Nhật Bản- đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong CPTPP
Nhiều thị trường “tỷ đô”
Từ nhiều năm qua, Nhật Bản luôn là đối tác thương mại truyền thống quan trọng bậc nhật của Việt Nam. Hiện nay, Nhật Bản đứng thứ 4 trong tổng số hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ buôn bán hàng hóa với Việt Nam (sau Trung Quốc, Hàn Quốc và Hoa Kỳ).
Thông tin mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, hết tháng 2/2018, tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt gần 2,7 tỷ USD, tăng gần 14,3% so với cùng kỳ 2017.
Rạng sáng 9/3 (theo giờ Việt Nam), lễ ký kết CPTPP đã diễn ra tại thủ đô Santiago de Chile dưới sự chủ trì của Tổng thống nước chủ nhà Michelle Bachelet. Tham gia lễ ký có đại diện 11 quốc gia thành viên gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. |
Các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Nhật Bản trong 2 tháng qua là dệt may đạt 537 triệu USD; phương tiện vận tải đạt 365,2 triệu USD; máy móc thiết bị gần 259 triệu USD… Đáng chú ý các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta sang Nhật đều có sự tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm ngoái.
Ở lĩnh vực nhập khẩu, hết tháng 2, cả nước chi 2,705 tỷ USD nhập khẩu hàng từ Nhật Bản, tăng gần 17% so với 2 tháng đầu năm 2017. Như vậy, hết tháng 2 nước ta bị thâm hụt thương mại nhẹ (khoảng 5 triệu USD) từ Nhật Bản.
Mặt hàng nhập khẩu lớn nhất từ Nhật Bản là máy móc, thiết bị với kim ngạch 675 triệu USD; kế đến là máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện gần 392 triệu USD; sắt thép hơn 203 triệu USD…
Ngoài Nhật Bản, các đối tác thương mại lớn của Việt Nam với trị giá kim ngạch thương mại song phương lên đến hàng tỷ USD mỗi năm, là thành viên CPTPP có thể kể đến như Singapore, Malaysia, Australia, Canada… Trong khi quan hệ thương mại của Việt Nam với một số thành viên như Brunei, Peru, Chi Lê còn tương đối khiêm tốn, nhất là Brunei, khi kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Brunei chỉ chưa đầy 100 triệu USD trong cả năm 2017.
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường lớn là thành viên CPTPP là phương tiện vận tải; máy móc; điện thoại; máy tính; dệt may; hàng thủy sản...
Tạo đà tăng trưởng cho Việt Nam
Ngay sau khi CPTPP được ký kết, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra một báo cáo về những lợi ích kinh tế và thúc đẩy cải cách ở Việt Nam.
Theo báo cáo, đối với Việt Nam, những hiệp định thương mại đa phương như CPTPP sẽ bổ sung động lực cho mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư và xuất khẩu của Việt Nam.
“Ngay cả khi dựa trên những giả định khiêm tốn thì CPTPP dự kiến cũng sẽ góp phần làm tăng thêm 1,1% GDP tính đến thời điểm 2030. Với thêm giả định tăng năng suất khiêm tốn, CPTPP sẽ góp phần làm GDP tăng thêm 3,5%”- ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết.
WB cũng đưa ra đánh giá lạc quan khi cho rằng, Hiệp định này dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho mọi nhóm thu nhập.
Ngoài ra, WB cũng dự báo CPTPP giúp tăng trưởng đầu tư nước ngoài và kéo theo tăng trưởng ngành dịch vụ và tăng năng suất lao động tại Việt Nam. Nhờ đó, doanh nghiệp tư nhân trong nước sẽ có thêm cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và khuyến khích phát triển khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.
“Hiệp định mới sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho Việt Nam nhờ tự do hóa thương mại và tăng cường tiếp cận thị trường. Quan trọng nhất là nó sẽ thúc đẩy và tăng tốc quá trình cải cách trong nước trong nhiều lĩnh vực khác nhau,” ông Sebastian Eckardt, Chuyên gia Kinh tế Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nói.
Bên cạnh đó, CPTPP có khả năng thúc đẩy cải cách trong nhiều lĩnh vực như quản lý cạnh tranh, dịch vụ (tài chính, viễn thông, và gia nhập tạm thời của các nhà cung cấp dịch vụ), hải quan, thương mại điện tử, môi trường, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, đầu tư, tiêu chuẩn lao động, pháp lý, thâm nhập thị trường hàng hóa, quy tắc xuất xứ, các biện pháp phi thuế quan, khắc phục thương mại…
Tin liên quan
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics