Niềm tin
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham dự Hội nghị Chính phủ với các địa phương đánh giá kết quả năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022, ngày 5/1/2022. Ảnh: TTXVN |
“Năm đặc biệt”
27/4/2021 là ngày mà nhiều người dân Việt Nam sẽ phải ghi nhớ, vì đây là ngày đánh dấu dịch Covid-19 chính thức bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam với sự “càn quét” khốc liệt, gây ra nhiều thiệt hại, đau thương. Lần đầu tiên, Việt Nam chứng kiến nhiều địa phương phải tiến hành giãn cách xã hội kéo dài một cách nghiêm ngặt, đặc biệt là tại các tỉnh, thành phía Nam. Tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, doanh nghiệp (DN) lao đao, người lao động thất nghiệp diễn ra nhức nhối…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. (Trích bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, phát hành ngày 16/5/2021) |
Về kinh tế, lần đầu tiên từ khi thống kê GDP theo quý năm 2000, Việt Nam ghi nhận một quý tăng trưởng âm (quý 3/2021 GDP âm 6,17%). Quý 3/2021 cũng là lần đầu tiên có tới 18/19 tỉnh, thành phía Nam (bao phủ hơn 44% GDP cả nước) cùng tăng trưởng âm. Riêng “đầu tàu” kinh tế TPHCM dẫn đầu với mức giảm GDP tới 24,39%.
Nhìn nhận lại “bức tranh” toàn cảnh của tâm dịch TPHCM năm qua, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên xót xa cho rằng, đây là năm chưa từng có tiền lệ. Thành phố phải ứng phó với đại dịch Covid-19 với biến thể Delta lây lan rất nhanh, nguy hiểm, diễn biến khó lường. “Nhiều người đã không thể vượt qua. TPHCM phải chịu tổn thất rất nặng nề, kinh tế - xã hội tụt giảm nghiêm trọng”, ông Nên nói.
Khó khăn chất chồng, song suốt năm 2021 cho thấy sự đồng sức, đồng lòng, đồng tâm để chiến thắng “giặc” Covid-19. Hàng hoạt đường hướng, quyết sách đúng đắn, phù hợp của Đảng, Chính phủ cũng như các bộ, ngành là “vũ khí” quan trọng tạo ra sức mạnh tổng hợp từng bước đẩy lùi đại dịch. Giữa lúc khó khăn nhất, niềm tin của nhân dân vào hệ thống chính trị càng được nhân lên!
Bên cạnh sự nỗ lực, thậm chí là hy sinh thầm lặng của lực lượng tuyến đầu chống dịch, Chính phủ đã quyết liệt triển khai thành công “ngoại giao vắc xin”, thúc đẩy mọi biện pháp để có vắc xin sớm nhất, nhiều nhất trong bối cảnh khan hiếm vắc xin toàn cầu. Cùng với đó, đã tổ chức chiến dịch tiêm chủng lớn nhất, kịp thời và hiệu quả. Đặc biệt, Chính phủ đã tích cực, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy mua, nghiên cứu, sản xuất và tiêm vắc xin; thành lập Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19 và nhận được sự hưởng ứng tích cực của toàn dân, cộng đồng DN cũng như đồng bào ta ở nước ngoài, tạo lan tỏa sâu rộng trong xã hội.
Trong bối cảnh dịch bệnh, người bình thường đã phải đối mặt khó khăn thì người mắc Covid-19 còn khó khăn gấp bội. Khi đó, chính sách không thu phí điều trị Covid-19 cũng như chủ trương tiêm vắc xin miễn phí cho toàn dân là liều trợ lực quan trọng giúp mỗi người dân nâng cao tinh thần, sức mạnh, góp phần tạo nên sức mạnh toàn dân ứng phó hiệu quả “giặc” Covid-19 cũng như vực dậy nền kinh tế. Tất cả các yếu tố hoà quyện tạo thành sức mạnh giúp đất nước từng bước chiến thắng đại dịch. Trong cuộc chiến chung đầy khốc liệt đó, đất nước đã không “bỏ rơi” bất kỳ ai, “không ai bị bỏ lại phía sau”.
Suốt năm 2021, Việt Nam có những chính sách đúng và trúng, chưa từng có trong tiền lệ để hỗ trợ cho người dân, DN chịu tác động bởi dịch Covid-19. Đó là các chính sách hỗ trợ miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, gia hạn nộp thuế, tiền thuế đất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí… Các chính sách cho vay hỗ trợ trả lương cho người lao động, hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp…
Đánh giá các gói hỗ trợ an sinh xã hội, kinh tế là tương đối rõ ràng, đúng hướng, ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phân tích: trong bối cảnh dịch Covid-19, Chính phủ đã có nhiều chính sách khác nhau nhưng cùng mục tiêu hỗ trợ cho người dân, người lao động gặp khó khăn, hỗ trợ DN thông qua việc miễn giảm, hoãn các loại phí thuế, cung cấp các khoản vay bảo lãnh, tín dụng, giảm giá điện, nước... để duy trì sự tồn tại của các DN, giảm thiểu lao động thất nghiệp. Việc xác định các đối tượng được hỗ trợ cũng nhận được sự đồng thuận cao trong cộng đồng DN, người dân, các chuyên gia. Ví dụ Chính phủ đã bỏ điều kiện DN không có nợ xấu mới được vay gói lãi suất 0% để trả lương cho người lao động bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 tại Nghị quyết 126/NQ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Trước đó, Nghị quyết số 68/NQ-CP đã quy định DN có nợ xấu không được vay gói hỗ trợ này.
Giữ vững kỷ cương phép nước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Phải bảo đảm ở mức cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, việc phục vụ lợi ích quốc gia dân tộc là tối thượng, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam; kiên định triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. (Trích phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31 với chủ đề “Ngoại giao Việt Nam tiên phong, toàn diện, hiện đại, chủ động thích ứng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”, ngày 15/12/2021) |
Bên cạnh nỗ lực làm tốt công tác chống dịch, bao quát các chính sách hỗ trợ người dân, DN, suốt thời gian qua, kỷ cương phép nước tiếp tục được giữ vững cũng là yếu tố quan trọng vun đắp, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo, điều hành của cả hệ thống chính trị.
Qua gần 15 năm Nghị quyết Trung ương 3 Khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nhất là kể từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (ngày 1/2/2013) đến nay, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, công tác phòng, chống tham nhũng đã có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả rõ rệt, góp phần quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đáng chú ý, năm 2021 chứng kiến sự thay đổi củng cố thêm quyết tâm phòng, chống tham nhũng, giữ vững kỷ cương đất nước. Đó là ngày 10/9/2021, tại cuộc họp Bộ Chính trị cho ý kiến về đề án “Sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng”, Bộ Chính trị đã thống nhất tên gọi “Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” thay cho tên cũ là “Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng”. Việc đổi tên, bổ sung từ “tiêu cực” để bao quát được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Công tác đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mặc dù đã được lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện quyết liệt, có chuyển biến rõ nét, tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ vẫn còn diễn biến phức tạp...
Tinh thần giữ vững kỷ cương phép nước tiếp tục được thể hiện rõ qua Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII (từ ngày 4 đến 7/10/2021). Thành công tốt đẹp, Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII đã thảo luận và ban hành Kết luận số 21-KL/TW về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
So với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Kết luận số 21-KL/TW đã mở rộng phạm vi, không chỉ trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà còn bao gồm cả trong xây dựng hệ thống chính trị theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng. Kết luận nêu yêu cầu cao hơn là kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Điểm mới nổi bật trong mục tiêu nêu ra tại Kết luận số 21-KL/TW là đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Ngoài ra, so với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII cũng đã bổ sung nhiệm vụ, giải pháp “kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm”.
Ngay trong năm 2021, hàng loạt vụ án tham nhũng đã gây ra những thiệt hại đặc biệt lớn đã được xử lý nghiêm. Điển hình như vụ án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm xảy ra tại dự án Ethanol Phú Thọ; vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường, Công ty Gang thép Thái Nguyên... Mới đây nhất, vụ việc vi phạm tại Công ty Việt Á đã được Chính phủ , Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an tiến hành điều tra và khởi tố các cá nhân vi phạm.
Biến “nguy” thành “cơ”
Mọi nỗ lực từ cấp Trung ương đến địa phương đã từng chút, từng chút làm đầy thêm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ cũng như của các bộ, ngành…, từ đó tạo nên sức mạnh giúp mảnh đất hình chữ S vươn mình vượt khó. Khép lại năm 2021, Việt Nam đã dần biến “nguy” thành “cơ”, bước đầu thu về đôi phần “trái ngọt”.
Có thể điểm qua những con số ấn tượng như trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Việt Nam vẫn đạt và vượt một số chỉ tiêu kinh tế với GDP ước tăng 2,58%; XNK lần đầu tiên cán mốc 668,5 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Nhiều nhà đầu tư vẫn hướng đến Việt Nam với số vốn tỷ USD. Có thể khẳng định, GDP năm 2021 ước tính tăng 2,58% là một thành công lớn của nước ta trong việc phòng chống dịch bệnh, duy trì sản xuất kinh doanh.
Quan trọng hơn, từ khi thực hiện Nghị quyết 128-NQ/CP ngày 11/10/2021 ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, đến nay tình hình phòng, chống dịch nước ta đã có chuyển biến tích cực. Hầu hết địa phương vẫn duy trì hợp lý các hoạt động sản xuất kinh doanh ở nơi đủ điều kiện, hạn chế đứt gãy chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, có chuyển biến tích cực trong ổn định đời sống nhân dân, phục hồi và tiếp tục phát triển kinh tế-xã hội.
Đất nước đi qua 365 ngày đầy thách thức, song đường lối phát triển vững vàng, vị thế đất nước tiếp tục được nâng lên, kinh tế dần khởi sắc, DN hồi sinh, từng người dân đều được chăm sóc là kết quả quan trọng mà Việt Nam đạt được bằng sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Nền tảng đó tạo đà vững chắc cho đất nước bước vào năm 2022 với khí thế mới, quyết tâm lớn hơn, quyết liệt hơn, vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Tin liên quan
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
16:05 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK