Những thủ đoạn truyền bá lắt léo, tinh vi về “đường lưỡi bò” phi lý
Tuyên bố ngang nhiên
Trung Quốc luôn nuôi tham vọng độc chiếm Biển Đông và trong những năm gần đây đã công khai tham vọng này bằng việc công bố yêu sách “đường lưỡi bò” phi pháp bao trùm gần 90% diện tích Biển Đông cũng như đẩy mạnh việc cải tạo trái phép các bãi đá trong khu vực thành các đảo nhân tạo làm căn cứ để hiện thực hóa điều này.
| |
"Đường lưỡi bò" phi pháp mà Trung Quốc đưa ra với mưu đồ độc chiếm Biển Đông. |
Song song với những hành động sai trái nói trên, giới chức Trung Quốc cũng đã có những bước chuẩn bị hết sức tinh vi để truyền bá những thông điệp sai trái về yêu sách chủ quyền của nước này ra khắp thế giới với mục tiêu từng bước thay đổi quan điểm của cộng đồng quốc tế trong vấn đề này.
Từ năm 2015, trước những quan ngại của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới về những hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Giới chức Trung Quốc đã liên tục đẩy mạnh việc tuyên truyền về cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc ở Biển Đông bất chấp phản ứng quyết liệt của cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ, EU, Nhật Bản, Ấn Độ… và các nước trong khu vực.
Mới đây nhất, ngày 18/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngang nhiên lặp lại quan điểm nói trên của giới chức Trung Quốc khi tuyên bố: “Các hoạt động của Trung Quốc ở những vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc ở Biển Đông là hợp pháp, chính đáng và không có gì phải giải thích”.
Đáng chú ý, “những vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc ở Biển Đông” mà ông Cảnh Sảng đề cập lại có cả khu vực bãi Tư Chính vốn nằm trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của một quốc gia ven biển nhưng lại đưa ra tuyên bố đi ngược hoàn toàn với hành động sai trái của nước này.
Thông điệp cài cắm tinh vi Để thực hiện mục tiêu trên, Trung Quốc đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền bí mật thông qua những thông điệp được nước này cài cắm hết sức tinh vi bất cứ lúc nào có thể.
Mới đây nhất, thông tin về việc bộ phim “Everest – Người tuyết bé nhỏ” (tên tiếng Anh là Abominable) do DreamWorks Animation Studio (Mỹ) và Pearl Studio (Trung Quốc) đồng sản xuất có tới 2 đoạn và 4 cảnh phim xuất hiện hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đã khiến cộng đồng quốc tế phản ứng gay gắt. Tại Việt Nam, bộ phim này sau đó đã bị thu hồi và dừng chiếu.
| |
Hình ảnh "đường lưỡi bò" được cài cắm trong phim "Everest - Người tuyết bé nhỏ" do DreamWorks Animation Studio (Mỹ) và Pearl Studio (Trung Quốc) đồng sản xuất. |
Đáng chú ý, Pearl Studio thuộc sở hữu của China Media Capital, một tập đoàn lớn của Trung Quốc được thành lập với mục tiêu gây dựng “đế chế truyền thông toàn cầu” để “quảng bá những giá trị Trung Quốc ra khắp thế giới”. China Media Capital từng nhận được khoản đầu tư lên tới 1,5 tỷ USD từ các tập đoàn lớn của Trung Quốc như Alibaba và Tecent để hiện thực hóa mục tiêu này.
Đây không phải là lần đầu tiên “đường lưỡi bò” xuất hiện trên các sản phẩm văn hóa, thể thao, giải trí mang tính toàn cầu. Trước đó gần 1 tuần, cộng đồng mạng quốc tế đã phát hiện hình ảnh “đường lưỡi bò” xuất hiện trên một đồ họa của kênh thể thao hàng đầu thế giới ESPN giới thiệu về lãnh thổ Trung Quốc trong chương trình SportCenter.
Dù ESPN sau đó lên tiếng nhận lỗi và thanh minh rằng việc sử dụng đồ họa nói trên “là sai lầm vô ý” và ESPN đã sửa sai bằng “một tấm bản đồ hoàn toàn khác” không bao gồm “đường lưỡi bò”, giới quan sát cho rằng, điều này cho thấy “ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc đối với các hãng truyền thông và giải trí lớn có tác động đến cộng đồng quốc tế để truyền bá thông điệp đầy sai trái của mình”.
| |
"Đường lưỡi bò xuất hiện trong một đoạn đồ họa trên kênh thể thao ESPN. |
GS. Julian Ku tại Đại học Hofstra, New York, Mỹ, nhận định, Trung Quốc có thể làm điều này bởi, “nhiều cá nhân và tập đoàn nước ngoài không quá quan tâm đến những tranh chấp ở Biển Đông hay bản đồ “đường lưỡi bò” và dễ dàng để lọt những chi tiết này”.
Trước đó, hồi năm 2016, Tập đoàn Google cũng bị phản ứng gay gắt khi cộng đồng mạng chia sẻ hình ảnh trang Google Maps thể hiện “đường lưỡi bò” trong phần bản đồ Trung Quốc và khu vực Biển Đông.
Đáng chú ý, tấm bản đồ “đường lưỡi bò” này chỉ thể hiện trên trang Google Maps phiên bản Trung Quốc có đường dẫn maps.google.cn nhưng lại không xuất hiện ở phiên bản toàn cầu với đường dẫn maps.google.com. Dù sau đó Google đã “sửa sai” nhưng động thái này cũng đã gây tổn hại không nhỏ đến uy tín của một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới.
| |
Hình ảnh bản đồ "đường lưỡi bò" xuất hiện trên trang Google Maps phiên bản Trung Quốc. |
Có thể thấy, dù yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc là hoàn toàn phi pháp và từng bị Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) ngày 12/7/2016 ra phán quyết bác bỏ tính pháp lý, Trung Quốc vẫn quyết không từ bỏ “đường lưỡi bò” bởi điều này gắn bó chặt chẽ đến tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Chính vì thế, cộng đồng quốc tế và các nước có liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông cần tỉnh táo để nhận diện thủ đoạn cài cắm hết sức tinh vi của nước này trong quá trình truyền bá thông tin sai trái về cái gọi là “chủ quyền lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông”; có phản ứng thích hợp và kịp thời để ngăn chặn hành vi này của Trung Quốc./.
Tin liên quan
Jaecoo J7 PHEV: Lựa chọn xanh cho tương lai bền vững
16:11 | 27/12/2024 Xe - Công nghệ
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
10:20 | 27/12/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
10:13 | 26/12/2024 Nhìn ra thế giới
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
15:39 | 02/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
07:34 | 02/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Mở rộng không gian phát triển
13:26 | 01/01/2025 Người quan sát
Du lịch bứt phá mùa cao điểm cuối năm
06:29 | 01/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh
15:31 | 31/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
15:13 | 31/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hàng hóa tết được kiểm soát về chất lượng, giá cả
15:21 | 30/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan, đơn vị ở Trung ương
14:25 | 30/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Qua thời... nhà mặt phố?
08:07 | 30/12/2024 Người quan sát
Bánh chưng làng
09:45 | 29/12/2024 Người quan sát
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
15:56 | 27/12/2024 Kinh tế
“Cầu nối” thuận lợi
08:06 | 27/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm hơn 400 đồng/lít
15:29 | 26/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan TPHCM: Hoàn thành xuất sắc, toàn diện các mặt công tác
Hải quan TPHCM tôn vinh 37 doanh nghiệp tiêu biểu
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics