Nguồn lực tài khóa phát huy hiệu quả để kinh tế tăng trưởng bền vững
Chi tiêu tài khóa và đầu tư sẽ là chìa khóa tăng trưởng kinh tế 2024 Chính sách tài khoá mở rộng, linh hoạt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2024 Duy trì chính sách tài khoá để "mở lối" cho kinh tế 2024 |
Hạ tầng giao thông phát triển mạnh mẽ nhờ nguồn vốn đầu tư công Ảnh minh họa: S.T |
Tạo nguồn lực đầu tư và phục hồi kinh tế
Vào ngày 25/5 tới đây, Quốc hội sẽ dành 1 ngày thảo luận tại hội trường về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết 43 và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, các đánh giá chính sách cần thẳng thắn chỉ rõ những chính sách khả thi, chính sách chưa khả thi, từ đó đề xuất chính sách tiếp tục cũng như chính sách nên dừng thực hiện trong thời gian tới…. |
Theo báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết 43 của Chính phủ gửi đến Quốc hội vào cuối tháng 4/2024, việc khẩn, trương xây dựng, ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và triển khai thực hiện kịp thời các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã giúp giảm các nghĩa vụ tài chính, giảm chi phí sản xuất, góp phần quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn, duy trì, ổn định, khôi phục và mở rộng sản xuất, ổn định đời sống và trật tự an toàn xã hội, tạo nền tảng phục hồi và phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, chính sách giảm thuế suất thuế Giá trị gia tăng và giảm thuế Bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn đã có “tác dụng kép”, vừa giúp giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó làm tăng sức mua, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội vừa góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội trong điều kiện lạm phát, giá cả và chi phí nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao.
Nhận xét về tác động của chính sách tài khoá tại Nghị quyết 43, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội), Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cho hay, những chính sách tại Nghị quyết 43 mang đến nhiều nguồn lực đầu tư vào phục hồi kinh tế. Trong đó, với lĩnh vực giải ngân đầu tư công, về cơ bản, nhiều dự án đã được thực hiện cơ chế đặc thù như chỉ định thầu, cho phép khai thác mỏ vật liệu... nên tốc độ giải ngân của nhiều dự án đầu tư công trọng điểm khá tốt.
Với sự hỗ trợ của Nghị quyết 43, tình hình kinh tế - xã hội trong năm 2023 và những tháng đầu năm 2024 đã có nhiều thay đổi tích cực, thu ngân sách tích cực. Trong phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế - xã hội theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV diễn ra sáng ngày 23/5/2024, các đại biểu Quốc hội đều đánh giá, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm, giải ngân vốn đầu tư công và xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông được đẩy mạnh… từ đó giúp kết quả thu ngân sách năm 2023 rất tích cực, vượt 8,2%, tăng 133,4 nghìn tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội.
Hơn nữa, theo đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM), nhờ nỗ lực của ngành Tài chính nên bội chi ngân sách nhà nước được kéo giảm còn 3,5% GDP, kéo giảm nợ công, kiểm soát ở mức 37% GDP, từ đó có dư địa triển khai các giải pháp về tài khóa, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Tương tự, đại biểu Trần Anh Tuấn (đoàn TPHCM) cũng nêu, các chính sách giảm thuế Giá trị gia tăng đang phát huy hiệu quả, kích thích sản xuất, hỗ trợ nền kinh tế. Vì thế, để nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng bền vững, đại biểu đề nghị tiếp tục sử dụng các nguồn lực tài khóa, gói hỗ trợ thông qua các khoản thuế, phí như giảm thuế Giá trị gia tăng để hỗ trợ nền kinh tế; nhưng cùng với đó phải tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, khuyến khích doanh nghiệp thành lập, lôi kéo nguồn lực xã hội cho đầu tư.
Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách
Tuy nhiên, thời gian qua, công tác điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất ổn và ảnh hưởng đến thanh khoản nền kinh tế. Chẳng hạn như thị trường chứng khoán, trái phiếu suy giảm, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; hệ thống ngân hàng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất ổn khi nợ xấu tại một số tổ chức tín dụng có xu hướng tăng; thị trường bất động sản chuyển nhanh trạng thái từ nóng sang lạnh, thậm chí đóng băng cục bộ, thanh khoản suy giảm...
Do đó, nhiều đại biểu Quốc hội nhận định cần phải phối hợp hài hoà, có trọng tâm, trọng điểm giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ - đây cũng là vấn đề đã được Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ nhiều lần nhấn mạnh. Chẳng hạn, tại Nghị quyết 43, gói hỗ trợ lãi suất 2% có kết quả thực hiện rất thấp. Nên theo đại biểu Hoàng Văn Cường, không nên tiếp tục giữ gói hỗ trợ lãi suất 2% nữa mà nên đưa vào những chương trình hỗ trợ có hiệu quả. Với việc này, nguồn ngân sách dự tính dành cho gói 40.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất nên chuyển sang hỗ trợ theo các mục tiêu rõ ràng. Ông Cường cho rằng, dư địa của chính sách tài khoá vẫn còn nên cần tiếp tục thực hiện chính sách tài khoá thông qua giảm thuế, phí hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các đối tượng đang gặp khó khăn.
Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng nêu, hiện có rất nhiều các ngành, các lĩnh vực cần phải tiếp tục hỗ trợ như hỗ trợ cho nhà thu nhập thấp, hỗ trợ cho các chương trình chuyển đổi, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và các chương trình để tiếp cận, thu hút các nhà đầu tư mới như đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực, chuẩn bị các yếu tố để đón nhận được các nhà đầu tư về ngành công nghiệp bán dẫn… Tuy nhiên, việc ban hành chính sách không nên đưa ra các điều kiện ràng buộc quá cụ thể bởi có thể không phù hợp với thực hiện, từ đó khiến doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn hỗ trợ, vấn đề là phải thực hiện cơ chế giải trình công khai, minh bạch… để tăng hiệu quả của các chính sách.
Tin liên quan
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics