Ngành than muốn xuất khẩu 1,55 triệu tấn năm 2021
Thừa than xuất khẩu, thiếu than cho điện | |
Ế ẩm năm 2019, ngành than vẫn xin xuất khẩu 2,05 triệu tấn | |
Gỡ khó cho ngành than: Tăng xuất khẩu thay vì giảm thuế | |
Quy hoạch ngành than còn bất cập |
Vừa XK, vừa NK than là câu chuyện khá bình thường của các quốc gia. Ảnh: Nguyễn Thanh |
“Ế” hơn 1,3 triệu tấn
Theo Dự thảo Kế hoạch XK than của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc năm 2021 hiện đang được Bộ Công Thương gửi xin ý kiến các bộ, ngành liên quan, năm 2020, Thủ tướng đã thông qua kế hoạch XK than của TKV và Tổng công ty Đông Bắc là 2,05 triệu tấn than (trong đó TKV là 2 triệu tấn than cục và than cám 1, 2, 3; Tổng công ty Đông Bắc là 50 nghìn tấn than cục và than cám 1, 2, 3).
Về dự báo tác động của việc XK than cám 1, 2, 3 đối với việc cấp than cho các hộ tiêu thụ trong nước năm 2021, theo Bộ Công Thương, trong tổng số 1,55 triệu tấn than cục và than cám 1, 2, 3 do TKV và Tổng công ty Đông Bắc đề nghị XK năm 2021 có 1,02 triệu tấn than cám 1, 2, 3. Khối lượng than cám 1, 2, 3 mà hai đơn vị trên đề nghị XK chỉ tương đương với nhu cầu than của 1 nhà máy nhiệt điện có công suất dưới 600 MW và chiếm tỷ lệ rất nhỏ (khoảng hơn 1%) so với dự kiến tổng công suất điện huy động toàn quốc năm 2021 (khoảng 43.900 MW). Mặt khác, nếu sử dụng than cám 1, 2, 3 cho sản xuất điện sẽ gây lãng phí rất lớn và không nâng cao được giá trị sử dụng tài nguyên than. Do vậy, việc XK than cám 1, 2, 3 ảnh hưởng không lớn đến kế hoạch cấp than cho các hộ tiêu thụ trong nước năm 2021 cũng như kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2021. |
Theo báo cáo của TKV và Tổng công ty Đông Bắc, khối lượng than XK ước thực hiện năm 2020 đạt khoảng 714.000 tấn (bằng 34,8% kế hoạch được Thủ tướng thông qua). Trong đó, TKV đạt khoảng 700 nghìn tấn; Tổng công ty Đông Bắc đạt khoảng 14 nghìn tấn.
Nguyên nhân chính của việc thực hiện XK than cục, than cám 1, 2, 3 năm 2020 thấp hơn kế hoạch được chỉ ra là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nền kinh tế thế giới suy thoái. Các khách hàng truyền thống là Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, một số nước khu vực Đông Nam Á… đều dừng hoặc cắt giảm mạnh sản xuất đối với một số ngành công nghiệp có nhu cầu sử dụng than của Việt Nam, trong đó đặc biệt là các hộ sản xuất thép Nhật Bản phải cắt giảm khoảng 30% sản lượng. Do vậy, việc XK than nói chung và XK than sang Nhật Bản nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề, khối lượng than XK không đạt theo kế hoạch được duyệt.
Trong năm 2021, TKV và Tổng công ty Đông Bắc đã tính toán phương án trộn than cám 1, 2, 3 với than chất lượng thấp sản xuất trong nước (cám 7b) để được chủng loại than cám 5a.1, 6a.1 cung cấp cho sản xuất điện và các hộ tiêu thụ khác trong nước. Kết quả tính toán cho thấy, giá thành pha trộn than cám 1, 2, 3 với than chất lượng thấp sản xuất trong nước (cám 7b) để được than cám 5a.1, 6a.1 hiện nay cao hơn khoảng 88.000-170.000 đồng/tấn so với cùng chủng loại than này sản xuất trong nước.
Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021, TKV và Tổng công ty Đông Bắc sẽ đẩy mạnh NK các chủng loại than phù hợp, có giá cạnh tranh (khối lượng than NK dự kiến của TKV và Tổng công ty Đông Bắc năm 2021 khoảng 15 triệu tấn) về pha trộn (pha trộn giữa các loại than NK, giữa than NK với than sản xuất trong nước) để được các chủng loại than đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, đặc biệt cho sản xuất điện, đảm bảo hiệu quả. Trên cơ sở rà soát, xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, NK than năm 2021, TKV kiến nghị XK tối đa 1,5 triệu tấn than (than cục là 500 nghìn tấn; than cám 1, 2, 3 là 1 triệu tấn); Tổng công ty Đông Bắc kiến nghị XK 50 nghìn tấn (than cục là 30 nghìn tấn; than cám 1, 2, 3 là 20 nghìn tấn).
Xuất khẩu lợi hơn bán trong nước
Theo Bộ Công Thương, kết quả cân đối cung-cầu than hiện nay cho thấy, giai đoạn đến năm 2030, Việt Nam sẽ dư thừa khoảng gần 2 triệu tấn/năm các loại than cục, than cám 1, 2, 3 trong nước chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết. Đây là các loại than phù hợp cho công nghệ luyện thép chất lượng cao (thép không gỉ) của Nhật Bản, Hàn Quốc… Như vậy, chủng loại và khối lượng than TKV và Tổng công ty Đông Bắc đề nghị XK năm 2021 phù hợp với chủng loại và khối lượng than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết theo kết quả cân đối cung-cầu than hiện nay.
Về hiệu quả kinh tế của XK than cám 1, 2, 3, Bộ Công Thương nêu rõ, theo dự báo của thị trường than thế giới, giá XK than cám 1, 2, 3 của Việt Nam năm 2021 khoảng 121 USD/tấn (2.815.670 đồng/tấn) đối với than cám 1; khoảng 118 USD/tấn (2.745.860 đồng/tấn) với than cám 2; khoảng 107 USD/tấn (2.489.890 đồng/tấn) với than cám 3.
Theo báo cáo của TKV cuối tháng 9/2020, dự kiến giá bán than cám 1, 2, 3 cho các hộ tiêu thụ trong nước năm 2021 khoảng 2.605.000 đồng/tấn với than cám 1; khoảng 2.535.000 đồng/tấn với than cám 2; khoảng 2.440.000 đồng/tấn với than cám 3. “Như vậy, nếu XK than cám 1, 2, 3 thì giá trị kinh tế thu về sẽ cao hơn (khoảng 50.000-210.000 đồng/tấn) so với tiêu thụ than cám 1, 2, 3 tại thị trường trong nước, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho ngành than”, đại diện Bộ Công Thương cho biết.
Từ phân tích nêu trên, Bộ Công Thương đề nghị Thủ tướng xem xét phê duyệt kế hoạch XK than của TKV và Tổng công ty Đông Bắc với khối lượng, chủng loại như 2 đơn vị này kiến nghị.
Liên quan tới câu chuyện XNK than, ông Trần Xuân Hòa, Chủ tịch Hội Khoa học công nghệ mỏ Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐTV TKV đánh giá, XNK than là vấn đề hết sức bình thường. Vị này phân tích, loại than tốt như than antraxit mà TKV khai thác không phải dùng cho đốt điện bởi loại than này không dễ đốt, muốn đốt phải trộn thêm dầu. Đây chính là than chất lượng cao và XK được giá, dùng cho các nhà máy luyện cốc, sản xuất thép. Trong khi đó, than cho sản xuất điện là loại rẻ tiền hơn nhiều, nguồn cung trên thị trường thế giới dồi dào và NK loại than này không có gì khó khăn.
Phát biểu tại Hội thảo lần 2 Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra khoảng giữa tháng 11/2020 mới đây, đại diện TKV cũng bày tỏ mong muốn có cơ chế thông thoáng hơn để XK than trong thời gian tới. Than antraxit rất quý, chất lượng cao, nếu đem ra làm điện thì lãng phí. Đó là lý do Việt Nam phải nhập hàng chục triệu tấn than nhưng vẫn cho XK than. Hai loại than XK và NK là khác nhau. Khi xây dựng quy hoạch năng lượng, việc XK chỉ nêu quan điểm, không nên chốt con số cố định. Những loại than trong nước chưa dùng thì cho XK, giống như việc chúng ta cần bao nhiêu thì chúng ta NK bấy nhiêu.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
09:47 | 17/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nông sản năm 2024 vượt 60 tỷ USD?
08:33 | 17/12/2024 Kinh tế
Yêu cầu thực hiện tốt công tác thanh toán, phối hợp thu dịp "cao điểm" cuối năm
17:17 | 16/12/2024 Kinh tế
Xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng hơn 50%
16:50 | 16/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics