Nhiều thách thức trong cơ cấu lại tài chính công
Nhiều thách thức phát triển tài chính xanh Việt Nam đã có bước tiến tốt trong cải cách quản lý tài chính công Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch |
Việt Nam đạt được nhiều kết quả từ sự nỗ lực cải cách tài chính công. |
Bước tiến khá toàn diện
Cải cách tài chính công là một trong 6 nội dung của cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ và đây là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần bổ trợ cho các nhiệm vụ khác, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
TS. Bùi Tiến Hanh, Trưởng Khoa Tài chính công, Học viện Tài chính cho biết, những kết quả chủ yếu từ nỗ lực cải cách tài chính công ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay có bước tiến tốt, khá toàn diện. Theo đó, phạm vi ngân sách được xác định một cách toàn diện, đầy đủ hơn theo thông lệ quốc tế; tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài khóa và quản lý ngân sách nhà nước (NSNN) dẫn đến giảm được nợ công; minh bạch ngân sách được tăng cường; nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng ngân sách các nguồn lực tài chính công.
Cụ thể, chính sách động viên NSNN tiếp tục được hoàn thiện, bổ sung, bám sát các mục tiêu, định hướng đề ra; các chính sách thuế, phí, lệ phí được ban hành về cơ bản đảm bảo minh bạch, đơn giản, phù hợp với các cam kết về hội nhập quốc tế; chuyển đổi số trong quản lý thu ngân sách góp phần cải cách hành chính và chống gian lận, thất thu trong quản lý thu ngân sách. Tổng thu NSNN có xu hướng tăng và đạt mục tiêu đề ra, góp phần bảo đảm tính bền vững của NSNN và nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính tiếp tục được hoàn thiện, đảm bảo thực hiện phân bổ các nguồn lực tài chính công theo hướng minh bạch, ưu tiên cho những nhiệm vụ quan trọng, các vùng, đối tượng còn nhiều khó khăn. Khuôn khổ pháp lý về nợ công và quản lý nợ công được hoàn thiện phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam và tiếp cận với những thông lệ tốt của quốc tế. Cùng với đó, DNNN tiếp tục được đổi mới, sắp xếp, cơ cấu lại, tinh giản về số lượng đã góp phần phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của DNNN.
Theo đánh giá của PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Chính phủ và các bộ, ngành đã và đang thực hiện cải cách hành chính, đẩy mạnh số hóa trong quản lý hành chính, xây dựng kho dữ liệu để tối ưu hóa việc phân bổ, sử dụng nguồn lực công, giúp tăng tính công khai, minh bạch, giảm lãng phí và nâng cao hiệu quả trong quản lý nguồn lực. Các dịch vụ hành chính công ngày càng được số hóa, được đẩy mạnh thực hiện trực tuyến, tạo thuận lợi cho người dân và DN.
Nhiều áp lực đối với nguồn lực tài chính công
Nhấn mạnh một số khó khăn, thách thức đối với cải cách tài chính công ở Việt Nam, TS. Bùi Tiến Hanh cho biết, sự bất ổn kinh tế vĩ mô ảnh hưởng mạnh mẽ đến an ninh, an toàn tài chính công. Việt Nam vẫn cần tiếp tục duy trì các biện pháp kích thích kinh tế, tăng cường đầu tư và tiêu dùng để duy trì đà tăng trưởng, và đảm bảo dư địa tài khóa để ứng phó với những diễn biến phức tạp, bất ngờ của kinh tế thế giới, điều này tạo áp lực lớn đối với nguồn lực tài chính công.
Đồng thời, mặc dù nợ công vẫn trong ngưỡng giới hạn an toàn và cơ cấu nợ công có những chuyển biến tích cực nhưng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ và vay để trả nợ gốc có xu hướng tăng, tạo áp lực cân đối ngân sách để trả nợ gốc, bảo đảm an toàn nợ công và dư địa nợ công thực hiện chính sách tài khoá ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.
Dưới góc độ tái cơ cấu DNNN, ông Nguyễn Đình Sơn, Phó Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước Chuyên ngành VI cho rằng, tuy có những thành tựu nhất định, cơ chế quản lý vốn nhà nước tại DN ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục như: tình trạng lãng phí, thất thoát trong sử dụng vốn nhà nước; nhiều DNNN vẫn chưa có hệ thống báo cáo và đánh giá kết quả hoạt động rõ ràng khiến cho việc quản lý trở nên khó khăn…
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, sự phân cấp, phân quyền giữa các cấp chính quyền trong quản lý nguồn lực công đã từng bước được thực hiện. Tuy nhiên, do nguồn lực công rất đa dạng, phong phú và phức tạp nên việc phân biệt giữa các cấp chính quyền chưa rõ ràng, việc quản lý còn có những sơ hở, chưa thực sự phát huy sức mạnh các nguồn lực công vào phát triển kinh tế - xã hội.
Nhấn mạnh việc phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực công đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của Việt Nam, đòi hỏi sự nỗ lực từ cả phía chính quyền và sự giám sát của người dân, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh khuyến nghị, cần từng bước hoàn thiện pháp luật về phân bổ, quản lý và sử dụng nguồn lực công, theo đó, cần nhanh chóng triển khai và thực hiện đầy đủ, toàn diện các luật và các văn bản pháp luật có liên quan để đảm bảo cơ sở pháp lý và tính công khai, minh bạch trong việc phân bổ, quản lý và sử dụng nguồn lực công.
Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thể chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng nguồn lực công hiệu quả hơn, thúc đẩy các hình thức đầu tư công - tư kết hợp (PPP) để giảm áp lực tài chính cho Nhà nước, cần phát huy vai trò kiểm tra, giám sát sử dụng NSNN và tài sản công để ngăn chặn thất thoát và tham nhũng.
Để nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước, theo ông Nguyễn Đình Sơn, năng lực quản lý của những người đứng đầu DNNN cần được nâng cao hơn nữa. Đồng thời, cần hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến quản lý tài chính công, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát tình hình tài chính của các DNNN. Bên cạnh đó, cần xây dựng các tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước một cách khoa học và minh bạch.
Tin liên quan
Phát triển thị trường TPCP là kênh huy động vốn chủ yếu cho Chính phủ
14:00 | 10/12/2024 Tài chính
Chính thức thông qua "1 luật sửa 9 luật" lĩnh vực tài chính
16:14 | 29/11/2024 Tài chính
Khai mạc Diễn đàn "Chính sách tài khoá thúc đẩy tổng cầu, hỗ trợ phát triển nền kinh tế"
12:28 | 29/11/2024 Tài chính
Tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với thương mại điện tử
19:47 | 11/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân
20:36 | 10/12/2024 Thuế - Kho bạc
Rà soát, xử lý doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng chưa đóng mã số thuế
19:52 | 10/12/2024 Thuế - Kho bạc
Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm gây thất thoát, lãng phí
08:40 | 10/12/2024 Tài chính
Doanh nghiệp bảo hiểm đã tạm ứng bồi thường 471 tỷ đồng thiệt hại của bão số 3
14:49 | 08/12/2024 Tài chính
Chậm giải ngân đầu tư công vốn vay nước ngoài
07:48 | 08/12/2024 Tài chính
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 73,5% kế hoạch năm
21:45 | 07/12/2024 Tài chính
Giữa tháng 12 sẽ đưa vào hoạt động Cổng TTĐT cho người kinh doanh TMĐT
15:12 | 07/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 đã vượt dự toán
08:06 | 07/12/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước chuẩn bị cho mùa quyết toán cuối năm
09:57 | 06/12/2024 Tài chính
Thị trường trái phiếu Chính phủ: Thực hiện tốt chức năng huy động cho đầu tư phát triển
19:54 | 05/12/2024 Chứng khoán
Thành lập Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính
19:53 | 05/12/2024 Tài chính
Hải Phòng thu ngân sách kỷ lục, đạt gần 110 nghìn tỷ đồng
09:35 | 05/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan tham gia triệt phá 275 vụ, thu giữ hơn 2 tấn ma túy
Giá xăng dầu biến động nhẹ trong kỳ điều hành ngày 12/12
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
Từ tháng 1/2025 bệnh nhân được trả góp viện phí tại Bệnh viện FV
Liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm vùng miền
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia