Ngành thép trước sức ép giá nhập khẩu nguyên liệu tăng cao
Giá thép tăng cao, doanh nghiệp thép "hốt bạc" | |
Việt Nam không bóp méo thị trường nguyên liệu để xuất khẩu dây đai thép phá giá | |
Trung Quốc nhập khẩu trở lại thép phế liệu, thép Việt có âu lo? |
Giá nguyên liệu chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt" cũng đặt ra không ít khó khăn cho DN sản xuất thép. Ảnh: N.Thanh |
Giá nguyên liệu “nhảy múa”
Theo báo cáo tình hình thực hiện cung-cầu và biến động giá thép do Bộ Công Thương gửi tới Thủ tướng Chính phủ mới đây, nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào của sản phẩm thép hiện nay đa phần phải NK như̛ quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite... Dự kiến trong năm 2021, Việt Nam sẽ tiếp tục phải NK nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như: Quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn; thép phế liệu khoảng 6-6,5 triệu tấn cho các lò điện; than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn…
Dự̣ báo giá quặng sắt, thép phế liệu, quặng nguyên liệu thô và than mỡ luyện cốc… vẫn duy trì ở mức cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các DN sản xuất thép và thị trường thép trong nước. Cán cân thương mại đối với sản phẩm thép sẽ tiếp tục bị thâm hụt trong năm 2021 (trong năm 2020 thâm hụt hơn 6,4 tỷ USD ).
Trích dẫn ý kiến góp ý của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương nêu rõ, từ đầu tháng 11/2020 đến nay, các nhà máy sản xuất thép xây dựng như Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, Công ty TNHH Thép Vinakyoei, Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên, Công ty Thép Miền Nam đã thông báo điều chỉnh tăng giá với tổng mức tăng khoảng từ 3.100-3.500 đồng/kg. Hiện nay, giá bán thép xây dựng tại các nhà máy sản xuất thép ở mức khoảng từ 14.100-16.300 đồng/kg tùy theo chủng loại và nhà sản xuất (giá giao tại nhà máy, chưa bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng, chiết khấu bán hàng).
Theo các DN trên thì việc điều chỉnh tăng giá mặt hàng thép xây dựng trong nước trong giai đoạn từ đầu tháng 11/2020 đến nay do tác động của giá thép phế, phôi thép (phôi thép là nguyên vật liệu chính để sản xuất thép xây dựng) thế giới biến động tăng liên tục. Tổng mức tăng giá phôi thép vào khoảng 135-145 USD/tấn (tăng khoảng 25%). Hiện, giá chào phôi thép khu vực Đông Nam Á vào khoảng 570-590 USD/tấn.
Liên quan tới vấn đề giá nguyên liệu NK phục vụ sản xuất thép, trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, đại diện Tập đoàn Hòa Phát cho hay, chưa đầy 1 tháng trở lại đây, giá quặng sắt đã tăng khoảng 60 USD/tấn. Hiện nay, giá quặng khoảng 229 USD/tấn, cao gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá bán sản phẩm DN cũng phải cân đối chỉ có thể điều chỉnh tăng khoảng hơn 40%.
Chấp nhận mua giá cao để ổn định sản xuất
Ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam phân tích, việc Trung Quốc thay đổi chính sách phát triển ngành thép là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến giá thép tăng cao, đẩy giá nguyên liệu tăng theo. Mục tiêu của Trung Quốc sẽ tiến tới chuyển hướng tập trung sản xuất thép chất lượng cao. Chính sách NK và XK cũng thay đổi, cụ thể là giảm thuế NK nguyên liệu và bán thành phẩm đồng thời bỏ chế độ hoàn thuế XK. “Điều này có nghĩa Trung Quốc hạn chế XK sản phẩm thép khiến cho nguồn cung suy giảm. Năm 2015-2016 Trung Quốc XK 112 triệu tấn/năm thì năm vừa rồi chỉ xuất khẩu 52 triệu tấn. Như vậy, thị trường thế giới bị mất đi nguồn cung từ Trung Quốc, từ đó làm cho cung-cầu của thị trường thế giới thay đổi. Trong khi đó, nguồn cung ở Mỹ, châu Âu không tăng nhanh được vì Covid-19, cộng với các gói kích cầu của Mỹ, châu Âu phục hồi nên nhu cầu thép tăng lên, đẩy giá thép toàn cầu tăng lên”, ông Nghiêm Xuân Đa nói.
Nhận định thời gian gần đây, giá quặng sắt tăng chóng mặt, có ngày lên 230 USD/tấn, ông Nghiêm Xuân Đa nhấn mạnh: “Giá quặng sắt càng trở nên nhảy múa sau khi Trung Quốc và Australia có quan hệ căng thẳng về thương mại, bởi Trung Quốc nhập 2/3 quặng sắt từ Australia. Những lo ngại về nguồn cung cũng thúc đẩy giá quặng sắt do quan hệ giữa nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc và nhà cung cấp quặng sắt lớn nhất Australia có dấu hiệu xấu đi”.
Đánh giá việc các nhà máy của Trung Quốc đầu cơ tích trữ hàng cho sản xuất là nguyên nhân mấu chốt gây ra mất cân đối cung-cầu nguyên liệu trong ngành thép, đại diện Tập đoàn Hòa Phát khẳng định các DN sản xuất thép trong nước cũng chịu ảnh hưởng nhất định. Ảnh hưởng chủ yếu là DN phải mua nguyên liệu giá cao. Giá nguyên liệu nào cũng tăng nhưng không mua nhanh là không có hàng để sản xuất. DN phải đối mặt với vấn đề khó xây dựng kế hoạch mua nguyên liệu vì không biết thời gian tới mức giá sẽ thay đổi như thế nào bởi giá nguyên liệu hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.
“Giá XK thép hiện tại tốt hơn khá nhiều so với tiêu thụ tại thị trường nội địa. Tuy nhiên, Tập đoàn Hòa Phát vẫn ưu tiên thị trường trong nước. Tỷ trọng hàng XK thành phẩm chỉ khoảng 10-12%. DN đang phát huy công suất để phục vụ ưu tiên trong nước, dù giá nguyên liệu tăng cao”, vị đại diện Tập đoàn Hòa Phát nói.
Bộ Công Thương phân tích, với thép xây dựng, do giá thành sản phẩm phụ thuộc vào nguồn NK (thép phế, điện cực..) nên sẽ chịu ảnh hưởng của giá thế giới. Do vậy, về giải pháp dài hạn ổn định cung-cầu và giá thép thời gian tới, Bộ này kiến nghị tăng cường biện pháp phòng vệ thương mại để giúp cho các DN sản xuất trong nước phát triển và đáp ứng đủ nhu cầu trong nước cũng như XK.
Đối với thép cuộn cán nóng, Bộ Công Thương nhìn nhận sẽ vẫn mất cân đối cung- cầu (sẽ càng tăng) trong thời gian tới do nhu cầu thép phục vụ ngành cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ trợ ngày càng tăng. Vì vậy, để tăng nguồn cung các loại thép phục vụ ngành cơ khí, chế biến chế tạo, Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ có những chính sách thuế, ưu đãi đầu tư để thu hút các nhà đầu tư sản xuất mở rộng sản xuất hoặc thu hút các nhà đầu tư mới có tiềm năng phát triển các dự án sản xuất thép cán nóng.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, áp dụng thuế XK đối với mặt hàng phôi thép cuộn cán nóng và thép xây dựng khi nguồn cung trong nước bị thiếu hụt.
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics