Nguyên tắc quan trọng sửa Luật BHXH là phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động
Chỉ tính riêng trong quý 1, cả nước đã có trên 208.000 người rút Bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Đến nửa cuối năm nay, số lượng người rút BHXH bắt đầu có xu hướng giảm, nhưng khá chậm. Ông đánh giá như thế nào về thực trạng trên?
Tình trạng rút BHXH 1 lần không chỉ diễn ra gần đây mà ngay từ những năm 2016 đã rất đáng báo động. Những năm đó, theo thống kê của chúng tôi mỗi năm có trên 500.000 người lao động nhận BHXH một lần, nghĩa là cứ khoảng hai người tham gia BHXH thì có một người rời khỏi hệ thống. Những năm gần đây, tình trạng này càng tăng cao hơn, nhất là các năm 2019, 2020, 2021, gần như số tham gia bằng số rút khỏi BHXH.
Những tháng đầu năm 2022, tình trạng này còn tăng cao hơn. Việc rút BHXH một lần trước hết tác động đến quyền lợi trực tiếp của người tham gia BHXH, nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng đến chính sách an sinh của Đảng và Nhà nước là hướng đến BHXH toàn dân, đảm bảo chính sách an sinh xã hội lâu dài cho người lao động.
Có rất nhiều nguyên nhân. Về mặt tổng thể, đúng là tiền lương và thu nhập của người lao động rất thấp, hầu hết chỉ vừa đủ trang trải cuộc sống, khi gặp rủi ro, mất việc làm thì gần như không có tích lũy. Vì vậy, nhiều trường hợp khi chúng tôi tiếp cận họ nói rằng do cuộc sống quá khó khăn nên chấp nhận rút BHXH một lần.
Nguyên nhân thứ hai là vì người lao động chưa hiểu rõ vai trò, tác dụng của các chính sách BHXH, đặc biệt là chế độ hưu trí. Việc tuyên truyền của chúng ta cũng chưa đáp ứng được yêu cầu, vì vậy rất nhiều người lao động không thấy được lợi ích của việc tham gia BHXH về lâu dài, cũng như tác hại của rút BHXH một lần.
Bên cạnh đó, nhiều trường hợp người sử dụng lao động nợ lương, chậm đóng BHXH, khi doanh nghiệp phá sản, chủ doanh nghiệp bỏ trốn thì hệ quả đổ lên đầu người lao động, làm cho họ không yên tâm với chính sách, thậm chí không còn niềm tin. Cho nên lúc khó khăn như vậy dẫn đến việc nhận BHXH một lần.
Có ý kiến cho rằng điều kiện hưởng BHXH một lần hiện nay còn dễ dàng, cần siết chặt hơn quy định này để giảm tỷ lệ người nhận BHXH một lần, quan điểm của ông về vấn đề này thế nào, thưa ông ?
Đúng là trong quá trình hoàn thiện chính sách, chúng tôi cũng nhận được nhiều ý kiến cho rằng thủ tục hưởng còn đơn giản. Tuy nhiên, thực tế Điều 60 của Luật BHXH quy định khá chặt chẽ về vấn đề này, sau đó còn có Nghị quyết 93 nữa.
Tôi nghĩ rằng, sửa chính sách an sinh liên quan đến đời sống người lao động phải hết sức cân nhắc, có lộ trình, tránh tạo ra những cú sốc hoặc bất ổn cho xã hội. Mọi ý kiến sẽ được các cơ quan trong quá trình hoàn thiện luật xem xét, cân nhắc để có cách nhìn tổng thể nhất. Mỗi chính sách đưa ra đều cần đánh giá tác động cả tích cực và tiêu cực, xem xét phù hợp, nhưng một trong những nguyên tắc quan trọng là sửa nhưng vẫn phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Vậy theo ông, cần giải pháp gì để hạn chế được tình trạng người lao động rút BHXH một lần?
Về mặt tổng thể, tôi cho rằng cần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người lao động, để họ sống được bằng lương. Quan tâm đến người lao động là quan tâm đến nguồn nhân lực, từ đó tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn, khi xảy ra sự cố ít nhất họ có một khoản tích lũy để duy trì cuộc sống.
Về mặt quy định của pháp luật, cần thiết kế chính sách BHXH theo đúng tinh thần Nghị quyết 28 về cải cách chính sách BHXH, là đa dạng, linh hoạt tạo ra sự hấp dẫn, niềm tin cho người lao động. Ví dụ, khi mất việc có chính sách Bảo hiểm thất nghiệp linh hoạt hơn, hay có cơ chế cho ứng trước một khoản tiền từ BHXH.
Ngoài ra, cần tăng cường công tác truyền thông để người lao động nắm rõ các chính sách về chế độ an sinh xã hội, đặc biệt là vai trò của BHXH, từ đó có những hành xử phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, cân nhắc không chạy theo phong trào hay tâm lý đám đông, thấy nhiều người nhận BHXH một lần thì mình cũng rút theo. Bên cạnh đó, cần tăng cường tuân thủ các chính sách pháp luật về BHXH, từ đó tạo ra niềm tin cho người lao động, bởi chắc chắn khi không còn tin vào hệ thống người lao động sẽ rời đi. Hơn hết, phải có cơ chế chăm lo cho người lao động về cả ngắn hạn lẫn dài hạn.
Một vấn đề cần đặc biệt quan tâm nữa là bảo đảm việc làm bền vững cho người lao động, lâu nay chúng ta thường chú ý đến chính sách BHXH nhưng rõ ràng nếu người lao động có việc làm bền vững, môi trường làm việc tốt, thu nhập đảm bảo thì không bao giờ họ nghĩ đến chuyện rời khỏi hệ thống bằng nhận BHXH một lần. Tổng thể cần nhiều chính sách như vậy mới giải quyết được tình trạng rút BHXH một lần.
PV: Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Bộ Tài chính triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn
15:51 | 13/12/2024 Tài chính
Giải đáp nhiều kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về chính sách thuế - hải quan
09:19 | 15/12/2024 Tài chính
AI sẽ thay đổi bức tranh thị trường lao động
13:27 | 01/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics