Facebook Twitter youtube Tiktok

Nhiều “phao cứu sinh”, vì sao thị trường bất động sản vẫn lao đao?

(HQ Online) - Sau hơn một năm thị trường bất động sản (BĐS) chìm trong khủng hoảng, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã ban hành loạt giải pháp nhằm “giải cứu” thị trường. Tuy nhiên, ghi nhận diễn biến thực tế cho thấy thị trường BĐS vẫn đang chìm trong khó khăn, dự kiến nửa cuối năm 2024 mới có thể hồi phục.
VNREA có nhiều đóng góp quan trọng cho thị trường bất động sản Việt Nam Thị trường môi giới bất động sản ở mức “báo động”
Nhiều “phao cứu sinh”, vì sao thị trường bất động sản vẫn lao đao?
Chưa khi nào các giải pháp để cứu thị trường BĐS lại được ban hành nhiều như trong nửa đầu năm 2023. Ảnh: H.Anh

Những khó khăn chưa được can thiệp một cách sâu sắc, trực diện

Tinh thần nỗ lực giải cứu thị trường BĐS cả về cung lẫn cầu được thể hiện qua việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Ngay sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 338/QĐ-TTg ngày 03/4/2023 phê duyệt Đề án đầu tư ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đến năm 2030, đi cùng với đó là gói hỗ trợ lãi suất 120 nghìn tỷ đồng do 4 ngân hàng thương mại nhà nước phối hợp triển khai... Cùng với đó, Tổ công tác của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng làm tổ trưởng đã làm việc với các địa phương, một số tập đoàn, DN dần tháo gỡ khó khăn cho các DN. Đặc biệt, trong bối cảnh khó khăn, Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần giảm lãi suất điều hành 0,5% - 2%/năm và các giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng… Có thể nói, chưa khi nào các giải pháp để cứu thị trường BĐS lại được ban hành nhiều như trong nửa đầu năm 2023.

TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam:

Nhiều “phao cứu sinh”, vì sao thị trường bất động sản vẫn lao đao?
TS. Trần Đình Thiên.

Tính sẵn sàng chịu trách nhiệm không cao là cản trở lớn trong thực thi chính sách hỗ trợ thị trường BĐS

Trong thời gian qua, theo tinh thần đã được Thủ tướng Chính phủ đề cập đến, đó là trong tình thế bất thường thì cần có chính sách khác thường, do đó, trong tình thế khó khăn thì các tiếp cận chính sách phải mang tính đột phá, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách đột phá nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS. Tuy nhiên, bộ máy thực thi còn có thể có những e ngại, sợ trách nhiệm, tính sẵn sàng chịu trách nhiệm trong thời điểm hiện nay không cao, tâm lý này là cản trở lớn. Điều này giải thích vì sao chính sách đưa ra nhiều, tạo ra hiệu ứng tâm lý tích cực nhưng hiệu ứng thực tế chậm. Cần phải có giải pháp để đẩy nhanh, đẩy mạnh, phải có cơ chế bảo vệ những người dám nghĩ dám làm, có tinh thần đổi mới trong thực thi chính sách.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội BĐS Việt Nam:

Nhiều “phao cứu sinh”, vì sao thị trường bất động sản vẫn lao đao?

Ông Nguyễn Mạnh Hà.

Chưa giải quyết được vấn đề nguồn vốn cho thị trường trong dài hạn

Chính phủ đã có nhiều chính sách, và hỗ trợ từ ngân hàng, tôi thấy rằng thời gian phục hồi có thể được rút ngắn hơn so với những năm trước, song đến năm 2024 mới có thể phục hồi được. Ngoài những nguyên nhân đã nêu về cơ chế chính sách, thể chế thì còn có vấn đề về nguồn vốn của thị trường. Chúng ta thấy thị trường BĐS gắn liền chặt chẽ với thị trường tín dụng và phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn vay. Thế nhưng rõ ràng nguồn vốn cho thị trường từ 2 nguồn tín dụng và trái phiếu là không bền vững. Trong xây dựng chính sách chúng ta chưa giải quyết được vấn đề nguồn vốn cho thị trường dài hạn và ổn định. Nếu như không có giải pháp mạnh mẽ hơn thì thị trường BĐS sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong tương lai.

Tuy nhiên, theo ghi nhận, thị trường BĐS vẫn đang trong tình cảnh hết sức khó khăn.

Theo Hội Môi giới BĐS Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2023, thị trường vẫn duy trì trạng thái “khát” nguồn cung. “Nghèo nàn, kém hấp dẫn, thiếu hụt” là những từ chính xác để mô tả về thực trạng nguồn cung trong thời gian qua. Phần lớn các chủ đầu tư vẫn luẩn quẩn trong khâu hoàn thiện pháp lý, trong khi đó, một số chủ đầu tư không đủ nguồn lực để tiếp tục triển khai dự án. Còn theo đánh giá của Bộ Xây dựng, 6 tháng đầu năm, thị trường BĐS vẫn đang đối diện tình trạng thiếu trầm trọng nguồn cung ở tất cả phân khúc và cơ cấu hàng hóa không phù hợp. Trong nửa đầu năm, phân khúc nhà ở thương mại hoàn thành 25 dự án với khoảng 10.000 căn, đạt khoảng 50% so với 6 tháng cuối 2022. Giao dịch trên thị trường trầm lắng, DN không tiếp cận được các nguồn vốn, các các dự án dừng triển khai, cắt giảm lao động… ảnh hưởng đến an sinh, trật tự xã hội.

Theo Hội Môi giới BĐS, thị trường BĐS tiếp tục gặp nhiều khó khăn do tác động tiêu cực từ nền kinh tế chung và các vướng mắc nội tại thị trường chưa được giải quyết một cách triệt để, mặc dù Chính phủ đã thể hiện sự đồng hành cùng DN, nhà đầu tư trong việc thúc đẩy thị trường BĐS phục hồi bằng việc ban hành các cơ chế, chính sách mới. Nhưng trên thực tế thị trường BĐS mới chỉ được trấn an tinh thần, những khó khăn chưa thực sự được can thiệp một cách sâu sắc, trực diện và triệt để khiến tình trạng sức khỏe của các đối tượng tham gia thị trường BĐS (DN đầu tư phát triển dự án, DN kinh doanh dịch vụ BĐS, môi giới BĐS) đều duy trì trong trạng thái thoi thóp, cầm chừng trong suốt 6 tháng vừa qua. Trong 5 tháng đầu năm 2023, có 554 DN BĐS giải thể, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu sụt giảm, lượng hàng tồn kho lớn, nhiều DN phải điều chỉnh lại quy mô nhân sự. “Động lực sống khiến các DN vẫn đang cố gắng vùng vẫy, quẫy đạp và sẵn sàng bấu víu vào bất cứ chiếc “phao cứu sinh” nào. Tuy nhiên, trong suốt thời gian kể từ đầu năm 2022, Chính phủ đã tạo ra những “chiếc phao” để cứu thị trường và DN, nhưng chúng vẫn chưa đến được với DN giúp DN có thể bám vào, tạo đà ngoi lên mặt nước”, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam nhận định.

Lực cản tâm lý trong thực thi chính sách kéo thị trường tụt lại

Theo TS. Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, thị trường vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn chủ yếu do các vấn đề pháp lý chưa được tháo gỡ và việc tiếp cận nguồn vốn bị hạn chế, một số vụ việc xảy ra trong nửa cuối năm 2022 làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư và nhìn chung, một số vấn đề “căn cơ” của thị trường như pháp lý, nguồn cung khan hiếm, mất cân đối cung cầu… chưa được giải quyết. Ông Khôi dự báo thị trường BĐS Việt Nam hết năm 2023 vẫn còn trầm lắng, thị trường chỉ có thể phục hồi, phát triển lành mạnh hơn, minh bạch hơn và chuẩn mực hơn từ quý 2 hoặc quý 3/2024 nhờ những bước tiến về môi trường pháp lý, triển vọng tăng trưởng kinh tế khả quan, sự đa dạng hơn của các nguồn lực tài chính…

Theo dữ liệu của Batdongsan.com.vn, trong 6 tháng đầu năm 2023, số lượng người có nhu cầu giao dịch và tìm mua BĐS trên toàn quốc đã giảm 33% so với cùng kỳ năm 2022, lượng đăng tin bán BĐS giảm đến 44% và lượng quan tâm mua bán đất nền cũng giảm gần 50% so vời cùng kỳ năm ngoái. Dữ liệu này cho thấy nửa đầu năm 2023 thị trường BĐS đã phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức chưa thể khắc phục ngay được. Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, dù Chính phủ đã rất nỗ lực có những động thái quyết liệt tháo gỡ nhưng vẫn chưa có độ thẩm thấu vào thị trường. Theo đại diện Batdongsan. com.vn, hiện nay tâm lý trên thị trường vẫn đang xuống ở mức rất thấp, do vậy cần “ngòi nổ” để thị trường BĐS sớm hồi phục trở lại, bắt đầu từ phân khúc nhà ở xã hội sau đó sẽ kéo theo các phân khúc khác, từ đó giảm sự căng thẳng trên thị trường. Tuy nhiên, nguồn cung là yếu tố gây ảnh hưởng đến độ trễ của chính sách này. Trong bối cảnh việc hoàn thiện dự án nhà ở xã hội thông thường kéo dài 6 – 8 năm thì rất khó để gói hỗ trợ này có tác động vào thực tế thị trường ngay được, bắt buộc phải có độ trễ sâu hơn nữa.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ thị trường vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực dù có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn là do tâm lý “sợ trách nhiệm”, “né đặt bút”, “đá bóng, thổi còi” ở một số cán bộ trong phê duyệt dự án, điều này vô hình trung trở thành lực cản rất lớn kéo thị trường tụt lại. Bên cạnh một số địa phương nghiêm túc thực hiện tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án BĐS, một số dự án đã cơ bản tháo gỡ được những vướng mắc và tái khởi động thì có địa phương ra công văn thông báo về việc không cấp mới dự án, chờ luật sửa đổi.

Đề xuất kiến nghị nhằm đẩy nhanh việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, ông Nguyễn Văn Khôi cho rằng, hiện hàng ngàn dự án đang dừng lại do vướng mắc về quy định pháp lý; do hạn chế về nguồn vốn (tín dụng ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp), vốn chủ sở hữu nhỏ…, cùng với đó là những khó khăn về tổ chức thực hiện ở các cấp, các ngành và nội tại doanh nghiệp; do những điều chỉnh quy hoạch, vướng giải phóng mặt bằng, biến động nguyên vật liệu. Do đó, chính quyền địa phương cần chủ động giải quyết theo thẩm quyền và phối hợp các bộ, ngành, giải quyết phần công việc liên quan và đề xuất báo cáo Chính phủ nhằm thúc đẩy tiến trình chính sách hỗ trợ thẩm thấu vào thị trường BĐS, thúc đẩy thị trường này sớm thoát khỏi khó khăn.

“Doanh nghiệp bất động sản cần chủ động tháo gỡ khó khăn của chính mình”

Nhiều “phao cứu sinh”, vì sao thị trường bất động sản vẫn lao đao?
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu.

Trao đổi với Tạp chí Hải quan, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, bên cạnh sự nỗ lực của Chính phủ, các DN, các chủ đầu tư xây dựng dự án, các công ty môi giới không thể chỉ ngồi chờ đợi những chính sách giải cứu từ Chính phủ, bộ, ngành, các cơ quan quản lý, mà chính họ phải chủ động đi tìm các nguồn vốn, chủ động tháo gỡ khó khăn của chính mình.

Liên quan đến chính sách hỗ trợ thị trường BĐS, cùng với đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội, các ngân hàng thương mại nhà nước cũng đang triển khai gói tín dụng hỗ trợ lãi suất 120 nghìn tỷ đồng. Ông có đánh giá như thế nào về gói tín dụng này?

Chính sách này do Chính phủ chủ trương nhưng do các ngân hàng thương mại nhà nước triển khai. Đây là gói cho chủ đầu tư vay để xây nhà và cho người có thu nhập thấp vay để mua nhà.

Cái lợi của gói tín dụng này là lãi suất thấp hơn lãi suất thông thường từ 1,5-2%. Điều này là tốt, nhưng cơ bản vẫn là mức lãi suất cao, đồng thời lãi suất ưu đãi này chỉ hiệu lực trong 5 năm, sau 5 năm là lãi suất theo thỏa thuận giữa ngân hàng và người đi vay. Như vậy, nếu trong tương lai lãi suất lên cao thì sẽ đẩy người đi vay vào tình trạng rủi ro cao. Bên cạnh đó, gói cho vay BĐS này không có thời hạn kéo dài cụ thể. Để gói tín dụng này đi vào cuộc sống, tôi đề nghị cần có lãi suất kéo dài cho toàn thời gian cho vay. Nếu vậy thì phải có trần lãi suất không quá 10%/năm. Những quy định về đối tượng cho vay cũng cần được xem xét lại. Nếu thực hiện như gói 30 nghìn tỷ đồng trước đây thì chúng ta sẽ loại bỏ nhiều người lao động làm công và được trả tiền mặt, không có tài khoản ngân hàng, không thể chứng minh thu nhập, nhiều đối tượng thu nhập thấp vì thế sẽ không thể tiếp cận gói tín dụng này.

Liên quan đến nguồn vốn cho BĐS, trong thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có 4 lần điều chỉnh lãi suất, nhưng có nhiều ý kiến cho rằng DN vẫn chưa tiếp cận được nguồn tín dụng có lãi suất như kỳ vọng. Theo ông, trong thời gian tới đâu là giải pháp tốt về nguồn vốn cho BĐS?

Nguồn vốn cho BĐS vẫn chưa được khai thông. Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất để giảm lãi suất thì giảm lãi suất huy động khá mạnh, trên 2% so với đầu năm, nhưng với lãi suất cho vay chỉ mới giảm khoảng 1%, vẫn rất cao. Và với lãi suất cho vay cao thì không hỗ trợ cho thị trường BĐS. Nhất là với người mua nhà, thu nhập người dân nói chung là thấp, với lãi suất này thì đa phần người dân vẫn không thể vay để mua nhà.

Ngoài ra, tôi cũng chưa thấy có một nguồn vốn nào cho BĐS ngoài cổ phiếu, trái phiếu. Ngân hàng rất cân đo đong đếm khi cho vay, vì rủi ro của nền kinh tế đang cao, rủi ro của khách đang tăng cao và đặc biệt hiện nay nhiều người lao động mất việc làm, có nhiều DN đóng cửa, tạm ngưng hoạt động. Trong bối cảnh rủi ro tăng cao như thế, bản thân ngân hàng cũng không thể cho vay một cách rộng rãi được. Khi rủi ro cao thì lãi suất sẽ cao. Do đó, cũng không thể quá trông đợi vào việc ngân hàng giảm lãi suất khi rủi ro cao.

Tôi nghĩ rằng, phải có công cụ nào khác ngoài vấn đề lãi suất. Chúng ta chỉ xoay quanh vấn đề lãi suất mà không thấy có hiệu quả như mong muốn. Giải pháp tôi đã nhiều lần đề nghị, đó là Chính phủ nên thành lập một quỹ bảo lãnh tín dụng quốc gia thay cho các quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương vốn rất nhỏ và èo uột để bảo lãnh cho các DN, người dân vay vốn.

Về phía các DN BĐS, ông có khuyến nghị gì đối với các DN để họ sớm thoát khỏi khó khăn của thị trường cũng như của chính DN?

Bên cạnh sự nỗ lực của Chính phủ, các DN, các chủ đầu tư xây dựng dự án, các công ty môi giới không thể chỉ ngồi chờ đợi những chính sách giải cứu từ Chính phủ, bộ, ngành, các cơ quan quản lý được, mà chính họ phải chủ động đi tìm các nguồn vốn, gõ tất cả mọi cửa để tiếp cận các nguồn vốn. Đến cuối cùng, họ nên thông qua các hiệp hội có ý kiến lên Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, thậm chí, có những vấn đề các hiệp hội có thể trực tiếp trao đổi với các ngân hàng. Các DN BĐS phải tập hợp với nhau thành một lực lượng, có những hiến kế đối với Chính phủ, các đối tác như quỹ đầu tư, ngân hàng, chủ đầu tư trái phiếu, hiệp hội trái phiếu … để trao đổi về các nguồn vốn. Các DN phải hiểu rằng, không ai có thể giúp mình nếu họ không tự giúp mình. Chính phủ cũng đã và đang phải giải quyết nhiều khó khăn khác của nền kinh tế, do đó, các thành phần kinh tế phải chủ động hơn trong việc tự giải quyết khó khăn của chính mình.

Nhiều DN là tác giả của những sai phạm, và họ cũng đang chịu hậu quả của chính những sai phạm của mình. Do đó, DN cần phải kiểm điểm lại hoạt động của mình, và đặc biệt là xem xét lại các sản phẩm của họ cho xã hội, xem những sản phẩm của họ có thực sự phù hợp với xã hội không, hay chỉ tập trung vào những phân khúc đắt đỏ, xa xỉ, là môi trường đầu tư cho giới nhà giàu, giới đầu cơ, rửa tiền. Nếu cần thanh lý tài sản đang nắm giữ thì các DN cũng cần chấp nhận làm điều đó để khai thông dòng vốn của DN, khai thông thị trường, để có các cơ hội trong tương lai, nếu không sẽ đến lúc DN không thể trụ vững, sẽ khánh kiệt. Vì tương lai của thị trường cũng như của chính DN thì các DN phải có nhiều giải pháp, thậm chí có thể DN phải chấp nhận hi sinh lợi nhuận của chính mình.

Trân trọng cảm ơn ông!

Hoài Anh (thực hiện)

Hoài Anh

Tin liên quan

Đồng hành cùng DN nông nghiệp công nghệ cao: Định hướng mũi nhọn cho nền kinh tế

Đồng hành cùng DN nông nghiệp công nghệ cao: Định hướng mũi nhọn cho nền kinh tế

(HQ Online) - Anh hùng Lao động (AHLĐ) Thái Hương nhận định, trên cơ sở chính sách ngày càng rộng mở, các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao đang đứng trước cơ hội phát triển và bứt tốc để trở thành một trong những mũi nhọn của nền kinh tế.
Tìm “kịch bản” lạc quan cho lãi suất năm 2025

Tìm “kịch bản” lạc quan cho lãi suất năm 2025

(HQ Online) - Lãi suất huy động đang có xu hướng tăng, làm dấy lên nhiều lo ngại về khả năng lãi suất cho vay sẽ tăng theo, tăng gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp khi bước sang năm 2025. Tuy nhiên, với những dự báo tích cực về triển vọng kinh tế, lãi suất có thể sẽ duy trì xu hướng thuận lợi cho các doanh nghiệp.
TPHCM đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong năm 2025

TPHCM đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong năm 2025

(HQ Online) - Năm 2025, TPHCM đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển đô thị hiện đại.
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc

Áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc

(HQ Online) - Bộ Công Thương áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm tháp điện gió có xuất xứ từ Trung Quốc.
Thị trường Halal: Cửa đã rộng mở, làm sao để khai thác

Thị trường Halal: Cửa đã rộng mở, làm sao để khai thác

(HQ Online) - Quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu ước đạt 7.700 tỷ USD vào năm 2025, dự kiến sẽ tăng lên 10.000 tỷ USD vào năm 2028. Ngoài “chứng nhận”, đâu là điều doanh nghiệp cần để khai thác hiệu quả tiềm năng của thị trường này?
Năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa khoảng 12%

Năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa khoảng 12%

(HQ Online) - Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Bộ Công Thương đặt mục tiêu năm 2025, xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12%.
Linh hoạt, chủ động khi tỷ giá còn nhiều biến động trong năm 2025

Linh hoạt, chủ động khi tỷ giá còn nhiều biến động trong năm 2025

(HQ Online) - Những ngày cuối năm 2024, đúng như nhiều dự báo, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tiếp tục cắt giảm lãi suất, đẩy chỉ số USD tăng cao, tạo sức ép lên tỷ giá trong nước. Vì thế, chính sách điều hành tỷ giá trong nước cần tiếp tục linh hoạt và phù hợp, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi trong xuất nhập khẩu.
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%

Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%

(HQ Online) - Năm 2025, Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu chỉ số sản xuất công nghiệp phấn đấu tăng khoảng 9-10% so với năm 2024; xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu

(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu

(HQ Online) - Từ đầu năm đến hết ngày 15/12, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt kỳ lục mới 747,13 tỷ USD, tăng 14,7% (tương ứng tăng 95,98 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023, theo thống kê của Tổng cục Hải quan.
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD

Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD

Bối cảnh năm 2024 khó khăn nhiều hơn thuận lợi nhưng với tinh thần sáng tạo, khả năng thích ứng linh hoạt, ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được thành tích ấn tượng với giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD.
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô

6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô

(HQ Online) - Từ đầu năm đến 15/12, có 6 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch tăng thêm từ 1 tỷ USD trở lên, theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD

Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD

(HQ Online) - Theo đánh giá của Bộ Công Thương, năm 2024 thương mại điện tử vượt mốc 25 tỷ USD, tăng trưởng 20% so với năm 2023.
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi

Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi

(HQ Online) - Theo ông Đặng Phúc Nguyên (ảnh), Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), với đà phát triển và nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng từ thị trường Trung Quốc, ngành rau quả Việt Nam đang thiết lập các kỷ lục mới và dự kiến đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 2030. Việt Nam với tiềm năng và lợi thế lớn trong phát triển các sản phẩm nông nghiệp, đã và đang khẳng định vị thế là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD

Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD

(HQ Online) - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD.
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại

Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại

(HQ Online) - Phóng viên Tạp chí Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn về việc triển khai thực hiện Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh (gọi tắt là Đề án) của Chính phủ.
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh

Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh

(HQ Online) - Với tổng mức đầu tư dự kiến gần 8.000 tỷ đồng, việc triển khai xây dựng Đề án thí điểm Cửa khẩu thông minh (gọi tắt là Đề án) được kỳ vọng sẽ đưa Lạng Sơn thành khu giao thương hàng hóa hiện đại, sôi động, lớn nhất giữa Trung Quốc với nước ta và khu vực ASEAN.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Vấn đề Bạn quan tâm

Tin mới

Đồng hành cùng DN nông nghiệp công nghệ cao: Định hướng mũi nhọn cho nền kinh tế

Đồng hành cùng DN nông nghiệp công nghệ cao: Định hướng mũi nhọn cho nền kinh tế

Anh hùng Lao động (AHLĐ) Thái Hương nhận định, các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao đang đứng trước cơ hội phát triển và bứt tốc để trở thành một trong những mũi nhọn của nền kinh tế.
Liên minh Honda-Nissan liệu có đủ lực để cạnh tranh với nhà sản suất ôtô Trung Quốc?

Liên minh Honda-Nissan liệu có đủ lực để cạnh tranh với nhà sản suất ôtô Trung Quốc?

Honda và Nissan đã nhất trí tiến hành đàm phán sáp nhập, tạo ra tập đoàn sản xuất ôtô lớn thứ 3 thế giới nhằm cạnh tranh với BYD và các đối thủ Trung Quốc.
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu

Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu

Bộ Thương mại Trung Quốc quyết định gia hạn cuộc điều tra chống bán phá giá đối với rượu mạnh có xuất xứ từ Liên minh châu Âu thêm 3 tháng.
Nga tuyên bố sẽ hoàn thành mọi mục tiêu ở Ukraine trong năm 2025

Nga tuyên bố sẽ hoàn thành mọi mục tiêu ở Ukraine trong năm 2025

Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận Nga sẽ đạt được tất cả mục tiêu trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trước năm 2025.
Hải quan Quảng Ngãi: Giải đáp nhiều vướng mắc đặc thù cho doanh nghiệp chế xuất

Hải quan Quảng Ngãi: Giải đáp nhiều vướng mắc đặc thù cho doanh nghiệp chế xuất

Tại hội nghị đối thoại với doanh nghiệp mới đây, Cục Hải quan Quảng Ngãi đã giải đáp nhiều vướng mắc đặc thù cho doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn.
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

Tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.

“Cầu nối” thuận lợi

ự dịch chuyển chuỗi cung ứng đang diễn ra mạnh mẽ...
Giá xăng giảm hơn 400 đồng/lít

Giá xăng giảm hơn 400 đồng/lít

Giá xăng RON95-III và E5RON92 được điều chỉnh giảm nhiều nhất trong kỳ điều hành ngày 26/12.
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương

Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương

Kiên định với mục tiêu xúc tiến phát triển tiêu thụ nông sản địa phương, phiên LIVE mang đến hơn ...
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?

Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?

Một trong những điểm mới là kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 được tổ chức 3 buổi thi.
Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới

Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động xuất khẩu lao động cũng phải đối mặt với nhiều ...

Phấn đấu GDP vượt 8%

Công điện của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 20/12/2024 yêu cầu, năm 2025 ưu tiên thúc đẩy mạnh ...
Hải quan Quảng Ngãi: Giải đáp nhiều vướng mắc đặc thù cho doanh nghiệp chế xuất

Hải quan Quảng Ngãi: Giải đáp nhiều vướng mắc đặc thù cho doanh nghiệp chế xuất

Tại hội nghị đối thoại với doanh nghiệp mới đây, Cục Hải quan Quảng Ngãi đã giải đáp nhiều vướng ...
Hải quan Long An phát huy hiệu quả quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Hải quan Long An phát huy hiệu quả quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Năm 2024, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, song Cục Hải quan Long An đã thực hiện hiệu ...
Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Ngày 26/12, UBND tỉnh Tây Ninh phát động Phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa ...
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới

Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới

Công tác sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới là một trong 4 nhiệm vụ trọng tâm của ...
Đảng bộ Cục Hải quan TPHCM hoàn thành toàn diện 5 nhiệm vụ trọng tâm

Đảng bộ Cục Hải quan TPHCM hoàn thành toàn diện 5 nhiệm vụ trọng tâm

Ngày 26/12/2024, Đảng ủy Cục Hải quan TPHCM tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2024 và ...
Những thách thức đặt ra cho công tác thu của ngành Hải quan năm 2025

Những thách thức đặt ra cho công tác thu của ngành Hải quan năm 2025

Thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ xuất nhập khẩu (XNK) trong năm 2025 được dự báo đối mặt với ...
Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Nội Bài: “Chốt chặn” ma túy qua đường hàng không

Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Nội Bài: “Chốt chặn” ma túy qua đường hàng không

Các hành vi vận chuyển trái phép ma túy qua đường hàng không ngày càng có chiều hướng gia tăng ...
TPHCM: Số vụ vi phạm qua thương mại điện tử tăng cao

TPHCM: Số vụ vi phạm qua thương mại điện tử tăng cao

Quản lý thị trường TPHCM đã kiểm tra, xử lý 379 vụ vi phạm về thương mại điện tử, tăng ...
Hải quan Hải Phòng chặn đứng vụ nhập khẩu trái phép 600 m3 gỗ quý

Hải quan Hải Phòng chặn đứng vụ nhập khẩu trái phép 600 m3 gỗ quý

Cục Hải quan Hải Phòng cho hay, đơn vị đang tiếp tục phối hợp với Công an Hải Phòng để ...
Nghệ An: Phá đường dây vận chuyển ma túy qua đường hàng không

Nghệ An: Phá đường dây vận chuyển ma túy qua đường hàng không

Công an huyện Diễn Châu đã khởi tố đối tượng Lê Tiến Đức, sinh năm 2003, trú tại xã Quỳnh ...
Dùng xuồng máy vận chuyển hơn 12 kg vàng qua biên giới

Dùng xuồng máy vận chuyển hơn 12 kg vàng qua biên giới

Một đối tượng dùng xuồng máy vận chuyển hơn 12 kg vàng từ campuchia về Việt Nam đã bị lực ...
Bắt đối tượng vận chuyển 25.000 bao thuốc lá lậu

Bắt đối tượng vận chuyển 25.000 bao thuốc lá lậu

Dùng ô tô tải vận chuyển 25.000 bao thuốc lá lậu từ Long An về Sóc Trăng tiêu thụ, đối ...
Đồng hành cùng DN nông nghiệp công nghệ cao: Định hướng mũi nhọn cho nền kinh tế

Đồng hành cùng DN nông nghiệp công nghệ cao: Định hướng mũi nhọn cho nền kinh tế

Anh hùng Lao động (AHLĐ) Thái Hương nhận định, các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao đang đứng trước ...
Doanh nghiệp trước cơ hội mới trong xuất khẩu xanh, bền vững

Doanh nghiệp trước cơ hội mới trong xuất khẩu xanh, bền vững

Trao đổi với Tạp chí Hải quan, bà Lý Kim Chi (ảnh), Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM, ...
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"

Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"

Sau 6 năm về chung "một nhà", 19 tập đoàn, tổng công ty dự kiến về lại các bộ, ngành ...
Ngân hàng gấp rút hỗ trợ khách hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học

Ngân hàng gấp rút hỗ trợ khách hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học

Theo quy định, từ 1/1/2025, chủ tài khoản và chủ thẻ ngân hàng sẽ không thể thực hiện giao dịch ...
Vedan chung tay xây dựng thêm 3 ngôi nhà mơ ước

Vedan chung tay xây dựng thêm 3 ngôi nhà mơ ước

Để mang lại cái tết trọn vẹn hơn, trong những ngày cuối năm 2024, Công ty CPHH Vedan Việt ...
Generali Việt Nam được vinh danh Top 10 sản phẩm dịch vụ tin dùng năm 2024

Generali Việt Nam được vinh danh Top 10 sản phẩm dịch vụ tin dùng năm 2024

(HQ Online) - Generali Việt Nam vinh dự được trao tặng danh hiệu Top 10 sản phẩm – dịch ...
Từ 1/1/2025: 13 mã hàng tăng thuế xuất khẩu lên 20%

Từ 1/1/2025: 13 mã hàng tăng thuế xuất khẩu lên 20%

Theo Biểu thuế xuất khẩu (XK) ban hành kèm theo Nghị định 26/2023/NĐ-CP, kể từ ngày 1/1/2025 sẽ có 13 ...
Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Bộ Tài chính trình Chính phủ, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết của Quốc hội để kéo dài thời ...
Tạm dừng mua sắm, thuê mới tài sản từ 1/1/2025

Tạm dừng mua sắm, thuê mới tài sản từ 1/1/2025

Bộ Tài chính vừa tổ chức buổi họp báo chuyên đề về Tổng kiểm kê tài sản công…
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng

Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng

Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 155/2020/NĐ-CP quy định ...
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc giảm tiền thuê đất ...
Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp

Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp

Ngay sau khi kết thúc Hội nghị đối thoại giữa Bộ Tài chính với doanh nghiệp (DN) về chính sách ...
Liên minh Honda-Nissan liệu có đủ lực để cạnh tranh với nhà sản suất ôtô Trung Quốc?

Liên minh Honda-Nissan liệu có đủ lực để cạnh tranh với nhà sản suất ôtô Trung Quốc?

Honda và Nissan đã nhất trí tiến hành đàm phán sáp nhập, tạo ra tập đoàn sản xuất ôtô lớn ...
Cái bắt tay của hai “ông lớn” ô tô Nhật Bản

Cái bắt tay của hai “ông lớn” ô tô Nhật Bản

Hai “ông lớn” trong ngành sản xuất ô tô của Nhật Bản là Honda và Nissan mới đây thông báo ...
Cổng bình chọn "Xe của năm 2025" đã chính thức mở

Cổng bình chọn "Xe của năm 2025" đã chính thức mở

chương trình XE CỦA NĂM 2025 chính thức mở cổng bình chọn cho cộng đồng trên trang www.xecuanam.vn với các ...
Cạnh tranh khốc liệt, thêm một hãng xe điện Trung Quốc phải tái cơ cấu

Cạnh tranh khốc liệt, thêm một hãng xe điện Trung Quốc phải tái cơ cấu

Việc tái cấu trúc nhà sản xuất xe điện cao cấp Jiyue khiến công ty trở thành nhà sản xuất ...
Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm

Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm

Nửa đầu tháng 12 (1-15/12), cả nước nhập khẩu 5.914 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt ...
Nội địa hóa công nghiệp ô tô: Bước phát triển thần tốc từ nội lực

Nội địa hóa công nghiệp ô tô: Bước phát triển thần tốc từ nội lực

Chỉ trong thời gian ngắn, với nội lực, quyết tâm và bản lĩnh của mình, các doanh nghiệp trong nước ...
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu

Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu

Bộ Thương mại Trung Quốc quyết định gia hạn cuộc điều tra chống bán phá giá đối với rượu mạnh ...
Nga tuyên bố sẽ hoàn thành mọi mục tiêu ở Ukraine trong năm 2025

Nga tuyên bố sẽ hoàn thành mọi mục tiêu ở Ukraine trong năm 2025

Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận Nga sẽ đạt được tất cả mục tiêu trong chiến dịch quân sự ...
Hải quan Hồng Kông bắt giữ 370 kg ma túy trước lễ Giáng sinh

Hải quan Hồng Kông bắt giữ 370 kg ma túy trước lễ Giáng sinh

(HQ Online) - Theo Hải quan Hồng Kông các đối tượng buôn lậu đã cất giấu ma túy trong ...
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu

Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu

Bộ Thương mại Trung Quốc quyết định gia hạn cuộc điều tra chống bán phá giá đối với rượu mạnh ...
Nga bắt đầu sử dụng tiền kỹ thuật số trong thanh toán quốc tế

Nga bắt đầu sử dụng tiền kỹ thuật số trong thanh toán quốc tế

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin và tiền kỹ thuật số khác trong thanh toán quốc tế để tránh lệnh ...
Các ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng

Các ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng

Liên minh ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng, chỉ trích là "thiếu minh bạch" ...
Phiên bản di động