Nhà đầu tư nước ngoài có được đầu tư kinh doanh xăng dầu như thế nào?
Giá xăng đồng loạt tăng, cao nhất trên 19.000 đồng/lít | |
Tăng cường quản lý thuế với hoạt động kinh doanh xăng dầu | |
Giá xăng dầu nhập khẩu giảm gần 2 triệu đồng 1 tấn |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Vì sao chuyển nhượng cổ phần 35%?
Bộ Công Thương vừa có Tờ trình gửi Chính phủ về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu. Tờ trình này được gửi Chính phủ vào ngày 29/3, ít ngày trước khi Chính phủ bước sang nhiệm kỳ mới.
Trong đó, Bộ này đã đưa ra giải thích khá chi tiết cho nội dung quy định “cho phép các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước nếu có hoạt động sản xuất có thể chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng không quá 35%”.
Đây là nội dung gây nhiều tranh cãi thời gian qua. Các Bộ: Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính cho rằng đây là quy định mới, gây lo ngại về vấn đề an ninh năng lượng, tính pháp lý và lợi ích thực chất của việc mở cửa cho phép đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, quy định này mới đưa vào Nghị định nhưng thực tế đã được thực hiện nhiều năm nay đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có vốn nhà nước như Petrolimex (đã bán cho nhà đầu tư nước ngoài 20%), PVOil (35%), BSR (49%),... thông qua quá trình cổ phần hóa, huy động vốn đầu tư và đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua chủ trương trước khi thực hiện. Đến nay, các doanh nghiệp này vẫn đang kinh doanh, hoạt động bình thường.
“Việc đưa nội dung quy định này vào dự thảo còn là để thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ hồi tháng 3/2016 về phát hành tăng vốn cho cổ đông chiến lược của Petrolimex”, Bộ Công Thương giải thích thêm.
Ngoài ra, sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài góp phần cải thiện đáng kể công tác quản trị, giúp minh bạch hơn các báo cáo tài chính, qua đó nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, đặc biệt là giúp cho giá trị các doanh nghiệp gia tăng thông qua giá trị cổ phiếu.
“Có thể thấy các nhà đầu tư nước ngoài cũng rất am hiểu và tuân thủ theo các quy định, pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, do chưa có quy định chính thức và cụ thể về tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài nên các doanh nghiệp trong nước cũng như cơ quan quản lý rất lúng túng khi thương thảo với họ về việc đầu tư, phát hành tăng vốn; đặc biệt là việc thiếu đồng nhất về tỷ lệ nắm giữ cổ phần của đối tượng này khi doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán”, Bộ Công Thương nêu rõ.
Doanh nghiệp hoàn toàn bị kiểm soát hoạt động
Bộ Công Thương cũng đề cập tới góc độ, trên thực tế, còn hàng nghìn doanh nghiệp khác đang tham gia kinh doanh xăng dầu, trong đó có nhiều công ty cổ phần hoạt động đa ngành đã niêm yết trên sàn chứng khoán cũng có nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Nhà đầu tư nước ngoài cũng quan tâm tới cổ phiếu của các công ty đó nhưng đều gặp khó khăn vì thiếu quy định rõ ràng, cụ thể. Do đó, quy định này là phù hợp với thực tế đã phát sinh và nhu cầu phát triển của ngành xăng dầu.
“Việc quy định giới hạn chuyển nhượng cổ phần ở mức 35% vừa giải quyết được vấn đề thu hút vốn, công nghệ, kỹ năng quản trị doanh nghiệp song vẫn hạn chế được mức độ can thiệp của nhà đầu tư nước ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước”, Bộ Công Thương lý giải về con số 35%.
Đáng chú ý, Bộ Công Thương nhấn mạnh: "Việc đề xuất mở cửa thị trường xăng dầu xuất phát từ chính nhu cầu của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước, không phải nhu cầu từ doanh nghiệp nước ngoài. Hầu hết các nước trên thế giới và khu vực đã mở cửa thị trường xăng dầu như Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản,...”.
Lập luận rằng doanh nghiệp xăng dầu, dù thuộc thành phần kinh tế nào, khi kinh doanh tại thị trường Việt Nam cũng phải tuân thủ các điều kiện, quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, Bộ Công Thương đánh giá, doanh nghiệp hoàn toàn bị kiểm soát hoạt động để bảo đảm quản lý về an ninh năng lượng, chất lượng, an toàn cháy nổ,...
Việc cho phép chuyển nhượng này là hoạt động đầu tư gián tiếp, chưa cho phép doanh nghiệp được trực tiếp thực hiện quyền phân phối xăng dầu tại Việt Nam. Việc thực hiện quyền phân phối xăng dầu tại Việt Nam chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam và trực tiếp triển khai hoạt động phân phối.
Sau nhiều phân tích, lập luận, Bộ Công Thương cũng nêu rõ: Trường hợp Thủ tướng Chính phủ thấy nội dung "cho phép thương nhân kinh doanh xăng dầu nếu có hoạt động sản xuất được chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài không quá 35%" cần phải tiếp tục nghiên cứu, đánh giá thêm, Bộ này kiến nghị bỏ nội dung này ra khỏi dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 83/2014/NĐ-CP.
Khi Văn phòng Chính phủ lấy ý kiến thành viên Chính phủ về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, có 24/25 ý kiến thống nhất thông qua. Có 1 ý kiến đề nghị chỉnh lý (không đồng ý với nội dung cho phép thương nhân kinh doanh xăng dầu được chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng không quá 35%). Ngoài ra, có 3 thành viên thông qua nhưng có thêm ý kiến góp ý đối với một số nội dung dự thảo Nghị định. |
Tin liên quan
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kiến nghị thu hồi giấy phép kinh doanh nếu cửa hàng xăng dầu không xuất hoá đơn từng lần bán hàng
15:50 | 14/12/2024 Thuế - Kho bạc
Giá xăng dầu biến động nhẹ trong kỳ điều hành ngày 12/12
14:58 | 12/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics