Nguyên liệu tôm vẫn là câu chuyện lớn
Theo đó, ngày 5/6/2019, Tập đoàn Minh Phú nhận được thông tin về việc Ngài Darin LaHood, Nghị sỹ Hoa Kỳ đã gửi thư yêu cầu Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) tiến hành điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá đối với Minh Phú. Yêu cầu này được đưa ra dựa trên thông tin từ một thư điện tử tới Nghị sĩ LaHood, cáo buộc về việc Minh Phú có khả năng đã nhập khẩu tôm đông lạnh từ Ấn Độ, chế biến ở mức tối thiểu và xuất sang thị trường Hoa Kỳ với xuất xứ tôm Việt Nam. Tuy vậy, phía Minh Phú cho biết hiện vẫn chưa nhận được hông tin hay yêu cầu nào từ CBP hay bất kỳ cơ quan nào của Chính phủ Hoa Kỳ liên quan đến cáo buộc và yêu cầu nói trên. Hoạt động xuất khẩu tôm vào Hoa Kỳ của Minh Phú vẫn tiến hành thông quan bình thường.
Nhưng phía Minh Phú không phủ nhận việc có nhập khẩu từ Ấn Độ với một tỷ trọng nhỏ khoảng 10% trong tổng lượng nguyên liệu để bổ sung nguyên liệu chế biến nhằm bù đắp cho sự thiếu hụt tôm nguyên liệu tại Việt Nam. Nguyên nhân do lượng thu hoạch tôm nguyên liệu có tính mùa vụ và phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết và các yếu tố tự nhiên khác.
Như vậy, câu chuyện trên đã khơi lên một vấn đề đặt ra lâu nay của ngành thủy sản Việt Nam hiện nay là thiếu hụt tôm nguyên liệu. Tình trạng này khiến nhiều nhà máy hoạt động không hết công suất. Hơn nữa, không chỉ thiếu về số lượng mà chất lượng của nguồn nguyên liệu cũng bị đánh giá là chưa đáp ứng tốt, nên hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, thậm chí có thể không tránh khỏi những vụ kiện tụng. Do đó, để hạn chế tình trạng trên, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã liên tục phản ánh tình hình này lên Chính phủ và các bộ, ngành liên quan nhằm tránh tai tiếng cho ngành tôm Việt, cũng như tăng cường kiểm soát hoạt động nhập khẩu.
Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi nhất là các DN thủy sản phải tìm được cách tự chủ nguyên liệu, phải tìm được vùng nuôi thủy hài sản có thể đáp ứng tốt các yêu cầu về số lượng và chất lượng. Do đó, các chuyên gia cho rằng, mô hình chuỗi tôm với sự tham gia của tất cả các DN là cần thiết. Với mô hình này, khách hàng tạo nhu cầu thị trường, DN mua hàng từ nguồn cung đảm bảo bền vững môi trường, nhà sản xuất cải thiện quy trình và Chính phủ hoàn thiện quy định.
Tin liên quan
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bứt tốc của xuất khẩu thủy sản
07:40 | 22/10/2024 Kinh tế
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Lao động rời phố, về quê
07:51 | 29/10/2024 Người quan sát
Quản lý sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
07:39 | 25/10/2024 Người quan sát
Đấu giá và đầu cơ
07:56 | 23/10/2024 Người quan sát
Du lịch y tế
06:34 | 20/10/2024 Người quan sát
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Chậm ban hành văn bản
08:52 | 12/10/2024 Người quan sát
Hệ lụy “tour 0 đồng”
07:41 | 04/10/2024 Người quan sát
Thuế với bất động sản thứ hai
14:00 | 01/10/2024 Người quan sát
Quảng cáo “thổi phồng” công dụng
14:29 | 30/09/2024 Người quan sát
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK