Nhiều dự án điện chậm tiến độ, gia tăng áp lực thiếu điện
Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 là một trong những dự án nguồn điện chậm tiến độ điển hình. Ảnh: N.Thanh |
Thiếu điện vào 2021
Báo cáo của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho thấy: Để đáp ứng nhu cầu điện với tốc độ tăng trưởng bình quân 8,6%/năm theo phương án cơ sở trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh (sản lượng điện sản xuất cần bổ sung bình quân 26,5 tỷ kWh/năm), mỗi năm công suất nguồn điện cần bổ sung tối thiểu 4.500-5.000 MW nguồn nhiệt điện hoặc từ 14.000-16.000 MW nếu sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (do hệ số công suất sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo thấp, chỉ từ 1.500-2.000h/năm).
Ông Phương Hoàng Kim - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, năm 2020 về cơ bản, nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội được đáp ứng. Tuy nhiên, việc cung ứng điện tiếp tục tiềm ẩn một số rủi ro, có thể đối mặt với nguy cơ thiếu điện trong các tình huống cực đoan như: Nhu cầu phụ tải cao hơn dự báo, lưu lượng nước về các hồ thủy điện kém, tiếp tục xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn nhiên liệu than, khí cho sản xuất điện...
Giai đoạn sau đó 2021-2025, theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, toàn hệ thống sẽ thiếu điện (mặc dù đã phải huy động tối đa các nguồn điện, kể cả các nguồn điện chạy dầu). Cụ thể, sản lượng thiếu hụt năm 2021 khoảng 6,6 tỷ kWh; đến năm 2022 tăng lên khoảng 11,8 tỷ kWh; năm 2023 có thể lên đến 15 tỷ kWh (tương ứng ~5% nhu cầu). Các năm 2024-2025, thiếu hụt giảm dần sau khi bổ sung nguồn điện từ các cụm Nhiệt điện khí lô B, Cá Voi xanh.
47 dự án điện "delay"
Tình trạng nhiều dự án nguồn điện lớn bị chậm tiến độ so với quy hoạch, đặc biệt các nguồn điện BOT, các dự án nhiệt điện than... được nhận định là nguyên nhân mấu chốt nhất dẫn tới nguy cơ thiếu điện kể trên.
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, tổng công suất các nguồn điện dự kiến đưa vào vận hành trong giai đoạn 2016-2020 trên toàn hệ thống là 21.650 MW. Hiện nay, các dự án nguồn điện được thực hiện theo 3 hình thức đầu tư gồm: Các dự án do tập đoàn nhà nước gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) là chủ đầu tư; các dự án đầu tư theo hình thức Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao (BOT); các dự án đầu tư theo hình thức dự án điện độc lập (IPP).
Phân tích sâu hơn về các dự án nguồn điện, ông Phương Hoàng Kim chỉ rõ: Tình hình tiến độ thực hiện 62 dự án có công suất lớn trên 200 MW thì 15 dự án đạt tiến độ, còn lại 47 dự án chậm tiến độ hoặc chưa xác định tiến độ so với tiến độ nêu trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Đơn cử như giai đoạn 2016-2030, EVN được giao đầu tư 24 dự án (bao gồm cả dự án thủy điện tích năng Bác Ái) với tổng công suất là 15.215 MW, trong đó giai đoạn 2016-2020 hoàn thành 14 dự án với tổng công suất 7.185 MW. Trong tổng số 24 dự án, 9 dự án đã phát điện, 6 dự án dự kiến đúng tiến độ và 9 dự án chậm tiến độ. Đáng chú ý, PVN được giao làm chủ đầu tư 8 dự án trọng điểm nguồn điện với tổng công suất 11.400 MW. Trong đó giai đoạn 2016-2020 có 3 dự án và giai đoạn 2021-2025 có 5 dự án. Đến nay, cả 8 dự án đều gặp khó khăn, vướng mắc và không thể hoàn thành theo tiến độ trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh...
Liên quan tới vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng thông tin thêm: Đặc điểm các dự án năng lượng là đều có quy mô lớn, hầu hết các dự án nhiệt điện đều có tổng mức đầu tư trên 2 tỷ USD, thời gian thi công tương đối dài với cả nghìn hạng mục phức tạp. Do vậy, chủ đầu tư không tìm được nhà thầu có năng lực dẫn tới rất dễ xảy ra việc kéo dài nhiều năm. Ngoài ra, việc thay đổi chính sách trong bảo lãnh các dự án, ngay cả đối với một tập đoàn có tài chính mạnh như PVN mà không có bảo lãnh của Chính phủ cũng sẽ gặp khó khăn trong vấn đề về vốn. Trước kia khi có bảo lãnh của Chính phủ chỉ một năm là thu xếp được vốn, hiện nay không có nữa thì chắc chắn sẽ lâu hơn. "Trong 62 dự án điện được thực hiện, đến nay chỉ có 15 dự án đạt tiến độ, còn 47 dự án chậm, có những dự án chậm tiến độ 3-4 năm. Nếu không có biện pháp khắc phục thì đây sẽ là khó khăn lớn trong thời gian tới", Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nói.
Quyết liệt thúc tiến độ dự án
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đánh giá: Tình hình chậm tiến độ các dự án điện dẫn tới nguy cơ trước mắt có cả những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Trong nguyên nhân chủ quan có những vấn để khó khăn do chồng chéo các quy định, thủ tục nhưng cũng có những vấn đề có thể tháo gỡ. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cùng các đơn vị hữu quan của bộ phải nhanh chóng thúc đẩy tiến độ các dự án, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất; xem lại các chế tài, quy định pháp luật đối với các chủ đầu tư có dự án chậm tiến độ.
Đáng chú ý, với những dự án điện BOT, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu vấn đề có chủ đầu tư nhận dự án rồi tìm cách để bán dự án. "Điểm mặt" dự án Long Phú 2 của Tata (Ấn Độ) ở Sóc Trăng, Bộ trưởngTrần Tuấn Anh nói thẳng: Thực tế, họ tìm cách bán dự án cho chủ đầu tư khác. Yêu cầu Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo tìm hiểu lại cơ chế, pháp lý để tránh tình trạng giao dự án cho các “chủ đầu tư vô trách nhiệm”, gây bức xúc rất lớn cho Trung ương cũng như chính quyền địa phương.
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng góp thêm ý kiến: Để giải quyết câu chuyện thiếu điện, trước mắt cần đẩy nhanh thực hiện dự án năng lượng tái tạo bởi thời gian thực hiện những dự án này nhanh hơn nhiệt điện. Về trung hạn, cần đẩy nhanh tiến độ các dự án đang triển khai. Theo đó, 1 tháng phải họp báo cáo một lần, 3 tháng lập đoàn kiểm tra tới các công trình 1 lần. Các dự án nào có vướng mắc đơn giản, có thể xử lý được sớm thì cần đẩy nhanh tiến độ hơn. Về dài hạn, cần phải thay đổi cách làm Tổng sơ đồ điện VIII.
Nhấn mạnh tới trách nhiệm của một số lãnh đạo địa phương do thiếu sự chỉ đạo quyết liệt đối với những dự án thuộc Quy hoạch điện VII điều chỉnh, dẫn đến tình trạng phá vỡ kết cấu của quy hoạch, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu rõ: Đối với Quy hoạch điện VIII, yêu cầu các đơn vị thuộc bộ đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, trong đó, phải đổi mới phương thức thực hiện và cập nhật tình hình thực tế, chú ý cơ cấu nguồn và các vấn đề liên quan đến công nghệ, khung khổ pháp lý trong tương lai...
Theo báo cáo mới đây của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), NK điện từ Trung Quốc và Lào được đề cập tới như là một trong số nhiều giải pháp đáp ứng nhu cầu điện của Việt Nam thời gian tới. Trước đó, cuối tháng 5, Bộ Công Thương cũng có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan việc NK điện từ Trung Quốc giai đoạn 2021-2025. Cụ thể, giai đoạn 2021-2022: Mở rộng hợp đồng mua bán điện hiện hữu (sẽ hết hạn vào năm 2020) để tiếp tục NK qua các đường dây liên kết 220kV, điều khoản về giá điện giữ nguyên như Hợp đồng mua bán điện hiện nay, bao gồm cả công thức điều chỉnh giá điện hàng năm. Giai đoạn 2023-2025: Nâng tổng công suất nhập tại Lào Cai và Hà Giang lên 2.000 MW, sản lượng 7-9 tỷ kWh/năm. Để NK với mục tiêu này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đề xuất chủ trương tăng NK điện từ Trung Quốc thông qua các trạm chuyển đổi back - to back 220kV tại Lào Cai và Hà Giang và bổ sung các công trình lưới điện. Giai đoạn sau 2025: EVN sẽ tiếp tục nghiên cứu, trao đổi với công ty lưới điện phương Nam Trung Quốc về phương án NK ở cấp điện áp 500kV tại Lào Cai và báo cáo các cấp thẩm quyền xem xét, quyết định. Đến nay, EVN đã đàm phán với Công ty lưới điện phương Nam Trung Quốc về các giải pháp liên kết để tăng cường NK điện Trung Quốc. Theo báo cáo, EVN sẽ mở rộng hợp đồng mua bán điện hiện hữu để tăng NK điện lên 3,6 tỷ kWh/năm từ 2021 với giá điện giữ nguyên như hợp đồng hiện nay; thực hiện liên kết qua các trạm chuyển đổi back - to back tại Lào Cai, Hà Giang để tăng NK điện Trung Quốc lên xấp xỉ 9 tỷ kWh/năm từ năm 2023. Với phương án này, phía Công ty lưới điện phương Nam Trung Quốc đầu tư 2 trạm back - to back 220kV công suất 1.000 MW/trạm gần biên giới, phía Việt Nam đầu tư thêm một số công trình lưới điện 220 kV để tăng khả năng tiếp nhận. |
Tin liên quan
Thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), chưa xoá bỏ ngay việc bù chéo giá điện
15:02 | 30/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng: Dứt khoát không để thiếu điện những năm tiếp theo trong bất cứ hoàn cảnh nào
19:28 | 19/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.100 đồng/kWh từ ngày 11/10
19:11 | 11/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics