Nỗ lực “đổi màu” bức tranh tăng trưởng kinh tế 2020
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 3% năm 2020 và 7,8% trong năm 2021 | |
Giữa đại dịch, kinh tế Việt Nam tăng trưởng dương | |
Việt Nam tiếp tục trong nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới |
Giải ngân vốn đầu tư công- “át chủ bài” của tăng trưởng kinh tế 2020 Ảnh: S.T |
Động lực tăng trưởng khởi sắc
Trong mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế thì tập trung thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng trong nước, xuất khẩu và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để góp phần sớm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới là thông điệp lớn, xuyên suốt, cũng là mệnh lệnh của Chính phủ trong điều hành nền kinh tế vượt qua đại dịch Covid-19. Thông điệp này đã và đang được Chính phủ, cộng đồng DN nỗ lực thực hiện và đâu đó đã nhìn thấy sự khởi sắc trở lại của những động lực tăng trưởng, đem lại những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế.
Một số lĩnh vực chủ chốt cũng chuyển biến nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ. Đơn cử, giải ngân vốn đầu tư công- “át chủ bài” của tăng trưởng kinh tế 2020 đến nay đã đạt 60% kế hoạch, tăng hơn 33% cùng kỳ, dư địa giải ngân nguồn vốn này từ nay đến cuối năm là khá lớn. Việc khởi công, xây dựng và hoàn thành các công trình trọng điểm đã và đang được xúc tiến quyết liệt. Thủ tướng Chính phủ cho biết, năm 2020 chúng ta đã khởi công 6/11 đoạn trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, từ nay đến cuối năm sẽ đưa vào sử dụng tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi. Cùng với đó, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được thông tuyến, hoàn thành giai đoạn I nâng cấp đường băng của các cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất, hoàn thành giải phóng mặt bằng giai đoạn I, chuẩn bị khởi công Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Nhiều công trình hạ tầng về giao thông, năng lượng, thủy lợi, đô thị, khu công nghiệp, thông tin truyền thông, y tế, giáo dục... được hoàn thành, đưa vào sử dụng, tạo thêm năng lực, sức cạnh tranh cho nền kinh tế.
Cùng với đó, sự nỗ lực tìm kiếm đơn hàng, mở rộng thị trường trong nước cũng như xuất khẩu của các DN đã tác động tới sản xuất công nghiệp. Theo bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp, ngành chế biến - chế tạo trong tháng 9 đã có sự khởi sắc, mở ra hy vọng về khả năng phục hồi và tăng trưởng trở lại trong những tháng cuối năm. Cùng với đó, dự báo của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo về tình hình ba tháng cuối năm đã tích cực hơn khi có tới có 80,6% DN đánh giá đánh giá xu hướng kinh doanh sẽ ổn định và tốt lên.
Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới làm đứt gãy thương mại quốc tế, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng dương với mức tăng hơn 4% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu của Tổng cục Hải quan vừa cập nhật cũng cho biết, Việt Nam xuất siêu đạt con số kỷ lục với hơn 17 tỷ USD. Nhờ những tín hiệu khởi sắc này, nền kinh tế nước ta đã đi qua đáy trong quý 2 và đang phục hồi theo hình chữ V. Nhiều tổ chức quốc tế dự báo GDP Việt Nam năm nay có thể tăng 2,5-3%.
Hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp
Có được sự khởi sắc trong bức tranh kinh tế, bên cạnh sự nỗ lực điều hành của Chính phủ thì sự nỗ lực của của doanh nghiệp tự tìm hướng đi mới để trụ vững qua sóng gió và có cơ hội để phát triển hậu Covid-19 là yếu tố quan trọng. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn, thậm chí có nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, song cũng trong cơn sóng gió, nhiều DN đã thay đổi chiến lược và thành công ngoài mong đợi.
Câu chuyện của Công ty May 10 là trường hợp điển hình. Theo ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc May 10, khi mặt hàng truyền thống bị sụt giảm nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, lãnh đạo DN này đã đưa quyết sách chưa từng có trong tiền lệ tìm kiếm mở rộng đơn hàng đó là chuyển sang sản phẩm bảo hộ y tế và khẩu trang y tế. Sự táo bạo này đã đem lại kết quả không ngờ khi chỉ trong 2 tháng, doanh thu của riêng mặt hàng khẩu trang đã bằng tổng doanh thu 2 tháng của những năm trước khi chưa có đại dịch.
Trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, Tập đoàn Alphanam cũng là doanh nghiệp đã có sự chuyển hướng và thành công. Mới đây, chia sẻ về câu chuyện lựa chọn phương án phòng thủ hay tấn công khi đại dịch Covid-19 khiến các hoạt động kinh tế đình trệ, đại diện DN này cho biết, họ đã chọn phương án 2 sau rất nhiều bàn thảo. Mục tiêu tối thượng vào thời điểm đó là để có doanh thu, có việc làm, để không bị giảm thu nhập của người lao động.
Nhiều chuyên gia cho rằng, DN là động lực cho nền kinh tế, ưu tiên số một hiện nay để tăng trưởng kinh tế là phải giúp DN trụ được qua sóng gió này. Con số DN thành lập mới không còn quá quan trọng, thay vào đó, phải làm sao để các DN đã và đang hoạt động trụ vững được, tồn tại được qua khó khăn để có cơ hội phục hồi sau Covid-19.
Để hỗ trợ DN trong tiếp cận vốn, Ngân hàng Nhà nước cho biết tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, duy trì thanh khoản hệ thống, đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời vốn tín dụng cho nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do tác động của dịch. Liên quan tới vấn đề hỗ trợ nền kinh tế, hỗ trợ DN, tại tọa đàm mới được tổ chức, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách cho rằng, việc hỗ trợ không nên dàn trải mà cần có sự chọn lọc, hướng tới các DN có khả năng phát triển trong tương lai, phù hợp với các xu hướng phát triển mới, hướng sự hỗ trợ tới những ngành nghề, có công nghệ, phát triển chuyển đổi số một cách thực chất. Cần hạn chế tối đa các chính sách tài khoá như giảm thuế vì gây mất cân đối ngân sách rất lớn, đồng thời chưa chắc các toàn bộ các DN xứng đáng để hỗ trợ.
Cùng với sự nỗ lực của DN, nhiều động thái mới cho thấy sẽ có những khởi sắc cho nền kinh tế từ nay đến cuối năm cũng như năm tới như việc tính toán để nối lại các đường bay thương mại, chuyến thăm Việt Nam của Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung mới đây hứa hẹn sẽ tạo ra cú hích cho thu hút đầu tư từ các tập đoàn lớn... qua đó góp phần làm bức tranh tăng trưởng kinh tế năm 2020 có thêm những gam màu tươi sáng hơn.
Báo cáo tình hình KT-XH 2020 tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng tăng trưởng 9 tháng vẫn đạt 2,12%, cả năm ước đạt 2 - 3%, là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới nhờ nội lực, tận dụng tốt các cơ hội và khả năng đa dạng hoá, thích ứng linh hoạt của nền kinh tế. Quy mô GDP tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, năm 2020 Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế đứng thứ 4 ASEAN. GDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt khoảng 2.750 USD. |
Tin liên quan
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháng 11, tiêu thụ ô tô đạt “đỉnh” với 44.000 xe bán ra
08:09 | 13/12/2024 Xe - Công nghệ
Xuất khẩu thủy sản cán đích sớm?
08:10 | 11/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics