Nghị quyết 55 đã tạo chiếc áo mới cho năng lượng Việt Nam
Tháo rào giúp năng lượng tái tạo “cất cánh" | |
Sắp diễn ra Diễn đàn cấp cao về năng lượng Việt Nam 2020 | |
Chiến lược mới mở ra cơ hội lớn cho khối tư nhân phát triển năng lượng |
Quang cảnh Diễn đàn cấp cao năng lượng Việt Nam 2020. |
Độc quyền Nhà nước trong năng lượng còn cao
Theo ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế trung ương, năng lượng là ngành kinh tế - kỹ thuật giữ vai trò trọng yếu và có tính tiên phong, làm nền tảng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển năng lượng là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sau nhiều năm thực hiện Nghị quyết số 18/2007/NQ-BCT của Bộ Chính trị khoá X về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 và Kết luận số 26/2003/KL-BCT của Bộ Chính trị khoá IX về Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành điện lực Việt Nam, ngành năng lượng nói chung, ngành điện lực nói riêng đã có bước phát triển nhanh, tương đối đồng bộ trong tất cả các phân ngành, lĩnh vực năng lượng.
Tuy vậy, ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, ngành năng lượng nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Theo đó, mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia còn nhiều thách thức; các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn; nhiều dự án điện bị chậm so với quy hoạch, kế hoạch; một số chỉ tiêu bảo đảm an ninh năng lượng đang biến động theo chiều hướng bất lợi.
“Độc quyền Nhà nước trong ngành năng lượng còn cao, chính sách giá năng lượng còn bất cập, chưa hoàn toàn phù hợp với cơ chế thị trường, chưa tách bạch với chính sách an sinh xã hội”, ông Nguyễn Văn Bình nói.
Ghi nhận ngành năng lượng Việt Nam đã huy động được nguồn lực lớn cho phát triển hạ tầng năng lượng, đặc biệt là nguồn lực từ tư nhân, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng cho rằng, ngành năng lượng đang đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, nhiều tồn tại hạn chế cần khắc phục.
“Đặc biệt, nguồn năng lượng sơ cấp (như than, khí...) ngày càng giảm dẫn đến phải NK nguồn năng lượng này từ nước ngoài. Đều này làm giảm tự chủ về năng lượng của Việt Nam, tăng phụ thuộc vào các nền kinh tế khác”, Phó Thủ tướng lưu ý.
Cần cơ chế tốt để huy động nguồn lực
Những bất cập nêu trên cũng là chính là lí do Ban Kinh tế Trung ương tham mưu Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Sau khi được ban hành, với những quan điểm mới, mạnh mẽ và đột phá về phát triển năng lượng quốc gia, Nghị quyết 55 đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các tổ chức và cộng đồng DN cả trong nước và quốc tế; tạo sự hưởng ứng và đồng thuận mạnh mẽ trong toàn hệ thống chính trị.
Trên cơ sở vận dụng sáng tạo các định hướng và giải pháp đề ra trong Nghị quyết vào thực tiễn, một số địa phương và DN đã chủ động nghiên cứu, đề xuất và kịp thời xử lý, tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc để phát triển năng lượng; việc xây dựng, bổ sung quy hoạch các dự án nguồn điện, nhất là các nguồn điện tái tạo được chú trọng và nâng cao hiệu quả..
Để thực hiện Nghị quyết 55, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ đang tập trung chỉ đạo là hoàn thiện thể chế.
“Hoàn thiện thể chế là nhiệm vụ rất quan trọng trong huy động nguồn lực phát triển năng lượng. Từ nay đến 2025 mỗi năm Việt Nam cần tăng 5 nghìn MW công suất điện nguồn, theo đó mỗi năm Việt Nam cần xấp xỉ 7-10 tỷ USD để phát triển nguồn điện, chưa kể nguồn vốn để phát triển hệ thống truyền tải. Do đó, cần cơ chế chính sách để huy động nguồn lực. Theo đó, Chính phủ xác định nhiệm vụ trọng tâm phải sửa Luật Điện lực, Luật Dầu khí, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và và có thể xây dựng Luật Năng lượng tái tạo mới”, Phó Thủ tướng cho biết.
Cho biết Nghị quyết 55 đưa ra nhiều điểm mới trong quan điểm chỉ đạo phát triển năng lượng quốc gia để bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định nghị quyết này đã "cởi trói", tạo chiếc áo mới cho năng lượng Việt Nam.
“Nghị quyết 55 đã mở ra những cánh cửa mới, cho phép chúng ta tin tưởng vào một chiến lược với những cơ chế, chính sách mới, kể cả khung khổ luật pháp, để định hướng phát triển, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Tin liên quan
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có quy mô đầu tư hàng tỷ USD
21:44 | 07/12/2024 Kinh tế
Chính thức trình Quốc hội tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
20:09 | 27/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics