Nhiều lo lắng về năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương chính thức phản hồi
EVN: Cần cơ chế đặc thù để thực hiện Quy hoạch điện VIII | |
Quy hoạch điện VIII bộn bề âu lo | |
Xem xét giá điện theo từng quý, giảm giá nếu dùng ít điện? |
Ảnh minh họa. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Phát triển có lộ trình
Bộ Công Thương vừa có những phản hồi giải trình các ý kiến góp ý của các bộ ngành, đơn vị sau quá trình lấy ý kiến rộng rãi về nội dung Dự thảo Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).
Các đơn vị như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng công ty truyền tải điện, Tổng công ty Điện lực miền Trung đều bày tỏ băn khoăn về phát triển mạnh điện NLTT.
Theo dự thảo, các nguồn điện gió và năng lượng mặt trời sẽ phát triển mạnh (năm 2045 tỷ trọng nguồn NLTT gồm cả thủy điện lớn đạt 53%). Tuy nhiên, nguồn NLTT từ điện mặt trời, điện gió có tính ổn định không cao, phụ thuộc lớn vào tình hình thời tiết.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn vừa qua điện gió, điện mặt trời phát triển rất nhanh nhưng đã xuất hiện một số tồn tại liên quan đến giá điện, các rào cản kỹ thuật, việc đấu nối vào hệ thống điện quốc gia,…
Các đơn vị đề nghị rà soát tỷ lệ nguồn NLTT các giai đoạn đến năm 2030 và năm 2045 phù hợp với mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết số 55/NQ-TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị đã quy định “Tỷ lệ các nguồn NLTT trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% vào năm 2030; 25 - 30% vào năm 2045”.
Bên cạnh đó, cần xem xét hạn chế việc phát triển NLTT với tốc độ và quy mô quá lớn như trong thời gian qua, đã và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc vận hành của hệ thống điện nói chung, việc đầu tư và vận hành hiệu quả lưới điện truyền tải nói riêng.
Về vấn đề này, Bộ Công Thương tiếp thu ý kiến về các tồn tại của NLTT, nên phát triển có lộ trình, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.
Tuy vậy, Bộ này cũng khẳng định, quy mô nguồn NLTT tính toán đề xuất trong dự thảo Quy hoạch điện VIII hiện đã phù hợp với mục tiêu NLTT đặt ra trong Nghị quyết 55-NQ/TW.
Cụ thể, tỷ lệ NLTT trong Nghị quyết 55/NQ-TW là tỷ lệ nguồn NLTT trong tổng cung năng lượng sơ cấp, mức tỷ lệ này tương ứng với tỷ lệ điện năng của NLTT trong tổng điện năng sản xuất toàn quốc là khoảng 30% năm 2030 và 40% năm 2045.
Mục tiêu phát triển NLTT theo Chiến lược phát triển nguồn NLTT của Việt Nam giai đoạn đến 2030 định hướng đến 2050 (Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015) đạt 32% năm 2030 và 43% năm 2050. Khi đưa ra chính sách về mục tiêu NLTT là tỷ lệ thấp nhất phải đạt được.
“Mô hình quy hoạch lựa chọn phát triển NLTT vượt mức thấp nhất, chứng tỏ chi phí đầu tư của nguồn NLTT dự báo trong tương lai thấp, việc tăng cường phát triển NLTT hơn so với mục tiêu vẫn đảm bảo là phương án nguồn điện có chi phí thấp nhất”, Bộ Công Thương nêu rõ.
Đã tính đến cân bằng năng lượng vùng miền
Xung quanh vấn đề phát triển năng lượng trong Quy hoạch điện VIII, một số đơn vị như Tổ giúp việc Bộ trưởng về Quy hoạch điện VIII, Cục Công nghiệp, Tổng công ty truyền tải điện, Truyền tải điện miền Trung, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) góp ý cần ưu tiên cân bằng năng lượng vùng miền để tránh xây dựng quá nhiều lưới điện truyền tải.
Hệ thống truyền tải liên vùng không được duy trì mang tải cao trong quá trình vận hành bình thường, chỉ nên mang tính chất liên lạc. Hệ thống truyền tải liên vùng chỉ hoạt động mang tải tối đa trong trường hợp các vùng lân cận có sự cố.
Bên cạnh đó, xem xét lại phân bố nguồn tại các vùng cho hợp lý nhằm giảm áp lực đầu tư các dự án lưới điện truyền tải (một số khu vực có tỷ lệ nguồn/nhu cầu phụ tải rất lớn: Trung Trung Bộ 107%, Nam Trung bộ 362%, Tây Nguyên 303%).
Cần xem xét định hướng phát triển thêm nguồn điện tại chỗ tại khu vực Bắc Bộ để giảm đầu tư lưới truyền tải liên kết Bắc - Trung (kịch bản cơ sở: Tổng công suất truyền tải Trung Trung Bộ - Bắc Trung Bộ - Bắc Bộ lên đến 9GW trong giai đoạn 2030-2045).
Hồi đáp lại các ý kiến này, theo Bộ Công Thương, việc ưu tiên cân bằng năng lượng vùng miền là một trong những tiêu chí của bài toán quy hoạch điện. Điều này đã được tính đến trong mục tiêu tối thiểu hóa chi phí của mô hình quy hoạch nguồn điện, trong đó có tích hợp cả nguồn điện và lưới điện truyền tải liên vùng.
Về nguyên tắc, ý kiến góp ý hoàn toàn đúng đắn khi hệ thống được chia thành các miền đủ lớn để tiềm năng xây dựng nguồn điện của mỗi miền có thể đáp ứng được nhu cầu phụ tải của từng miền.
Tuy nhiên, khi hệ thống điện được chia thành nhiều vùng nhỏ hơn (nhằm nghiên cứu về lưới điện truyền tải tốt hơn) thì lưới truyền tải liên vùng lại có thể là lưới truyền tải từ các trung tâm nguồn điện về các trung tâm phụ tải.
Khu vực Bắc Bộ có nhu cầu phụ tải cao nhưng tiềm năng xây dựng nguồn điện hạn chế, chi phí xây dựng nguồn điện than, khí nhập khẩu cũng sẽ cao hơn các vùng miền Trung. Vì vậy, một phần nhỏ công suất nguồn ở miền Trung sẽ được mô hình chi phí tối thiểu lựa chọn để cấp cho Bắc Bộ. Ngoài ra, nguồn điện khí nội (khí CVX) nằm ở miền Trung cũng sẽ phải truyền tải ra Bắc Bộ để tiêu thụ.
Các vấn đề này đã khiến lưới điện truyền tải từ miền Trung ra Bắc bộ luôn phải tải cao và cần mở rộng lưới truyền tải liên vùng. Quốc hội đã xem xét xây dựng thêm các nguồn điện tại chỗ khu vực Bắc bộ như: Nhiệt điện LNG Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nghi Sơn...
“Tuy nhiên khả năng phát triển về NLTT, về nguồn điện miền Bắc không thuận lợi như khu vực Trung bộ, Nam Trung bộ.... Đề án đã đưa ra so sánh tương đối chi phí sản xuất điện tại các vùng; đề xuất xây dựng biểu giá vùng, miền sẽ góp phần điều hòa khả năng xây dựng nguồn điện, tránh truyền tải xa”, Bộ Công Thương nêu rõ.
Tin liên quan
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có quy mô đầu tư hàng tỷ USD
21:44 | 07/12/2024 Kinh tế
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics