Ngành mía đường đang chịu nhiều tổn thất
"Nước đến chân", ngành mía đường tiếp tục xin hoãn thực thi ATIGA (HQ Online) - Từ ngày 1/1/2020, hạn ngạch NK mía đường từ ASEAN chính thức được xoá bỏ theo đúng cam kết của Hiệp định ... |
Ngành mía đường chao đảo (HQ Online)- Trầy trật vì tồn kho trong niên vụ 2016/2017, bước sang niên vụ 2017/2018, đây tiếp tục là nỗi ám ảnh của ngành ... |
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chủ trì hội nghị. Ảnh: Nguyễn Huế |
Nông dân thua lỗ, nhà máy đóng cửa
Theo số liệu của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, hiện nay, nước ta có 40 doanh nghiệp (DN) hoạt động kinh doanh, sản xuất đường. Trong vụ sản xuất 2017-2018, cả nước có 37/41 nhà máy đường hoạt động (4 nhà máy tạm ngừng hoạt động), sản lượng đường sản xuất được là 1.476.500 tấn. Niên vụ 2018-2019 các nhà máy đường sản xuất được 1.173.933 tấn đường.
Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, ngành mía đường đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.Tổng diện tích mía nguyên liệu hiện đã giảm khoảng 30 - 60% so với các năm trước. Việc thiếu mía nguyên liệu buộc các nhà máy duy trì sản xuất công suất thấp. Chi phí đầu tư mỗi 1.000m2 mía khoảng 7 triệu đồng nhưng chỉ thu được khoảng 3 - 4 triệu khiến nông dân nợ ngân hàng rất nhiều, một số vùng thua lỗ nặng, nông dân phải bỏ ruộng vì càng đầu tư càng lỗ. Đã có 17/30 nhà máy đường thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu.
Nguyên nhân, theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam,đường lậu từ Thái Lan đã gây tổn thất cho ngành mía đường Việt Nam trong thời gian dài và nghiêm trọng. Hơn hai năm vừa qua, việc gian lận thương mại, buôn lậu quy mô lớn đã khiến cho 1/3 các nhà máy đường Việt Nam đóng cửa, nhiều cánh đồng mía bỏ hoang vì thua lỗ.
Hiện giá đường của Việt Nam cao hơn Thái Lan là do ngành mía đường trong nước đang phải đối mặt trực diện với sự cạnh tranh bất bình đẳng dưới nhiều hình thức gian lận thương mại, trợ cấp, trợ giá, bảo hộ trá hình được tiến hành một cách tinh vi, có hệ thống trên quy mô lớn từ nhiều thập kỷ nay.
Đáng chú ý, theo lộ trình cam kết của Hiệp định Thương mại hàng hóa Asean (ATIGA), từ ngày 1/1/2020, mặt hàng đường từ các nước trong khối ASEAN vào Việt Nam sẽ được xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu (NK), với thuế suất NK chỉ 5%.
Trong bối cảnh ngành mía đường đang chịu nhiều sức ép từ tình trạng gian lận thương mại, buôn lậu đường ngày càng gia tăng và khó thể kiểm soát, việc gia nhập và thực thi Hiệp định ATIGA sẽ càng tạo ra những áp lực rất lớn đối với ngành mía đường.
Nhận định về các khó khăn của ngành đường, ông Đặng Việt Anh, Chủ tịch HĐQT Nhà máy đường Tuy Hoà cho rằng, có nhiều ý kiến cho rằng, việc xoá bỏ hạn ngạch thuế quan theo Hiệp định ATIGA sắp tới sẽ giải quyết được vấn nạn hàng lậu cho ngành đường. Tuy nhiên, đường lậu chỉ có thể giảm chứ không thể hết do dù bỏ hạn ngạch thì vẫn còn thuế NK, thuế VAT, thuế TNDN, còn thuế sẽ vẫn còn buôn lậu chưa kể đến các nguy cơ nhiều đơn vị sẽ lợi dụng việc NK để xoay vòng hồ sơ, xoay vòng hoá đơn gian lận, trục lợi.
Theo phân tích của ông Đặng Việt Anh, hiện nay tiêu thụ đường bình quân đầu người ở Thái Lan là 40kg, Indonesia là 35kg, ước tính ở Việt Nam năm 2019 khoảng 20kg Như vậy nhu cầu tiêu thụ đường trong nước khoảng tù 1,7 đến 1,8 triệu tấn. Trong khi đó, sản xuất của các DN trong nước khoảng 1,2 triệu tấn. Cung cao hơn cầu trong khi giá bán thấp tồn kho của DN cao nguyên nhân là do đã có một khối lượng đường lậu không nhỏ đang hoành hành ngoài thị trường.
Hiện nay khoảng từ 70% đến 80% lượng đường thế giới là từ 4 nước Úc, Braxin, Ấn Độ và Thái Lan, 4 nước này đang thao túng giá đường thế giới. Giá đường của Việt Nam đang nằm trong nhóm thấp thấp trong 120 nước sản xuất đường của thế giới, chỉ cao hơn giá đường của Thái Lan. Điều đáng nói là mặc dù hội nhập quốc tế nhưng chưa có quốc gia nào mở cửa thị trường đường ngoại trừ 4 nước tham gia Hiệp định ATIGA, tuy nhiên trên thực tế các 3 nước cùng tham gia ATIGA với Việt Nam tuy mở cửa nhưng vẫn có các giải pháp bảo hộ cho việc sản xuất đường trong nước và đường Việt Nam cũng không dễ để thâm nhập thị trường các nước này .
Đại diện doanh nghiệp đường nêu ý kiến tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Huế |
Nhiều nguyên nhân
Liên quan đến tác động của đường lậu đối với hoạt động sản xuất đường trong nước, ông Lê Văn Quang, Phó Tổng giám đốc Công ty Mía đường Lam Sơn cho rằng, ngành mía đường và các DN trong ngành đã rất nỗ lực trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và tận dụng hết các sản phẩm phụ từ sản xuất đường, tuy nhiên vẫn khó khăn.
Nguyên nhân là do đường lậu tăng. Trong giai đoạn năm 2015-2016, khi đường lậu chưa hoành hành, giá đường bán tại nhà máy của các DN từ 15.000 đến 16.000/kg, giá mía thu mua của nông dân là 1.115.000 đồng/tấn, trong những năm gần đây, giá bán đường giảm dần xuống còn 10.000đồng/kg , kéo theo giá thu mua mía giảm.
Hiện nay giá thu mua mía của các nhà máy đường chỉ còn 800.000 đồng/ tấn. Do vậy để tháo gỡ khó khăn cho ngành đường và cho người nông dân một giải pháp căn cơ là các lực lượng chức năng phải tăng cường công tác chống buôn lậu gian lận thương mại để các DN có thể cạnh tranh công bằng
Ngoài nguyên nhân từ đường lậu, một số ý kiến tại hội nghị cũng cho rằng, khó khăn của ngành mía đường hiện nay bắt nguồn từ nhiều vấn đề nội tại. Theo đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngành mía đường phát triển không được như kỳ vọng là sản xuất manh mún, chi phí lớn sản xuất lớn cao do không áp dụng cơ giới hoá. Bên cạnh đó, quy mô các nhà máy nhỏ, chỉ có 2-3 nhà máy có công suát lớn, sản xuất ngành phụ hạn chế.
Bên cạnh đó, việc NK đường thô giá thấp hơn sản xuất từ mía, không khuyến khích sản xuất mía; việc nhập chất tạo ngọt để sản xất thực phẩm cũng đang tạo ra ra sự cạnh tranh không công bằng cho sản xuất đường do chất tạo ngọt không có hạn ngạch, thuế suất bằng 0%
Ông Nguyễn Anh Hoàng, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Phước cũng cho rằng, nên xem xét căn cơ các nguyên nhân gây khó khăn cho ngành đường ngoài đường lậu. Hiện nay nhiều chính sách cho ngành đường còn bất cập, chậm sửa đổi Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn cần chủ trì họp để đưa ra các giải pháp tồn tại cho ngành đường trong thời gian tới trước áp lực của Hiệp định ATIGA.
Chủ trì hội nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho rằng, so với các nước khác, cơ chế chính sách tạo điều kiện cho sản xuất mía đường Việt Nam rất tốt kể cả chính sách thuế, phát triển nguyên liệu, có lẽ ngành mía đường cũng cần xem xét lại việc kết nối quy hoạch giữa vùng nguyên liệu với nhà máy đường đã thực sự chưa căn cơ, thoả đáng, đồng bộ?
Để góp phần hỗ trợ cho ngành mía đường, Với vai trò thành viên thường trực của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Tổng cục Hải quan sẽ báo cáo lãnh đạo Ban chỉ đạo báo cáo Chính phủ có nhóm giải pháp hỗ trợ ngành mía đường như các giải pháp về hàng rào kỹ thuật, bán đấu giá, chính sách cho người nông dân trồng mía và các nhà máy đường… đồng thời tăng cường công tác chống buôn lậu tạo sự cạnh tranh công bằng cho sản phẩm đường trong nước./.
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK