đồng DN tư nhân phát triển. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra với quy mô lớn ở Trung Quốc, nhiều nhà máy sản xuất ở Trung Quốc phải đóng cửa ngừng sản xuất. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam có chính sách thu hút các nhà đầu tư đang có ý định thu hẹp sản xuất ở nước láng riềng và đầu tư vào Việt Nam.
Hiện nay để giải quyết khó khăn và thậm chí tận dụng những cơ hội le lói mở ra từ dịch Covid-19, không ít DN đã khá chủ động có kế hoạch ứng phó kịp thời. Điển hình như trường hợp của Công ty CP Bóng đèn Điện Quang. Ông Hồ Quỳnh Hưng, Chủ tịch Công ty cho biết: DN đã chuẩn bị nguồn cung nguyên vật liệu đến hết quý I năm nay nên hiện tại vẫn chưa bị ảnh hưởng gì. DN sẽ bị ảnh hưởng, nhất là về linh kiện điện tử trong khoảng thời gian xa hơn.
“Hiện nay, chip đèn LED chúng tôi tự làm được rồi. Đèn LED khó nhất là con chip thì chúng tôi đã làm luôn. DN nào nội địa hóa nhiều thì tính chủ động sẽ cao hơn, phụ thuộc ít hơn. Một số linh kiện như IC trong nước chưa làm được, chúng tôi đang mở rộng thêm tìm nguồn linh kiện điện tử ở Ấn Độ”, ông Hưng nói.
Tương tự, ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công ty TNHH Hóa Dệt Hà Tây cho hay: Sản phẩm của Công ty có tỷ lệ nội địa hóa cao (đế giày 100% nguyên liệu trong nước, vật tư mũ 100% trong nước, các chi tiết trang trí cũng đạt 100% từ trong nước), tuy nhiên, một số vải đặc chủng (như vải dệt kẻ, vải in hoa...) thì vẫn cần NK. Nguyên liệu của Công ty còn đủ sản xuất đến giữa tháng 3. Công ty cũng đã lên kế hoạch tìm nguồn hàng từ DN trong nước thay thế, đồng thời, chủ động liên hệ với các đối tác để xem xét nguyên liệu tương đương có thể thay thế.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định: Qua đợt dịch bệnh Covid-19, nền kinh tế bộc lộ rõ hơn những điểm mạnh và điểm yếu, đặc biệt là về cơ cấu kinh tế và khả năng chống chịu trước tác động lớn từ bên ngoài. Do vậy, các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương đánh giá việc thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế thời gian qua, từ đó đề ra giải pháp cụ thể, thiết thực để đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và trong từng ngành, lĩnh vực theo hướng ít phụ thuộc hơn, tăng cường khả năng chống chọi và thích ứng với các biến động tốt hơn; khơi dậy nội lực trong nước, xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, đủ sức chống chịu với các biến động bên ngoài…
Theo Nghị quyết số 01/NQ-CP, tăng trưởng GDP năm 2020 là 6,8%, trong đó quý I tăng 6,52%; quý II tăng 6,65%; quý III tăng 7,11%; quý IV tăng 6,81%. Trên cơ sở dự kiến những tác động trực tiếp và gián tiếp của dịch Covid-19 tới các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến: Nếu dịch Covid-19 được khống chế kịp thời trong quý I/2020, ước tính GDP năm 2020 tăng 6,25% so với năm trước (giảm 0,55 điểm phần trăm so với NQ 01). Trong đó, quý I tăng 4,52%; quý II tăng 6,08%; quý III tăng 6,92% và quý IV tăng 6,81%. Nếu dịch Covid-19 được khống chế trong quý II/2020, ước tính GDP năm 2020 tăng 5,96% so với năm trước (thấp hơn 0,84 điểm phần trăm so với NQ01). Trong đó, quý I tăng 4,52%; quý II tăng 5,1%; quý III tăng 6,70% và quý IV tăng 6,81%. |
Tin liên quan
Thủ tướng: Càng khó khăn, thách thức, áp lực thì càng phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vượt chỉ tiêu đề ra, GDP năm 2024 đạt 7,09%
15:13 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
14:26 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cá tra đặt mục tiêu 2 tỷ USD năm 2025
16:40 | 05/01/2025 Kinh tế
Kỳ vọng tích cực cho xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
08:42 | 02/01/2025 Kinh tế
Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
16:46 | 31/12/2024 Kinh tế
Nâng vị thế xuất khẩu nhờ chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả
15:13 | 31/12/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
11:50 | 31/12/2024 Kinh tế
NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
10:21 | 31/12/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra tự vệ thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim từ Việt Nam
20:22 | 30/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
Vedan Việt Nam 12 năm vững vàng trong “Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam”
Năm 2024, Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán 42.175 xe
Trao Huân chương Chiến công cho các tập thể, cá nhân thuộc Cục Hải quan Hải Phòng
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Hải quan Hải Phòng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics