Niềm tin vào sự vươn lên của Việt Nam
Việt Nam vươn lên trở thành nhân tố chủ chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Thế và lực mới để tự chủ, tự tin bước vào kỷ nguyên vươn mình |
Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội. |
Từ kết quả ấn tượng của năm 2024
Nhìn lại nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024 từ góc nhìn của một DN nước ngoài, ông Brook Colin Taylor, Tổng giám đốc Công ty CP Quản lý quỹ VinaCapital nhận định, Việt Nam tiếp tục thể hiện sức mạnh tăng trưởng ấn tượng. Điều này thể hiện rõ qua các chỉ số như xuất khẩu và sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch sau đại dịch Covid-19. Các sản phẩm điện tử và công nghệ cao cũng đóng góp tích cực, với mức tăng trưởng 18%, chứng tỏ sự chuyển mình mạnh mẽ từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế số và công nghiệp hiện đại.
Tương tự, nhóm chuyên gia thuộc khối ngoại hối, thị trường vốn và dịch vụ chứng khoán của Ngân hàng HSBC Việt Nam chỉ ra rằng, sau khởi đầu khó khăn trong quý 1, bức tranh kinh tế Việt Nam đã tích cực hơn khi đà phục hồi dần vững chắc qua các tháng của năm, nhanh chóng đưa Việt Nam trở lại như một ngôi sao tăng trưởng trong khối ASEAN. Sự phục hồi đã bắt đầu mở rộng ra các lĩnh vực khác không chỉ ở ngành điện tử tiêu dùng, mặc dù tiêu dùng trong nước vẫn chưa quá tích cực bất chấp đã chứng kiến những cải thiện gia tăng.
Đặc biệt, năm 2024 là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam đạt mức giải ngân FDI trên 20 tỷ USD. Các DN FDI hiện hữu tiếp tục đưa ra các cam kết về đầu tư thêm vốn dự án, hỗ trợ năng lực sản xuất đang mở rộng của Việt Nam. Nhìn về phía trước, nhóm chuyên gia của HSBC Việt Nam dự báo, dòng vốn FDI vào lĩnh vực sản xuất vẫn tiếp tục tăng trưởng, điển hình như Meta. Shunsin, một công ty con của Foxconn, được cho là đã xin giấy phép đầu tư 80 triệu USD để sản xuất mạch tích hợp tại tỉnh Bắc Giang, cho thấy năng lực sản xuất tại Việt Nam đang được cải thiện. Không chỉ riêng sản xuất điện tử mà cả những lĩnh vực giá trị công nghệ cao cũng đã thu hút sự quan tâm từ các tập đoàn đa quốc gia lớn như Google dự định mở văn phòng tại Việt Nam vào tháng 4/2025 và NVIDIA mở trung tâm R&D để phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam.
Những nỗ lực liên tục nhằm tích cực tăng cường quan hệ ngoại giao về cả chiều rộng và chiều sâu với các đối tác quốc tế cũng sẽ đóng vai trò là động lực thúc đẩy dòng vốn đầu tư tiếp theo, với việc Việt Nam gần đây đã nâng cấp quan hệ với Pháp lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, và đồng thời thỏa thuận đối tác kinh tế toàn diện với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Tin tưởng vào triển vọng năm 2025
Những kết quả tích cực đạt được trong năm 2024 đã củng cố thêm niềm tin vào sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong năm 2025.
TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV dự báo tăng trưởng của Việt Nam sẽ đạt khoảng 6,6-6,8% trong năm 2025. Thậm chí, nếu quyết liệt và thành công trong chuyển đổi, cải cách, tăng trưởng có thể ở mức 7,5-8%. Theo đó, kinh tế sẽ có các động lực tăng trưởng từ việc kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá, rủi ro tài khóa liên quan nợ công, nợ tư nhân ở mức không cao. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay giảm trong bối cảnh lãi suất huy động tăng cũng là diễn biến tích cực.
Trong khi đó, nhóm chuyên gia của HSBC đặt nhiều kỳ vọng vào quá trình chuyển đổi kép - gồm chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và cho rằng đây sẽ là động lực cho tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2025. Việt Nam đã có Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Năm 2025 sẽ là một năm bản lề bởi Việt Nam phấn đấu đạt được nhiều mục tiêu quan trọng trong năm tới, chẳng hạn như kinh tế số sẽ chiếm 25% GDP và tỷ trọng tín dụng xanh trong nền kinh tế đạt 10%.
Hưởng ứng những nỗ lực này, các DN đang tiến hành thay đổi tổ chức và triển khai ứng dụng công nghệ ở quy mô lớn. Tính đến năm 2023, khoảng 47% số DN Việt Nam bắt đầu thực hiện các bước chuyển đổi số ở các mức độ khác nhau, theo Cục Phát triển DN (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư). Các DN cũng đã bắt đầu nghiên cứu kế hoạch chuyển đổi xanh. Theo khảo sát năm 2022 của PwC, 40% DN đã có kế hoạch và đặt ra cam kết ESG. 48,7% DN cho rằng giảm phát thải, chuyển đổi xanh là cần thiết, theo một khảo sát do Ban phát triển kinh tế tư nhân công bố năm 2024.
Thực tế, Việt Nam có những thuận lợi nhất định để triển khai chuyển đổi kép. Thứ nhất, những yếu tố nhân khẩu học như dân số 100 triệu với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động gần 70%, gần 80% dân số sử dụng internet, số lượng người sở hữu điện thoại thông minh tăng hơn gấp đôi so với thập kỷ trước… đã góp phần mở ra tiềm năng lớn về tiêu dùng số cho Việt Nam. Theo báo cáo e-Conomy SEA 2024, Việt Nam là một trong nền kinh tế số phát triển nhanh nhất ASEAN, với tốc độ tăng trưởng ấn tượng là 16%. Xét về tổng giá trị hàng hóa giao dịch, Việt Nam có tiềm năng trở thành nền kinh tế số lớn thứ hai vào năm 2030.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là một quốc gia có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo. Là nước có điều kiện tự nhiên phù hợp nhất Đông Nam Á để phát triển điện gió và năng lượng mặt trời, Việt Nam đứng thứ hai trong số các quốc gia đang phát triển về thu hút FDI vào năng lượng tái tạo.
Đáng chú ý, nền tảng kinh tế ngày càng vững chắc nhờ lòng tin của người dân, DN tăng lên cùng thông điệp cải cách mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước. Ông Michael Kokalari, Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường của VinaCapital chỉ ra rằng, bên cạnh những biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng ngắn hạn như phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ thị trường bất động sản, Chính phủ cũng đang thực hiện một số bước để thúc đẩy tăng trưởng GDP dài hạn của đất nước. Các biện pháp này bao gồm các cải cách cơ cấu, một số trong đó sẽ có hiệu lực vào năm tới và có thể giúp "giải nhiệt" thị trường bất động sản và cải thiện thứ hạng về chỉ số thuận lợi kinh doanh của Việt Nam. Ông Michael Kokalari cũng đặt niềm tin vào các kế hoạch đã được công bố để sáp nhập 5 Bộ và nhiều cơ quan khác nhằm tinh gọn hoạt động của Chính phủ.
Ông Yoshida Susumu, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI): Việt Nam sẽ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ Việt Nam đã cho thấy sự bền bỉ và khả năng phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế trong suốt thập kỷ qua nhờ nền tảng ổn định. Việt Nam là thành viên của CPTPP và nhiều hiệp định đối tác kinh tế song phương. Việt Nam cũng mở cửa và hội nhập sâu rộng với quốc tế. Nên cùng với chính sách đối ngoại đa phương, Việt Nam chắc chắn sẽ chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ vào năm 2025. Một khảo sát do Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện đã chỉ ra, Việt Nam là quốc gia hứa hẹn nhất trong số các nước ASEAN đối với các công ty Nhật Bản muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, khảo sát cũng chỉ ra các vấn đề như thủ tục hành chính phức tạp, hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện… còn là những trở ngại. Vì vậy, việc cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục pháp lý là điều cần thiết. Tôi hy vọng rằng sự cải tổ các bộ, ngành hiện nay mà Chính phủ đang tiến hành sẽ giúp cải thiện thủ tục hành chính. Tôi cho rằng việc tạo ra môi trường thân thiện với nhà đầu tư để thu hút các nhà đầu tư chất lượng cao nhằm đảm bảo khả năng tài chính là điều cần thiết, qua đó giúp các nhà đầu tư dễ dàng huy động vốn và đầu tư nhanh chóng. Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam đã được nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện nên JCCI sẽ tiếp tục hỗ trợ phát triển các mối quan hệ hợp tác mới với tầm nhìn cho 50 năm tới. Hương Dịu (ghi) Ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham): Tin tưởng vào tăng trưởng dài hạn của Việt Nam Sự kiên cường và thích ứng của cả nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp châu Âu đang hoạt động tại Việt Nam được thể hiện rõ qua các kỳ khảo sát tại báo cáo Chỉ số Niềm tin Kinh doanh (BCI) khi các chỉ số được phục hồi đáng kể, qua đó tô điểm một bức tranh toàn cảnh nêu bật sự phát triển của Việt Nam như một trung tâm kinh doanh chiến lược. Song, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn cần những cải thiện để thu hút nhiều dự án đầu tư vốn nước ngoài hơn nữa. Ba trở ngại lớn nhất trong hoạt động của các doanh nghiệp châu Âu là gánh nặng hành chính, quy định chưa rõ ràng và khó khăn trong việc xin giấy phép. Với sự phối hợp chặt chẽ giữa lĩnh vực công - tư để giải quyết các rào cản hành chính và quy định, chúng ta có thể tạo ra một môi trường kinh doanh hiệu quả và hấp dẫn hơn, mang lại lợi ích cho cả cộng đồng doanh nghiệp châu Âu và Việt Nam. Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng cốt lõi, đơn giản hoá thủ tục hành chính cũng như bảo đảm ổn định chính trị và an ninh. Bước sang năm 2025, những biến động địa chính trị thế giới vừa là thách thức vừa đem lại cơ hội cho những bước chuyển mình vượt bậc của Việt Nam. Tiềm năng kinh tế của Việt Nam là không thể phủ nhận và cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tiếp tục vững tin vào sự tăng trưởng dài hạn của Việt Nam. Ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham): Chính sách hướng đến sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị xây dựng và phê duyệt nhiều dự án lớn về cơ sở hạ tầng như dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam, dự án điện hạt nhân… Đây là những dự án mang tính dài hạn, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế trong tương lai. Bên cạnh đó, xuất khẩu của Việt Nam hiện nay cũng có những bước phát triển mạnh. Thời gian tới, cơ hội càng rộng mở khi Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do, từ đó đa dạng hoá thị trường. Hiện Việt Nam cũng đã ghi nhận mức xuất siêu kỷ lục, càng mang lại nhiều kỳ vọng về phát triển kinh tế. Đầu tư nước ngoài cũng ngày càng tăng tốc khi nhiều nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tư từ Hàn Quốc nói riêng mở rộng đầu tư, tăng vốn. Trong đó, mức tăng vốn các dự án đầu tư từ Hàn Quốc hiện đứng thứ 2 tại Việt Nam. Điều này sẽ càng có nhiều cơ hội và tiềm năng khi Việt Nam có thể trở thành quốc gia sản xuất hàng đầu của thế giới trong xu hướng chuyển đổi sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia khác. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn cho rằng năm 2025 còn nhiều thử thách. Nhưng trong bối cảnh cả thế giới còn khó khăn thì Việt Nam lại là quốc gia có nhiều cơ hội thuận lợi. Cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam sẽ luôn đồng hành, đi cùng sự phát triển của cả nền kinh tế Việt Nam. Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam khi có các chính sách hướng đến sự phát triển của doanh nghiệp, nhưng vẫn cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, đầu tư. Ông Amiya Yosuke, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sài Gòn Food: Kinh tế phục hồi tạo động lực mạnh mẽ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu Các DN Việt Nam đang đặt kỳ vọng lớn vào năm 2025, thời điểm quan trọng khi đất nước hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Đối với ngành thực phẩm, theo tôi, sự phục hồi kinh tế sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, trong đó xu hướng tiêu dùng thực phẩm sạch, tiện lợi và dinh dưỡng chính là chìa khóa để các DN phát triển các sản phẩm chất lượng cao. Các Hiệp định thương mại tự do tiếp tục mở rộng cánh cửa vào thị trường quốc tế, mang lại cơ hội lớn cho DN ngành thực phẩm. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, những thách thức không nhỏ cũng đang chờ đợi, bao gồm chi phí nguyên liệu, logistics và năng lượng gia tăng, cùng với các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Để đáp ứng những vận hội và vượt qua thách thức này, Sài Gòn Food đã đề ra chiến lược rõ ràng. Công ty sẽ mở rộng danh mục sản phẩm, giới thiệu các sản phẩm mới nhập khẩu nhằm đáp ứng thị hiếu đa dạng của khách hàng. Đồng thời, tập trung vào tăng trưởng bền vững qua việc mở rộng thị phần quốc tế, đầu tư công nghệ sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị trường. Những bước đi chiến lược này không chỉ phản ánh sự chuẩn bị chu đáo mà còn là niềm tin vào tương lai tươi sáng của ngành thực phẩm nói riêng và kinh tế đất nước nói chung trong năm 2025. Khải Kỳ (ghi) |
Tin liên quan
Tiềm lực và cơ hội để Việt Nam tiến vào kỷ nguyên mới
08:41 | 27/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Bước vào kỳ nghỉ Tết, giá cả mặt hàng thiết yếu cơ bản không có biến động bất thường
12:22 | 26/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cho một mùa Hoa
13:41 | 25/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
75 năm quan hệ Việt Nam-LB Nga: Hướng tới tương lai hợp tác mạnh mẽ
09:52 | 24/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
15:22 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
09:28 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
14:00 | 22/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tiềm lực và cơ hội để Việt Nam tiến vào kỷ nguyên mới
Sức vươn ở Hải quan Nam Giang
Những bước đi quan trọng thúc đẩy hiện đại hoá toàn diện ngành Thuế
Kinh tế thế giới có vững tay chèo trong năm 2025
Vinamilk tặng hàng nghìn phần quà Tết cho trẻ em, công nhân trước thềm năm mới
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics