Nhiều hậu quả nghiêm trọng khi trẻ em tiếp xúc game bao lực
Game show đang bủa vây trẻ em | |
Bảo vệ trẻ em | |
Thủ tướng chỉ thị tăng cường các giải pháp bảo đảm quyền trẻ em |
Bác sỹ Nguyễn Trọng An. |
Chuyên gia có thể phân tích những tác hại của các loại trò chơi trên internet (game, game online) có tính chất bạo lực đối với trẻ em? Những hậu quả về thể chất, tinh thần này liệu có ảnh hưởng tới cả quá trình phát triển sau này của trẻ, thưa ông?
Các bậc cha mẹ cần biết rằng trẻ nhỏ, đặc biệt trong 2 năm đầu đời, giọng nói của cha mẹ, những động chạm, ôm ấp hoặc và chơi đùa của cha mẹ cùng trẻ sẽ giúp trẻ phát triển tình cảm và tâm lý rất tốt, xây dựng một nhận thức trong não của trẻ để giúp trẻ học được cách gắn kết tình cảm với người khác, phát triển ngôn ngữ.
Do vậy, sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta cho trẻ nhỏ tiếp xúc với đồ chơi công nghệ như Ipad, Iphone hoặc ngồi trước màn hình ti vi thời gian dài. Trẻ sẽ có nguy cơ bị béo phì, chậm nói, giảm tương tác với mọi người xung quanh, ảnh hưởng giấc ngủ.
Đã có những nghiên cứu chỉ ra hậu quả của việc dùng quá nhiều thiết bị công nghệ cầm tay có thể làm gia tăng số trẻ bị trầm cảm, lo lắng, giảm khả năng chú ý, và các vấn đề về thần kinh, tâm thần khác.
Đặc biệt, nếu trẻ em bị cuốn hút, lôi kéo vào những game bạo lực có thể tiềm ẩn những tác hại khôn lường. Đặc biệt, trẻ ở độ tuổi vị thành niên, cơ thể phát triển nhanh, trong khi về tâm lý và hệ thần kinh của trẻ còn rất non nớt, đang chuyển đổi, do vậy rất dễ bị lôi kéo, học theo và làm theo các dẫn dụ của game, nhiều trò chơi bạo lực, nguy hiểm sẽ tác động trực tiếp vào ý thức.
Có nhiều trẻ bị lôi cuốn, đam mê chơi trò chơi bạo lực và khi bị ảnh hưởng bởi những những hình ảnh này trẻ có thể trở nên hung hăng hơn, dễ trở thành thủ phạm hoặc nạn nhân của những hành vi bạo lực ngoài đời.
Việc tiếp xúc với game bạo lực đặc biệt nguy hiểm hơn đối với những trẻ có hệ thần kinh nghệ sỹ yếu, các em sẽ bị ám ảnh tâm lý nghiêm trọng có thể dẫn đến hành động tự làm hại cơ thể cả về thể xác lẫn tinh thần (tự thương hoặc tự tử).
Một số các em bị nghiện game còn gánh chịu những hậu quả nặng nề về mặt tinh thần. Theo đó, trẻ ít tham gia vào hoạt động xã hội, không giao tiếp với mọi người dẫn đến bị cô lập và cảm thấy cô đơn, mất bạn bè. Học hành giảm sút, chán học, bỏ học, nói dối cha mẹ thậm chí trẻ có thể lấy tiền học để chơi game. Không những sức khỏe thể chất trẻ bị tàn phá nghiêm trọng mà còn có nguy cơ gây rối loạn xã hội do vi phạm pháp luật.
Vậy phải chăng công tác quản lý loại hình kinh doanh này đang có lỗ hổng và liệu vai trò của nhà trường, gia đình ở đâu trong việc góp phần hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực do các game online bạo lực mang lại, thưa ông?
Xét về nguyên nhân, hiện những Bộ, ngành được giao nhiệm vụ quản lý loại hình kinh doanh game online, bảo vệ an toàn cho trẻ em trên môi trường mạng đã chưa thực thi tốt nhiệm vụ của mình như quy định của Luật trẻ em 2016. Bên cạnh đó, trách nhiệm của cơ quan truyền thông là phải tích cực tuyên truyền các kiến thức chính xác và có cơ sở khoa học về các tiêu chuẩn phân loại game online cho toàn dân hiểu biết và chấp hành để phối hợp quản lý và giáo dục con cái.
Tiếp đến là trách nhiệm của cơ quan quản lý là phải đặt ra các chế tài ngăn cấm các cửa hàng kinh doanh bán game hoặc cung cấp dịch vụ chơi game dán nhãn bạo lực (theo phân loại quốc tế hoặc nội địa) cho các trẻ em dưới 18 tuổi mà không có người lớn đi cùng.
Đối với gia đình, bảo vệ trẻ em trong môi trường mạng nói chung và game bạo lực, game tình dục nói riêng, trước hết chúng ta phải đẩy mạnh công tác phòng ngừa, các bậc cha mẹ phải thật nghiêm khắc trong việc cho trẻ dưới 3 tuổi tiếp cận với các sản phẩm điện tử cầm tay, từ 4 tuổi trở lên cũng nên hạn chế tiếp xúc, thời gian chơi cần phải khống chế, không được vượt quá 30 phút đến1 tiếng/ngày theo lứa tuổi.
Đồng thời, cha mẹ phải lựa chọn các trò chơi, video youtube mang tính giáo dục giúp ích cho trẻ mở mang phát triển trí lực; giám sát chặt khi trẻ cầm đến các dụng cụ cầm tay hoặc TV có mạng internet. Kiểm soát để trẻ tránh xa các trò chơi, hoạt hình hoặc game bạo lực.
Tiếp đến là câu chuyện dành thời gian chơi với trẻ, lôi cuốn và khuyến khích trẻ vào các trò chơi vận động thể lực ngoài trời, đi công viên, hiệu sách... Song song với đó là sự kiểm soát của cha mẹ và người thân trong gia đình khi trẻ tiếp xúc với công nghệ cầm tay như Iphone, Ipad, máy tính. Ngoài ra, sự giáo dục, hướng dẫn của các thày cô giáo ở nhà trường đối với học sinh là rất quan trọng.
Các bậc phụ huynh, giáo viên cần phân tích để học sinh hiểu và tránh xa các loại trò chơi, đồ chơi, hoạt hình bạo lực và kinh dị nói chung, không gây sự kích thích và tò mò của trẻ, khuyên trẻ lựa chọn và làm thàm theo những video, hoạt hình lành mạnh, đẹp và nhân văn. Đồng thời, nhà trường có các môn học kỹ năng, phòng đọc thư viện, các sân chơi an toàn thu hút các em tránh xa các suy nghĩ và chò chơi game online bạo lực, game online không lành mạnh.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
Vinamilk góp thêm 1, nhân đôi hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
16:34 | 30/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, sau bão lũ vui đón trung thu
14:30 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics