Nỗ lực khôi phục nền kinh tế một cách mạnh mẽ
Hậu Covid-19, Việt Nam sớm phục hồi, phát triển các hoạt động kinh tế-xã hội. Ảnh: ST |
Những thông điệp mạnh mẽ
Theo người đứng đầu Chính phủ, nhiệm vụ trọng tâm ngay sau khi dịch Covid-19 cơ bản đã được đẩy lùi là đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng với tinh thần phải sớm phục hồi, phát triển các hoạt động kinh tế-xã hội. Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã liên tục tổ chức cuộc họp và làm việc với các DN, địa phương, vùng kinh tế trọng điểm để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, nhiều cơ chế chính sách “giảm đau” cho nền kinh tế, hỗ trợ, phục hồi nền kinh tế đã được ban hành như Nghị quyết số 84 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19; Nghị quyết số 68 về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025...
Thực hiện chương trình tín dụng hỗ trợ người dân, DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đến cuối tháng 5, hệ thống ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho gần 224 nghìn khách hàng với dư nợ gần 152 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 326 nghìn khách hàng với dư nợ trên 1,14 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt 767.607 tỷ đồng cho gần 200 nghìn khách hàng. Đồng thời, theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Thuế, ngành Thuế đã tiếp nhận, thẩm định gần 127 nghìn giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất của DN, cá nhân và trên 14.600 hồ sơ đề nghị hỗ trợ của hộ kinh doanh... |
Đặc biệt, Chính phủ đã khẩn trương xây dựng các kịch bản vực dậy nền kinh tế trong năm 2020 và những năm tiếp theo cũng như nghiên cứu, xem xét khả năng điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển kinh tế của năm 2020. Các động lực chính cho tăng trưởng 2020 cũng đã được người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai, theo đó, 5 mũi giáp công liên tục được Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh gồm: đẩy mạnh thu hút đầu tư tư nhân trong nước; thu hút đầu tư nước ngoài; đẩy mạnh xuất khẩu; thúc đẩy đầu tư công; khuyến khích tiêu dùng nội địa. Đáng chú ý, Chính phủ đã phát đi những thông điệp mạnh mẽ cho 5 mũi giáp công này. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu phải giải ngân 100% vốn đầu tư công của năm 2020; kỷ luật người đứng đầu tổ chức nếu giải ngân vốn đầu tư công không đạt kết quả... Ngay sau khi nới lỏng cách li, các dự án, công trình đang được chủ đầu tư, nhà thầu tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Nhờ đó, giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng, đặc biệt là tháng 5 đã chuyển biến tích cực với tỷ lệ giải ngân 5 tháng đạt 26% kế hoạch.
Đặc biệt, để Việt Nam đón được nhiều “đại bàng” hậu Covid-19, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt về thu hút đầu tư nước ngoài. Trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút được gần 14 tỷ USD, tuy giảm 17% so với cùng kỳ năm trước nhưng đây lại là con số đáng ghi nhận trong bối cảnh FDI trên thế giới đang có xu hướng giảm do Covid-19.
Một tín hiệu vui khác là với chủ trương hỗ trợ khởi nghiệp, tạo thuận lợi trong đăng ký kinh doanh, DN thành lập mới đã tăng cao sau lệnh giãn cách. Trong tháng 5/2020, cả nước có 10.700 DN thành lập mới với số vốn đăng ký là 112,7 nghìn tỷ đồng, tăng 36% về số DN và tăng 20,1% về vốn đăng ký. Cùng với đó, tình hình XK cũng cải thiện hơn. Mặc dù tính chung 5 tháng, kim ngạch XK hàng hóa giảm 1,7%, nhưng riêng tháng 5 ước tính đạt 18,5 tỷ USD, tăng 5,2% so với đà giảm rất sâu của tháng 4. Việc đẩy mạnh thị trường nội địa cũng giúp hoạt động thương mại, dịch vụ tăng mạnh trở lại.
Cần cải thiện quy trình ra quyết định
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, việc Việt Nam kiểm soát, ngăn chặn dịch ngay từ đầu đã tạo nền tảng động lực, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tái khởi động khôi phục nền kinh tế một cách nhanh hơn so với các quốc gia khác. “Trong tình hình mới khi hội nhập kinh tế quốc tế còn rất nhiều hạn chế, Việt Nam đã phát huy nội lực rất lớn để khôi phục nền kinh tế. Cách ly xã hội đã làm gián đoạn phát triển kinh tế vì vậy những gì đạt được trong phát triển kinh tế sau khi lệnh cách ly được gỡ bỏ là rất đáng ghi nhận”, chuyên gia Ngô Trí Long nói.
Một điểm nhấn trong nền kinh tế hiện nay là vấn đề khôi phục thị trường nội địa đã được phát động, điển hình là ngành du lịch, hàng không. Chính sách kích cầu từ ngành du lịch được bung ra với Chương trình “Người Việt Nam du lịch Việt Nam”. Nhờ đó, du khách đã đông đúc trở lại tại các trung tâm du lịch lớn. Các hãng hàng không, ngành du lịch bị thiệt nặng nề do Covid-19 đã trở lại hoạt động tương đối nhộn nhịp. |
Theo TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, hiện nay khi dịch Covid-19 vẫn để lại những hậu quả khá nặng nề cho kinh tế toàn cầu cũng như kinh tế Việt Nam và còn nhiều yếu tố bất định chưa chắc chắn thì những gì đạt được trong bối cảnh hiện tại rất đáng khích lệ, cả về phía công tác điều hành cũng như dưới góc độ DN và cả người dân. Trong đó, nổi bật nhất trong thời gian qua chính là tinh thần của DN, doanh nhân của Việt Nam rất mãnh liệt. “Sự cố gắng của các DN trong thời gian vừa qua cho thấy các DN tìm mọi cách để trụ vững trong đại dịch, điều đó rất thần kỳ, rất đáng trân trọng. Bằng mọi cách họ duy trì hoạt động bằng thế mạnh của họ nhưng cũng có những DN sẵn sàng chuyển đổi sang các sản phẩm mới tìm kiếm những khách hàng mới, và chấp nhận những cấp độ rủi ro khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình”, TS. Lê Duy Bình nói.
Tuy ghi nhận kết quả tích cực trong phục hồi nền kinh tế, nhiều ý kiến cho rằng, kết quả này chỉ là bước đầu, phía trước còn rất nhiều thách thức, cùng với đó là việc triển khai các chính sách hỗ trợ cho DN, người dân theo đánh giá là vẫn còn chậm. “Độ mở cửa của nền kinh tế Việt Nam rất lớn, trong khi đó, nhiều dự đoán cho rằng phải mất 12 tháng mới kiểm soát được dịch Covid-19 trên toàn thế giới. Thách thức phía trước còn rất lớn, trong khi đó nội tại nền kinh tế còn khá nhiều bất ổn, như năng lực cạnh tranh còn yếu, môi trường kinh doanh còn nhiều điểm nghẽn, hàng ngàn DN và hàng triệu hộ kinh doanh và người dân đang vô cùng khó khăn,... để khắc phục được phải mất cả một quá trình. Những thách thức này nếu các giải pháp hỗ trợ thực hiện không kịp thời thì sẽ gây ra hệ lụy rất lớn. Vì thế điều hành của Chính phủ phải quyết liệt, khẩn trương hơn. Một số chính sách đưa ra trong thời gian qua triển khai khá chậm”, chuyên gia Ngô Trí Long nói.
Để sản xuất kinh doanh và nền kinh tế sớm phục hồi và khỏe lại thực sự chứ không phải là “thoát chết”, TS.Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương kiến nghị, ngoài những hỗ trợ bằng tiền, việc cải thiện quy trình ra quyết định là một yêu cầu rất bức thiết nhằm nhanh chóng khắc phục sự chồng chéo, tháo gỡ các nút thắt, điểm nghẽn, thúc đẩy cải cách, đổi mới.
Liên quan tới điểm nghẽn trong phát triển kinh tế hậu Covid-19, mới đây Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tiếp tục nhấn mạnh những điểm nghẽn về chất lượng thể chế, điểm nghẽn về hạ tầng số, kỹ năng và năng suất lao động. Đây là những điểm nghẽn mà Việt Nam cần quan tâm tháo gỡ trong thời gian tới để phục hồi nền kinh tế nhanh hơn.
Tin liên quan
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
23:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK