Ngành Tài chính: Nhiều giải pháp đẩy mạnh phòng chống tham nhũng
Công tác phòng chống tham nhũng đang được Bộ Tài chính tích cực đẩy mạnh bằng nhiều giải pháp. Ảnh: ST |
Ngăn ngừa, xử lý vi phạm trong thực hiện công vụ
Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, trong 10 tháng qua, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã tiến hành kiểm tra 596.305 hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan và 868 hồ sơ kiểm tra sau thông quan; kiến nghị xử lý tài chính hơn 67.771 tỷ đồng. Trong đó, kiến nghị thu hồi nộp 19.765,5 tỷ đồng; kiến nghị xử lý tài chính khác 43.702 tỷ đồng; xử phạt vi phạm hành chính 4.303,8 tỷ đồng. Số tiền đã thu nộp NSNN trong kỳ là hơn 13.650 tỷ đồng.
Có được kết quả này, Bộ Tài chính đã chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra nội bộ tại các đơn vị, góp phần ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức và người lao động trong toàn Ngành.
Bộ Tài chính cũng đã tăng cường thực hiện nhiều giải pháp về phòng chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước. Có thể kể đến việc đôn đốc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch của công ty đại chúng theo quy định tại Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14, Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Cùng với đó là các công tác về kiểm soát xung đột lợi ích trong công ty đại chúng theo quy định tại Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14, Luật Doanh nghiệp năm 2020, Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. Trong đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã thực hiện quản lý, thanh kiểm tra chuyên ngành đối với các công ty đại chúng trong việc tuân thủ pháp luật chứng khoán.
Cũng theo báo cáo của Bộ Tài chính, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội, Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo và thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát huy vai trò của xã hội trong phòng chống tham nhũng. Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công khai, minh bạch về lĩnh vực tài chính; phối hợp với các cơ quan, đơn vị giải đáp những vướng mắc về cơ chế, chính sách của người dân và doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giám sát thực thi công vụ cũng như phòng, chống tiêu cực trong cán bộ, công chức.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã và đang tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các định mức, tiêu chuẩn trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính để phù hợp với Luật Phòng chống tham nhũng 2018. Hiện Bộ đang xây dựng Thông tư quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực tài chính ở địa phương.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, công tác phòng chống tham nhũng hiện nay vẫn còn tồn tại không ít khó khăn. Chẳng hạn như quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức còn nhiều điểm chưa cụ thể, dẫn đến triển khai còn lúng túng. Hơn nữa, phương thức thanh toán điện tử còn hạn chế, việc sử dụng thanh toán tiền mặt trong xã hội còn phổ biến dẫn đến kiểm soát phòng ngừa tham nhũng còn khó khăn... Vì thế, giải quyết những vấn đề này cần sự vào cuộc của các bên, với giải pháp đồng bộ.
Biến quyết tâm thành hành động, nói đi đôi với làm
Trong trả lời chất vấn trước Quốc hội tại phiên họp Kỳ họp thứ 6, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, Chính phủ đã và đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, kiểm soát quyền lực theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ngày 26/10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị 26/CT-TTg về chấn chỉnh, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ. Chỉ thị được đưa ra nhằm kiểm soát quyền lực phòng chống tham nhũng tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Với Bộ Tài chính, báo cáo của Bộ nhận định, công tác phòng chống tham nhũng hiện nay và thời gian tới là phải biến quyết tâm thành hành động, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị. Bộ Tài chính cho rằng, phải kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng hoặc bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng theo quy định. Đồng thời, cần có chính sách khoan hồng đối với người có hành vi tham nhũng nhưng đã chủ động khai báo, khắc phục hậu quả trước khi bị phát giác.
Mới đây, Bộ Tài chính trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi). Trong các chính sách đưa ra, đáng lưu ý là nhóm chính sách nhằm khuyến khích các cơ quan, tổ chức, đơn vị và đặc biệt là người lao động tham gia một cách có trách nhiệm vào phòng chống lãng phí. Theo Bộ Tài chính, việc bổ sung cơ chế khuyến khích này sẽ giúp cho các tổ chức, đơn vị, người lao động thực sự là người được thụ hưởng kết quả tiết kiệm do mình tạo ra, từ đó có trách nhiệm hơn với việc quản lý, sử dụng các nguồn lực của cơ quan, đơn vị... Hơn nữa, cơ chế này còn tạo động lực để các tổ chức, cá nhân phát hiện, báo cáo về các trường hợp lãng phí, qua đó giúp tăng cường hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng.
Tin liên quan
Thực hiện công khai, minh bạch, tạo kết quả tích cực trong phòng chống tham nhũng
08:15 | 23/04/2024 Tài chính
Hải quan Hải Phòng quán triệt 4 quy định mới của Trung ương
16:42 | 14/03/2024 Hải quan
Kho bạc Nhà nước với kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
09:34 | 13/01/2024 Tài chính
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Hiệu quả từ xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
07:31 | 03/11/2024 Tài chính
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK