Nhập siêu từ Trung Quốc tăng gần 60%
Nhập siêu từ Trung Quốc tiếp tục gia tăng | |
Nhập siêu từ Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam |
Cán cân thương mại với 10 thị trường trọng điểm trong 4 tháng đầu năm, trong đó UAE là Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Đơn vi tính "tỷ USD". Biểu đồ: T.Bình. |
12,3 tỷ USD nhập siêu từ Trung Quốc
Với kết quả trên, quy mô xuất nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm nay đã tăng 12,56 tỷ USD, tuy nhiên con số này thấp hơn mức tăng tới 18,4 tỷ USD của 4 tháng đầu năm 2018.
Về cán cân thương mại, 4 tháng qua chứng kiến điệp khúc “xuất siêu”, “nhập siêu” liên tục đảo chiều. Trong đó, tháng 1 xuất siêu, tháng 2 nhập siêu, tháng 3 quay lại xuất siêu và trong tháng 4, cán cân thương mại lại thâm hụt 555 triệu USD, bằng 2,7% so với trị giá xuất khẩu.
Tuy nhiên, hết tháng 4 Việt Nam vẫn duy trì trạng thái thặng dư của liên tiếp 3 năm gần đây. Cụ thể, sau 1/3 chặng đường năm 2019, cán cân thương mại hàng hóa đã thặng dư 752 triệu USD. Trong đó, khối doanh nghiệp FDI xuất siêu 9,85 tỷ USD, giảm 6,8%; trong khi khối doanh nghiệp trong nước gia tăng thâm hụt thương mại, với mức nhập siêu 9,1 tỷ USD, tăng tới 31,9% so với cùng kỳ năm trước.
Xét về các đối tác thương mại, Việt Nam đạt thặng dư lớn nhất với thị trường Hoa Kỳ trong 4 tháng qua lên tới 13,5 tỷ USD, tăng cao 32% so với cùng kỳ năm trước.
Ngược lại, mức nhập siêu từ Trung Quốc cũng ở con số báo động, tăng rất cao tới 58,7%, với mức thâm hụt là 12,3 tỷ USD, bằng ½ mức nhập siêu của cả năm 2018.
Cụ thể về thị trường xuất khẩu, đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là từ thị trường Hoa Kỳ, tăng hơn 4 tỷ USD. Trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 17,87 tỷ USD.
Thị trường nhập khẩu, kim ngạch từ Trung Quốc tăng hơn 4 tỷ USD. Bên cạnh đó, còn có sự đóng góp lớn của thị trường trường Kuweit, tăng hơn 1 tỷ USD.
4 tháng qua, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 22,77 tỷ USD, tăng cao tới 21,3%.
Quy mô xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 4 tháng năm 2018 và 4 tháng năm 2019. Biểu đồ: T.Bình. |
Ô tô, dầu thô nhập khẩu tăng kỷ lục
Liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thông tin đáng chú ý là kim ngạch tăng cao liên quan đến mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 2,44 tỷ USD; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 1,71 tỷ USD; dầu thô tăng 1,22 tỷ USD; ô tô nguyên chiếc tăng 949 triệu USD…
Trong đó, sản lượng và kim ngạch 2 nhóm hàng có mức tăng đột biến là ô tô và dầu thô.
Hết tháng 4, số lượng ô tô nguyên chiếc được đăng ký nhập khẩu là 50.680 chiếc, tăng hơn 44.000 chiếc so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xe chủ yếu được nhập khẩu xứ từ Thái Lan với 32.400 chiếc và từ Indonesia với 12.700 chiếc. Tính chung, lượng nhập khẩu từ 2 thị trường này chiếm 89% tổng lượng nhập khẩu của cả nước.
Đối với mặt hàng dầu thô, để phục vụ hoạt động của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn nên lượng dầu thô nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm nay tăng rất cao, trong khi đó lượng nhập khẩu xăng dầu các loại giảm mạnh.
Cụ thể, dầu thô nhập khẩu đạt 3,3 triệu tấn, trong khi con số của cùng kỳ năm trước chỉ là 354 nghìn tấn. Nghĩa là sản lượng dầu thô nhập về trong 4 tháng qua tăng khoảng 9 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường nhập khẩu chủ yếu mặt hàng dầu thô là Kuweit.
Với số thuế cao, trị giá nhập khẩu lớn nên 2 nhóm hàng này có đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của ngành Hải quan. Tại những đơn vị hải quan địa phương (Hải Phòng, Thanh Hóa, TPHCM) làm thủ tục chính với 2 nhóm hàng trên, kết quả thu đều tăng rất cao.
Trong đó, cập nhật sơ bộ của Tổng cục Hải quan từ đầu năm đến 16/5, số thu của Cục Hải quan TPHCM đạt 43.610 tỷ đồng, tăng 20,52%; Cục Hải quan Hải Phòng thu đạt 26.209 tỷ đồng, tăng 53,41%; Cục Hải quan Thanh Hóa đạt 4.016 tỷ đồng, tăng tới 232,6%.
Tổng thu từ 3 cục hải quan nêu trên chiếm gần 56% tổng thu ngân sách toàn Ngành trong cùng thời điểm.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics