Người làm thay đổi dòng chảy lịch sử nhân loại
“Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật đã làm thay đổi dòng chảy lịch sử nhân loại, làm nên lịch sử hiện đại và là nhân vật vĩ đại nhất châu Á trong thế kỷ XX”. Nhận định của TIME. |
“Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật đã làm thay đổi dòng chảy lịch sử nhân loại, làm nên lịch sử hiện đại và là nhân vật vĩ đại nhất châu Á trong thế kỷ XX”. Nhận định ấy của TIME - một trong những tờ báo nổi tiếng, uy tín nhất nước Mỹ - cũng là nhận định của báo chí và dư luận thế giới về vị lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam.
1. “Một trong những trang chói lọi nhất của lịch sử nhân loại thế kỷ XX gắn liền với một quốc gia không lớn lắm ở Đông Nam Á - đó là Việt Nam. Mảnh đất thuộc địa của Pháp này là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới giành được độc lập từ chế độ thực dân, sau đó lại chiến thắng trong cuộc xung đột với Mỹ, khiến cho quốc gia tư bản hùng mạnh này lần đầu tiên trong lịch sử của mình được nếm mùi thất bại.
“Tất cả những sự kiện ấy đều gắn liền trước hết với tên tuổi của vị Chủ tịch đầu tiên của Việt Nam độc lập là Hồ Chí Minh. Những quan điểm chính trị của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống Nho giáo với lý luận của Lê-nin, được nhân lên bởi tình yêu sâu sắc với văn hoá dân tộc. Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà chính trị và nhà lãnh đạo xuất sắc của phong trào du kích, mà còn là một nhà báo chính luận tuyệt vời. Sự hiểu biết xuất sắc về bản sắc dân tộc đã giúp ông “gõ cửa” được tới những người thường dân kém hiểu biết nhất và đưa được họ vào cuộc đấu tranh giành độc lập”.
Đó là những dòng mở đầu cho cuốn sách “Hồ Chí Minh”, tập thứ 84 trong bộ sách tiểu sử danh nhân thế giới có tiêu đề “100 người làm thay đổi lịch sử” viết bằng tiếng Nga, do Nhà xuất bản “De Agostini” xuất bản tại Moscow năm 2009.
2. “Cộng sản hay không, ông Hồ Chí Minh cũng sẽ đi vào lịch sử như là một người Việt Nam yêu nước vĩ đại, là một trong những khuôn mặt phi thường của thế giới trong thế kỷ này. Không vị kỷ, can đảm, hiến thân cho nền độc lập của Việt Nam bằng mọi giá, ông ta đã vật nước Pháp phải khuỵu đầu gối và chiến đấu chống Hoa Kỳ, một thế lực mạnh nhất thế giới, đưa đến một thế bí quân sự.
Sự cương quyết về một mục đích đã làm thay đổi dòng lịch sử, làm phân rẽ dư luận quần chúng ở Hoa Kỳ, bắt buộc một Tổng thống Mỹ phải rút lui không tái cử cho nhiệm kỳ hai, khiến cho hàng triệu giới trẻ trên khắp thế giới kính ngưỡng ông ủng hộ cách mạng và xuống đường biểu tình ủng hộ ông, hô: “Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh!”.
Khi những trang sách về cuộc đời của ông được cân nhắc và hòa bình sau cùng tái lập trên đất nước Việt Nam, ông Hồ Chí Minh sẽ vĩnh viễn được các nông dân từng yêu kính và đứng sau lưng ông coi như là một người Việt Nam vĩ đại nhất trong của lịch sử của họ - người “Bác” kính ngưỡng của dân tộc ông”.
Đó là nhận định của sử gia người Mỹ Jules Archer trong cuốn “Ho Chi Minh: Legend of Hanoi”.
3. Trước và sau Chủ tịch Hồ Chí Minh, rất ít vĩ nhân được đón nhận những nhận định mang tính chất chung nhất xung quanh câu chuyện “làm nên lịch sử hiện đại” như thế. Dòng chảy lịch sử thế giới trước thời đại Hồ Chí Minh chịu sự thống trị của những kẻ mạnh, thấy rõ sự lấn lướt của các cường quốc.
Nhưng đến tháng 9/1945, khi sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sự xuất hiện của một nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, cả thế giới đã phải ngỡ ngàng và nhận ra, lịch sử đã sang trang, rằng một dân tộc, dù nhỏ bé, dù nghèo nhưng nếu biết đấu tranh, biết lượng sức mình, biết dựa vào sức mạnh chủ quan của dân tộc, tận dụng được tối đa điều kiện quốc tế thuận lợi hoàn toàn có thể tạo dựng cho mình một nền độc lập tự do riêng. Các dân tộc thuộc địa, bị áp bức trên toàn thế giới, vì thế, hoàn toàn có thể đứng lên giành lại độc lập, tự do, chủ quyền cho mình.
Việt Nam với chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo tối cao, một lần nữa lại tác động đến dòng chảy của lịch sử thế giới, như nhận định của tờ South China Morning Post, báo hiệu ngày tàn của các nước thực dân châu Âu tại châu Á, bởi sau đó, vào năm 1957, thực dân Anh đã phải rút khỏi Malaysia; hay như đánh giá của PGS.TS Musiychuk Victoria (Viện Nghiên cứu phương Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Ukraine) mở ra con đường để giành độc lập cho cả Đông Dương và các nước thuộc địa ở châu Phi, lan tỏa, khích lệ các dân tộc bị áp bức khác phải quyết tâm hơn để đấu tranh chống chế độ đế quốc.
Và với chiến thắng 30/4 cách đây 45 năm, lại một lần nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam tạo nên một dư chấn lớn tới nền chính trị toàn cầu. “Tại sao nhóm người giỏi nhất và thông minh nhất ấy lại mắc sai lầm về Việt Nam?” - câu hỏi ấy một thời gian dài đã không chỉ là nỗi dằn vặt của riêng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert McNamara.
Tới tận năm 2010, nghĩa là 35 năm sau sự kiện 30/4/1975, hãng thông tấn AFP của Pháp vẫn giữ nguyên đánh giá: “Không còn nghi ngờ gì nữa, sự kiện trên sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến khu vực và thế giới trong tương lai gần”, còn trước đó, tờ Asahi Shimbun của Nhật số ra ngày 1/5/2000 có bài xã luận khẳng định: “Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với thắng lợi của lực lượng giải phóng, điều đó có thể khẳng định, thời mà các nước lớn dùng sức mạnh để bóp nghẹt chủ nghĩa dân tộc đã chấm dứt”.
Nhìn lại những sự kiện nổi bật nhất mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam đã làm nên trong thế kỷ XX, để thấy nhận định của tờ Tiến lên của Sri Lanka: “Người (Hồ Chủ tịch) đã làm nên lịch sử hiện đại, là một trong những nhân vật cao quý nhất, đáng kính nhất của thời đại chúng ta. Sự lãnh đạo lâu dài và vẻ vang của Người trong cuộc đấu tranh giành tự do ở Việt Nam có ảnh hưởng không chỉ đối với Việt Nam mà còn ảnh hưởng với quá trình phát triển các sự kiện toàn thế giới”. Hay cảm nhận của sử gia người Mỹ Jules Archer và nhiều tờ báo, sử gia khác về lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam trong việc “góp phần làm thay đổi dòng chảy lịch sử nhân loại” là hoàn toàn có cơ sở vững chắc của nó.
Tin liên quan
"Vũ khí thần kỳ" giúp Việt Nam liên tiếp gặt hái thành công
18:01 | 02/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Non sông thống nhất & Khát vọng thịnh vượng
08:20 | 30/04/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hải quan Cao Bằng dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh
09:16 | 30/01/2024 Hải quan
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
19:17 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics