Nghị định 65 không siết chặt việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Chính phủ không siết chặt phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Ảnh: Internet |
Trả lời câu hỏi của phóng viên báo chí về việc trước chủ trương siết chặt phát hành trái phiếu DN (TPDN) riêng lẻ, nhiều DN đã chủ động mua lại trước hạn một lượng lớn trái phiếu đã phát hành và DN đang chạy trước Nghị định số 65/2022/NĐ-CP, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết, Nghị định số 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 153/2020/NĐ-CP đã làm rõ, minh bạch các yêu cầu trong qúa trình phát hành trái phiếu, xác định rõ ràng, minh bạch, cụ thể hóa trách nhiệm của các chủ thể khi phát hành TPDN.
Với vấn đề có hay không việc chạy trước Nghị định số 65, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết, Nghị định số 65 có hiệu lực ngay từ ngày ký, do đó không có chuyện chạy trước và cũng không thể chạy trước Nghị định được.
Cũng tại buổi họp báo, thông tin thêm về vấn đề nhiều DN đã chủ động mua lại trước hạn một lượng lớn trái phiếu đã phát hành, bà Phạm Thị Thanh Tâm, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính cho biết, Nghị định số 153/2020/NĐ-CP trước đây và Nghị định số 65/2022/NĐ-CP hiện tại đều quy định rất rõ việc mua lại trái phiếu trước hạn ở hai khía cạnh.
Một là, việc mua lại trái phiếu trước hạn tự nguyện trên cơ sở thỏa thuận giữa DN phát hành với chủ sở hữu trái phiếu được quy định tại Điều 7 Nghị định số 153.
Hai là, mua lại trái phiếu bắt buộc được quy định ở Nghị định số 65 đối với trường hợp DN phát hành vi phạm quy định pháp luật, buộc phải mua lại trái phiếu trước hạn.
Theo đó, việc các DN phát hành mua lại trái phiếu trước hạn hoàn toàn căn cứ tình hình tài chính và dòng tiền của DN phát hành, việc tự nguyện mua lại trái phiếu trước hạn là trên cơ sở thỏa thuận với chủ sở hữu trái phiếu.
“Chúng ta không nên đánh đồng việc DN phát hành mua lại trái phiếu trước hạn với việc ban hành Nghị định số 65 dẫn đến siết chặt TPDN nên DN mới mua lại, bởi vì DN chỉ có thể mua lại trái phiếu trước hạn tự nguyện nếu như dòng tài chính của DN được đảm bảo”, đại diện Vụ Tài chính ngân hàng nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và Tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) cũng khẳng định, Nghị định số 65/2022/NĐ-CP không có các quy định thắt chặt phát hành TPDN như phản ánh gần đây, mà vẫn tiếp tục tạo điều kiện để cho các DN huy động vốn trên thị trường, tăng tính minh bạch để bảo vệ quyền lợi của cả nhà đầu tư cũng như các DN phát hành.
Theo ông Nguyễn Hoàng Dương, vừa qua, trước những rủi ro của thị trường, các cơ quan quản lý nhà nước đã tăng cường công tác quản lý giám sát, thanh tra, kiểm tra. Qua đó, đã phát hiện sai phạm và xử phạt, các DN cũng thận trọng hơn trong việc phát hành TPDN, dẫn đến thị trường chững lại chứ Nhà nước không có chủ trương siết chặt.
Nghị định số 65/2022/NĐ-CP cũng không hề thắt chặt điều kiện phát hành TPDN mà chỉ bổ sung một số quy định về hồ sơ, phương án phát hành và chế độ công bố thông tin, báo cáo để tăng cường tính minh bạch của trái phiếu phát hành.
Những quy định nâng cao tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư, hạn chế nhà đầu tư cá nhân không chuyên nghiệp sẽ góp phần nâng tính công khai, minh bạch của thị trường, làm thị trường tốt hơn, từ đó sẽ huy động được lượng nhà đầu tư mới là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, các nhà đầu tư có tổ chức như các quỹ đầu tư. Đó mới là nội dung hướng tới trong việc phát triển thị trường trái phiếu nói riêng và thị trường vốn nói chung.
Nghị định này cũng đã kế thừa quy định cho phép DN phát hành để cơ cấu lại nợ. Quy định này phù hợp vì thị trường vốn còn quy mô nhỏ, DN phát hành kỳ hạn dài rất khó, trong khi dự án thì thường triển khai trong thời hạn dài. Do vậy, việc phát hành TPDN để cơ cấu lại nợ của đợt phát hành trước gắn với dự án là phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho DN.
Căn cứ Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Nghị định số 153/2020/NĐ-CP và Nghị định số 65/2022/NĐ-CP thì DN vẫn có thể tiếp tục huy động vốn thông qua kênh phát hành TPDN riêng lẻ theo quy định, đặc biệt là các DN có tính tuân thủ cao, công bố thông tin minh bạch, đầy đủ và đặc biệt là các DN có tình hình tài chính tốt, sản xuất kinh doanh tốt, có phương án phát hành trái phiếu khả thi, hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật.
“Tôi hy vọng trong thời gian tới, kênh phát hành TPDN sẽ vẫn là một kênh huy động vốn hiệu quả để các DN huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh”, ông Nguyễn Hoàng Dương nói.
Tin liên quan
Khối lượng phát hành TPCP chiếm 80-90% tổng huy động vốn trong nước
20:22 | 31/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì sức hấp dẫn
19:13 | 31/12/2024 Chứng khoán
10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2024
10:20 | 31/12/2024 Chứng khoán
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Dùng AI để phát hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán
15:14 | 13/12/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu Chính phủ: Thực hiện tốt chức năng huy động cho đầu tư phát triển
19:54 | 05/12/2024 Chứng khoán
Việt Nam- Trung Quốc hợp tác, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán
15:24 | 26/11/2024 Chứng khoán
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng
09:34 | 22/10/2024 Chứng khoán
Vốn ngoại đang đảo chiều?
15:43 | 11/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics