Ngành thép chủ động “sống chung” với các vụ kiện phòng vệ thương mại
Việt Nam xuất khẩu lần lượt 626, 751, 242 triệu USD sản phẩm bị điều tra sang Hoa Kỳ, xếp thứ 3 trong số 10 quốc gia, vùng lãnh thổ bị điều tra, chỉ sau Canada và Mexico. Ảnh: T.N |
30% vụ phòng vệ thương mại nhắm tới ngành thép
Ngày 3/10/2024, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) nhận được thông tin về việc Cục Ngoại Thương Thái Lan (Cơ quan điều tra) đã đăng công báo về việc khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Theo Hiệp hội thép Việt Nam, từ các vụ việc, nhiều kinh nghiệm đã đượt đúc rút để có thể chủ động trong việc ứng phó tốt hơn trong tương lai như: Chủ động tìm hiểu thông tin liên quan đến quy định pháp luật của các nước điều tra, từ đó hiểu được quy trình diễn ra của mỗi vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp/chống lẩn tránh thuế hay tự vệ. Quy định điều tra của mỗi biện pháp cũng như của mỗi quốc gia là khác nhau. Chẳng hạn như, trong vụ việc điều tra của Hoa Kỳ, bắt buộc phải có luật sư người Mỹ đại diện làm việc với Bộ Thương mại (DOC), hay Hoa Kỳ hiện chưa coi Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cần phải có những theo dõi, phản biện sát sao về việc sử dụng giá trị thay thế, tránh việc DOC sẽ dùng giá trị gây bất lợi cho doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cần cải tiến hệ thống quản trị, chuẩn hóa hệ thống thông tin của mình, nhằm giúp cho việc truy xuất thông tin phục vụ cho các vụ việc phòng vệ thương mại được nhanh chóng và chính xác, đảm bảo tuân thủ các quy định về thời hạn trả lời cơ quan điều tra; chủ động theo dõi tiến độ vụ việc, thể hiện thái độ hợp tác với cơ quan điều tra, tránh việc bị coi là không hợp tác và sẽ bị áp mức thuế bất lợi cho doanh nghiệp. Cùng với đó là chủ động rà soát thường xuyên kế hoạch, hoạt động xuất khẩu để được hưởng ưu đãi từ các hiệp định thương mại và tránh được những cuộc điều tra phòng vệ thương mại và liên hệ, đề xuất giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ cụ thể đến cơ quan nhà nước: Cục Phòng vệ thương mại, cơ quan đại diện ngoại Việt Nam tại nước nhập khẩu, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam... |
Trước đó, ngày 25/9, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với thép chống ăn mòn (thép CORE) nhập khẩu từ Việt Nam.
DOC đã gửi thông báo khởi xướng rút gọn tới Cục Phòng vệ thương mại với một số thông tin chung như thời kỳ điều tra chống bán phá giá là 6 tháng đầu năm 2024, thời kỳ điều tra chống trợ cấp là năm 2023, thời kỳ điều tra thiệt hại là 3 năm (2021- 2023).
Việt Nam là một trong 10 quốc gia, vùng lãnh thổ bị điều tra, gồm Canada, Mexico, Brazil, Hà Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Thống nhất, Việt Nam, Australia và Nam Phi.
Đây đều là các quốc gia thuộc top 10 xuất khẩu sản phẩm bị điều tra vào Hoa Kỳ, chiếm tới 75% kim ngạch nhập khẩu vào Hoa Kỳ năm 2023. Trong thông báo khởi xướng, DOC xác định trong 3 năm 2021-2023, Việt Nam xuất khẩu lần lượt 626, 751, 242 triệu USD sản phẩm bị điều tra sang Hoa Kỳ, xếp thứ 3 trong số 10 quốc gia, vùng lãnh thổ bị điều tra, chỉ sau Canada và Mexico.
Theo ông Đinh Quốc Thái, Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong 8 tháng đầu năm 2024, sản xuất và bán hàng thép thành phẩm đạt khoảng 19 triệu tấn (tăng 9%), xuất khẩu thép thành phẩm ước đạt 8,6 triệu tấn (tăng 8,5% so với cùng kỳ 2023).
Sản phẩm thép được xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực trên thế giới như: Khu vực ASEAN (26%), EU (25%), Hoa Kỳ (15%), Đài Loan (4%)... còn lại là các quốc gia khác.
Trong 2 thập kỷ qua song hành với sự tăng trưởng, ngành thép cũng đối diện với thách thức không nhỏ từ các vụ việc phòng vệ thương mại.
Tính đến tháng 8/2024, ngành thép đối mặt 78 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại, chiếm 30% số vụ việc phòng vệ thương mại liên quan tới các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.
Hiện, Hoa Kỳ là quốc gia áp dụng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại đối với thép của Việt Nam nhất.
Doanh nghiệp từng bước chuyên nghiệp hóa
Ông Đinh Quốc Thái đánh giá, sau một thời gian đối mặt với nhiều vụ việc điều tra phòng vệ thương mại, Hiệp hội Thép Việt Nam và các doanh nghiệp thép đã từng bước chuyên nghiệp hóa, đáp ứng các yêu cầu của cơ quan điều tra các nước cùng với sự chuẩn bị kỹ càng trong nội tại doanh nghiệp, nhiều vụ việc đã có được kết quả đáng ghi nhận. Chẳng hạn năm 2019, KADI (Indonesia) thông báo dừng quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tôn lạnh sau 2 năm điều tra; năm 2020, Australia chấm dứt điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với mặt hàng ống thép chính xác.
Gần đây nhất là năm 2023, Mexico kết luận Việt Nam không tồn tại thị trường đặc biệt và mức thuế áp cho doanh nghiệp Việt Nam (6,4-10,84%) thấp hơn so với Trung Quốc (24-77%).
Theo ông Thái, kết quả trong kháng cự phòng vệ thương mại có được phụ thuộc rất lớn vào chất lượng phối hợp giữa các bên liên quan, gồm: doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, cơ quan Nhà nước, trong đó, vai trò của các cơ quan thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài là quan trọng.
“Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò nắm bắt thông tin các giai đoạn, diễn biến, kết quả của vụ việc và kịp thời thông báo về Việt Nam. Gần đây, chúng tôi cũng được tiếp nhận các thông tin cảnh báo sớm thông qua Cục Phòng vệ thương mại, tham tán…
Từ đó, hiệp hội và cộng đồng các doanh nghiệp có liên quan tới vụ việc đã có thêm chuẩn bị tinh thần và thêm thời gian lên phương án kháng kiện khi vụ việc xảy ra”, ông Thái chia sẻ.
Trong thời gian tới, VSA đề nghị Bộ Công Thương, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp.
Cục Phòng vệ thương mại tiếp tục đưa ra các khuyến nghị kịp thời về vụ việc phát sinh, về kỹ thuật, lập luận, tư vấn triển khai các vụ việc; hỗ trợ trao đổi thông tin, trình bày lập luận, quan điểm của Chính phủ Việt Nam về kết luận của cơ quan điều tra liên quan đến các chế độ chính sách của Chính phủ Việt Nam.
Cục Xúc tiến thương mại tiếp tục hỗ trợ giới thiệu và tiếp tục kết nối các chương trình giao thương thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa thép.
Ngoài ra, các Thương vụ Việt Nam tại nước có nhập khẩu thép Việt Nam cần tiếp tục cập nhật, cảnh báo, hỗ trợ làm rõ quy định điều tra của Chính phủ nước nhập khẩu; hỗ trợ cung cấp danh mục các sản phẩm nước bạn cần, giới thiệu mạng lưới luật sư tư vấn, kết nối doanh nghiệp với cộng đồng các nhà nhập khẩu…
Theo ông Đinh Quốc Thái, mặc dù các vụ việc phòng vệ thương mại là một thách thức lớn cho ngành thép Việt Nam nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp thép nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập sâu rộng hơn vào thị trường thép toàn cầu.
Tin liên quan
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics