Nhìn lại 10 năm phát triển thị trường UPCoM
Tháng 5, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 480 tỷ đồng trên UPCoM | |
Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 248 tỷ đồng trên thị trường UPCoM tháng 4 | |
UPCoM đón thêm 2 doanh nghiệp từ HOSE và HNX |
Ngày 24/6/2009, thị trường giao dịch cổ phiếu công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) chính thức được vận hành tại HNX. Ảnh HNX. |
Bước đầu còn gặp khó
Ngày 24/6/2009, cùng với sự kiện chuyển đổi mô hình hoạt động từ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thành Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), thị trường giao dịch cổ phiếu công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) chính thức được vận hành tại HNX.
Theo HNX, trong bối cảnh thị trường giao dịch cổ phiếu tự do có quá nhiều rủi ro, gây mất an toàn về giao dịch và thanh khoản cho các nhà đầu tư, Chính phủ và các cơ quan quản lý đã quyết tâm cho ra đời thị trường UPCoM. UPCoM ra đời với mục tiêu thu hẹp thị trường tự do, mở rộng thị trường giao dịch có tổ chức, có quản lý của Nhà nước, quy tụ các cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết về một đầu mối quản lý thống nhất, tạo ra cơ hội giao dịch chứng khoán công khai, minh bạch, an toàn và thuận lợi cho nhà đầu tư.
Với mục tiêu ban đầu đặt ra như vậy nên mô hình hoạt động của UPCoM là sàn giao dịch của cổ phiếu công ty đại chúng, cung cấp thông tin về giá và khối lượng giao dịch thực sự của cổ phiếu chưa niêm yết cho nhà đầu tư. Do vậy, các công ty đại chúng cần phải có một Công ty Chứng khoán thành viên cam kết hỗ trợ để giúp công ty thực hiện các thủ tục đăng kí giao dịch và hỗ trợ tổ chức đăng kí giao dịch công bố thông tin theo quy định.
Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 2009 đến 2012, do quy mô thị trường UPCoM còn nhỏ, cổ phiếu trên UPCoM lại chỉ giao dịch theo phương thức thỏa thuận nên thanh khoản èo uột, vì vậy các Công ty Chứng khoán không mấy mặn mà trong việc nhận làm thành viên cam kết hỗ trợ, dẫn tới việc công ty đại chúng gặp khó khăn khi muốn đăng kí giao dịch trên thị trường UPCoM.
Trước thực tế này, Bộ Tài chính đã xem xét sửa đổi và Thông tư 95/2010/TT-BTC đã bỏ quy định doanh nghiệp phải có một thành viên cam kết hỗ trợ khi đăng kí giao dịch trên UPCoM để đơn giản hóa thủ tục cho các doanh nghiệp tham gia thị trường UPCoM.
Sau đó, một loạt các chính sách đã được ban hành tạo điều kiện cho UPCoM phát triển như: Nghị định số 108/2013/NĐ-CP về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán; Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg của Thủ tường Chính phủ quy định các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa phải thực hiện đăng ký niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán; Nghị định 60/2015/NĐ-CP cũng yêu cầu các doanh nghiệp đã là công ty đại chúng buộc phải đăng ký giao dịch trên UPCoM vì mục đích bảo vệ nhà đầu tư...
Quy mô thị trường đạt 330 nghìn tỷ đồng
Có thể thấy, sự hỗ trợ từ chính sách thông qua các văn bản pháp lý này đã tạo ra cú huých giúp thị trường UPCoM khởi sắc. Nếu như trong 6 năm đầu hoạt động, UPCoM chỉ có mức tăng trưởng rất khiêm tốn với 169 doanh nghiệp đăng kí giao dịch, giá trị giao dịch khoảng 15 tỷ đồng/phiên tính đến thời điểm 15/9/2014 thì giai đoạn sau đó, chỉ trong vòng 4 năm đến thời điểm 15/6/2019, số doanh nghiệp đăng kí giao dịch tăng gấp 5 lần lên 833 doanh nghiệp, giá trị giao dịch tăng 18 lần lên mức trên 250 tỷ đồng/phiên trong 5 tháng đầu năm 2019; quy mô thị trường tăng từ 24 nghìn tỷ lên 330 nghìn tỷ đồng.
Các doanh nghiệp Nhà nước dồn dập lên UPCoM, các doanh nghiệp đấu giá cũng nhanh chóng lên UPCoM tạo thành một làn sóng mạnh mẽ các doanh nghiệp lên UPCoM từ năm 2014 đến nay.
Nhờ đó, hàng hóa trên UPCoM cũng phong phú, đa dạng hơn với nhiều hàng hóa có chất lượng tốt hơn, trong đó có những công ty có quy mô vốn lớn như Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vốn hóa thị trường 180.695 tỷ đồng, Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEA) vốn hóa 75.210 tỷ đồng, CTCP Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) 40.306 tỷ đồng, Tổng Công ty Dược Việt Nam (DVN) 3.483 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) 1.328 tỷ đồng...
Sau 10 năm hình thành và phát triển, UPCoM đã khẳng định vai trò là kênh giao dịch cổ phiếu an toàn, hiệu quả cho nhà đầu tư và kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp. Với quy mô thị trường và chất lượng cổ phiếu gia tăng nhanh chóng, thị trường UPCoM đang ngày càng hấp dẫn cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài và đã trở thành thị trường được các quốc gia trong khu vực dành nhiều sự quan tâm, trao đổi kinh nghiệm vận hành, quản lý như: Singapore, Thái Lan, Lào.
Theo HNX, đến thời điểm này, có thể nói rằng UPCoM đã có tính quản lý nhưng còn thiếu tính thị trường. Do vậy mục tiêu trong thời gian tới là phải củng cố và bổ sung tính thị trường cho UPCoM, hoàn thiện và đưa mảng thị trường này thành mảnh ghép của thị trường cổ phiếu mà một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là tăng cường công tác giám sát, nâng cao tính minh bạch cho thị trường UPCoM.
Đặc biệt, công tác giám sát trên thị trường này ngày càng được đẩy mạnh và đạt tới mức giám sát cao như đối với thị trường niêm yết. Trên cơ sở đó, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đang kiến nghị Uỷ ban Chứng khoán xem xét áp dụng margin cho các cổ phiếu của các công ty đại chúng quy mô lớn trên UPCoM đáp ứng điều kiện như cổ phiếu niêm yết và sẽ kiến nghị nới biên độ giá giao dịch trên thị trường này. Ngoài ra, Sở cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ, thúc đẩy minh bạch cho các công ty trên UPCoM.
Tin liên quan
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Cách nào ngăn đà bán ròng của khối ngoại?
10:45 | 15/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng
09:34 | 22/10/2024 Chứng khoán
Vốn ngoại đang đảo chiều?
15:43 | 11/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán
17:09 | 08/10/2024 Chứng khoán
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Chứng khoán
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics